Saturday, 26 April 2014

Chuyện nào ra chuyện đó!

Chuyện về đồng chí GS Ohno với khẳng định “Việt Nam đã sập bẫy thu nhập trung bình” tưởng chừng như đã khép lại sau một vài cái hội thảo được báo chí ăn theo làm cho ồn ào hơn mức cần có. Vậy mà vẫn có một số báo tiếp tục xới lại như bài dưới đây.
 
Lẽ ra cũng không cần phải mất thời gian bình luận những bài báo kiểu này, nhưng tớ “tự nhiên” phát hiện ra rằng đồng chí Ohno hóa ra cũng khôn ra phết.

Trước tiên, phải khẳng định rằng chuyện sập bẫy này hầu như là do đồng chí Ohno tự nhiên đưa ra đầu tiên một cách chính thức và có bài bản (trước đây hình như cũng có một số chuyên gia và tổ chức quốc tế đề cập sơ qua nguy cơ này, nhưng không gây mấy chú ý của dư luận). Vấn đề là đồng chí này không ngờ đã nhận được nhiều phản đối, kể cả từ phía các tổ chức quốc tế như WB và ADB, chứ không chỉ có những tán đồng ăn theo nói leo của các đồng chí Việt Nam.
Rồi đồng chí Ohno lại thêm một lần nữa đăng đàn để chứng minh rằng Việt Nam đã bắt đầu “quá trình sập bẫy” (chính xác ra là chuyện sập bẫy của Việt Nam là “xu hướng”, chứ không phải đã sập bẫy như lời khẳng định ban đầu), tuy những dẫn chứng của đồng chí lần này cũng chẳng khác và thêm tính thuyết phục mấy so với lần trước.

Đáng nói hơn là đồng chí này thay vì tìm cách chứng minh một cách mạnh mẽ và hùng hồn hơn nữa quan điểm ban đầu (đã sập bẫy), lại “đánh bùn sang ao”, hướng dư luận sang một chuyện hoàn toàn khác là làm thế nào để thoát bẫy này, và khuyên nhủ, khuyến cáo rằng đừng ngồi đó mà bàn luận liệu Việt Nam có sập bẫy hay không, đã hay chưa.
Rõ khéo cho đồng chí này! Chuyện nào ra chuyện đó chứ?!

Để các đồng chí bạn đọc thấy sự lắt léo của đồng chí Ohno ở đây, tớ lấy ví dụ về Trung Quốc tương tự như cách làm của đồng chí Ohno thế này nhé. Các đồng chí Trung Quốc, tự nhiên và khơi khơi đưa ra một số cơ sở ất ơ nào đó để khẳng định rằng phần lớn biển Đông là của Trung Quốc. Thế nhưng, tuyên bố này vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Thấy không thể thuyết phục được (và có phần “cao thủ”), các đồng chí Trung Quốc thay vì "quyết tâm" và "quyết liệt" chứng minh mình đúng, bèn khuyên bảo các đồng chí Việt Nam, Phi, Mã v.v... rằng nếu cứ tranh luận (tranh chấp) như vậy thì sẽ nguy hiểm, chi bằng hãy “gác lại tranh chấp” cùng khai thác biển Đông có phải là tốt hơn không, thay vì nguy cơ chiến tranh nổ ra, các bên đều thiệt hại (mà cuối cùng Trung Quốc vẫn thắng). Thế là một số trong các đồng chí khác nầy thấy cũng có lý, bèn, chẳng hạn, ngồi đàm phán làm thế nào để gác lại tranh chấp, để “đôi bên cùng có lợi”, quên tiệt thâm ý và sự ngụy biện, gian trá của các đồng chí Trung Quốc, và sa lầy vào một vấn đề hoàn toàn khác.
Đại loại vậy. Tiếc rằng nhiều người (báo) ở Việt Nam vẫn tiếp tục phí thời gian vào hùa với đồng chí Ohno để viết ra những bài như vậy.


 Cách thoát “bẫy” thu nhập trung bình?
Tâm Dân
Thứ Bảy,  26/4/2014, 11:41 (GMT+7)





 

Cách thoát “bẫy” thu nhập trung bình?Tâm Dân(TBKTSG) - Câu chuyện “bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam” đã xới lên nhiều ý kiến bàn luận. Bên cạnh những phân tích mang tính học thuật sắc sảo minh chứng cho việc Việt Nam đã bắt đầu quá trình “sập bẫy” thu nhập trung bình, Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), người khởi xướng câu chuyện, còn chứng tỏ mình là người rất am hiểu và bắt bài được kiểu cách điều hành kinh tế - xã hội lâu nay ở nước ta, đặc biệt là hội chứng hội thảo nhiều, viết, nói, hô hào mãi nhưng quan trọng nhất là hành động thiết thực thì chẳng được bao nhiêu.
Trong cuộc chơi hội nhập toàn cầu ngày nay, thời cơ luôn song hành cùng thách thức, nền kinh tế của một quốc gia rất dễ bị tổn thương bởi hàng loạt cái “bẫy” bủa vây tứ phía, nếu chúng ta không đủ tỉnh táo, không có bản lĩnh chung sống với thương trường thì rất dễ chuốc lấy sự thất bại.
Điểm mấu chốt để giúp đất nước thoát bẫy thu nhập trung bình chính là phải bằng mọi cách duy trì và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của từng chủ thể trong nền kinh tế.
Ngay từ cuối năm 2008, ý tưởng về một chương trình nghiên cứu sâu năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được đặt ra trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Giáo sư Michael E. Porter (Đại học Harvard - Mỹ) tại Hà Nội. Bản thân Giáo sư Porter rất ấn tượng với những thành tựu to lớn trong tăng trưởng và giảm nghèo mà Việt Nam đạt được nhưng ông cũng chỉ ra vị trí rất khiêm tốn của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu là một vấn đề đáng quan ngại. Năm 2009, với sự hỗ trợ tích cực của Giáo sư Porter, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á Singapore (AIC) đã phối hợp xây dựng báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh bộ dữ liệu, những phân tích có giá trị về các hoạt động kinh tế - xã hội ở Việt Nam, báo cáo này còn đưa ra một loạt khuyến nghị về mặt chính sách cụ thể, đặc biệt là thành lập hội đồng năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, mọi việc cho đến nay dường như vẫn giậm chân tại chỗ? Thực ra, đây chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ phản ánh năng lực tiếp thu, chọn lọc và triển khai chính sách ở Việt Nam còn hạn chế lớn, sự bất cập kéo dài giữa ý chí của người lãnh đạo với khả năng thực thi của bộ máy điều hành còn nhiều yếu kém.
Thiết nghĩ, điều thức thời nhất hiện nay là không nên sa vào bàn cãi nước ta đã rơi vào “bẫy” hay chưa, mà cần tập trung toàn lực để xây dựng chương trình hành động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trước hết, cần bắt tay ngay vào việc chữa trị tận gốc căn bệnh nói nhiều nhưng không làm, làm không đến nơi đến chốn, hoặc làm chẳng được bao nhiêu. Vấn đề quan trọng là hình thành nên một cơ chế mà ở đó những con người “làm được việc” và “ được làm việc” sẽ trở thành động lực trung tâm của mọi thành tựu. Bộ máy điều hành buộc phải thay đổi cách ứng xử theo phương châm: (1) cần đặt đúng vào vị trí đối với những người nói được, làm được để họ có cơ hội phát huy sở trường của mình, (2) tạo ra áp lực tinh thần và vật chất đúng mức đối với những người không dám đối mặt với sự cạnh tranh để tiến bộ, (3) sẵn sàng độ lượng, khoan dung đối với những thử nghiệm thất bại, thậm chí những tổn thất về kinh tế , nhưng không thể khoan nhượng và tha thứ đối với những hành vi suy đồi đạo đức, bán rẻ lợi ích chung, và tệ hơn là cố tình làm tổn hại, suy yếu chiến lược cạnh tranh quốc gia.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).