Friday 2 September 2016

Kỳ vọng một Chính phủ hành động (Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân, 2/9/2016)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=377704

09:00 | 02/09/2016
Chính phủ mới được kiện toàn cách đây không lâu nhưng đã thổi vào dân chúng cảm nhận và niềm tin đây sẽ là Chính phủ của hành động, nói ít làm nhiều, làm thực chất hơn. Đa phần người dân tin vào sự thực tâm hướng tới điều tốt đẹp cho dân chúng của Thủ tướng. Thách thức còn lại cho Thủ tướng là làm thế nào để bộ máy từ trên xuống đến tận cơ sở hoạt động nhịp nhàng theo chỉ hướng này.

Không màu mè, người đứng đầu Chính phủ đã có những phát biểu “gan ruột” như: “Cải cách tốt, luật pháp tốt mà cán bộ không tốt thì rất cản trở sản xuất”; “Đừng nghĩ là Thủ tướng không biết, cưa đôi tôi cũng biết”, và “Đưa năm 2016 là năm khởi nghiệp của mọi thành phần, tầng lớp nhân dân, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của nhân dân, tạo niềm tin thị trường mạnh mẽ hơn”.

Dường như cũng là lần đầu tiên người ta được nghe Thủ tướng “mắng mỏ” công khai một bộ như Bộ Công thương về hiệu quả làm việc, rằng: “Phải tái cơ cấu ngay bộ máy cồng kềnh của Bộ Công thương. Không để tình trạng cán bộ đi ra đi vào nhiều quá mà không thấy hiệu quả đâu. Chúng ta tổ chức lại bộ máy để phục vụ phát triển. Nói mãi chả chịu làm. Phải tổ chức người nào việc nấy có hiệu quả, công việc của mỗi công chức trong một ngày một giờ”.

Không dừng lại ở những phát biểu mạnh mẽ và cũng không dừng lại ở những chỉ đạo chung chung, nói trong hoàn cảnh nào cũng trúng, Thủ tướng cùng với các thành viên Chính phủ đã có nhiều hành động và chỉ đạo công việc cụ thể, sát sườn. Chẳng hạn, trong buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 10.8, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu tỉnh Quảng Ninh theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm mục tiêu phục vụ của các cơ quan. Với chỉ đạo này, có lẽ rồi Quảng Ninh và các tỉnh khác trong cả nước sẽ tổ chức một hệ thống lấy ý kiến đánh giá, chấm điểm chất lượng hoạt động của từng cán bộ, nhân viên công quyền, như cung cách mà các nước khác đã thực hiện. Ví dụ như Singapore đã thiết lập các màn hình chấm điểm ở những trụ sở hành chính phục vụ dân như quầy làm thủ tục nhập cảnh ở biên giới, thậm chí ngay trước cửa nhà vệ sinh trong các tòa nhà Chính phủ. Với hệ thống chấm điểm chất lượng phục vụ công khai thế này thì có lẽ sẽ chẳng có công chức nào lại dám coi phim, hoặc bỏ đi uống cà phê để mặc hàng dài người dân, doanh nghiệp xếp hàng chờ đợi tới lượt được phục vụ.

Cũng trong thời gian hơn 2 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo hoàn tất các văn bản hướng dẫn các văn bản luật, bảo đảm không có khoảng trống pháp luật. Gần 50 nghị định về điều kiện kinh doanh đã được ban hành và có hiệu lực đúng ngày 1.7.2016 theo quy định của Luật Đầu tư, bãi bỏ toàn bộ các giấy phép con đã tồn tại khá lâu…

Ở khía cạnh khác, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm rõ các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với thực tiễn; quy định cụ thể các điều kiện, phương thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với định hướng quy hoạch, hạn chế các thủ tục hành chính, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, cải thiện điều kiện gia nhập thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những hành động trên của Thủ tướng và Chính phủ đã cho thấy một không khí khẩn trương, hối hả, và thực chất nhằm đưa các mục tiêu cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh thành kết quả cụ thể có thể đo lường được.

Tuy nhiên, do thời gian từ lúc Chính phủ mới được kiện toàn đi vào hoạt động còn quá ngắn, đồng thời phải giải quyết nhiều vụ việc, chẳng hạn vụ cá chết hàng loạt và sự dính líu của Formosa Hà Tĩnh… nên có không ít người vẫn hoài nghi năng lực và sự chân thực trong từng lời nói và trong quyết tâm làm tốt của Chính phủ. Sự nghi ngờ này là bình thường, hợp lý, vì người đời có nói “trăm nghe không bằng một thấy”.

Chưa hết, tuy Thủ tướng thực lòng muốn cải cách, muốn đem lại chuyển biến tốt về kinh tế và xã hội, nhưng không phải ai, bộ nào, cơ quan nào trong bộ máy Chính phủ cũng một lòng một dạ như vậy. Chẳng phải thế mà Thủ tướng cũng phải nhìn ra rủi ro này và thừa nhận rằng: “Người ta nói với tôi rất nhiều lần rằng, anh nói rất đúng, nhưng hệ thống của anh có chuyển không, có thực sự phục vụ nhân dân tốt hơn không? Hay là ở dưới một bộ phận cán bộ, công chức vẫn cứ nhũng nhiễu. Nếu chỉ hô ở trên, rồi đến cấp tỉnh, còn lại ở dưới không chuyển thì không được”.

Chẳng nói đâu xa, và cũng chẳng phải chạy đi tận đâu để xem. Bộ Công thương gần đây liên tục hứng chịu búa rìu dư luận về những vụ việc “lùm xùm” như bổ nhiệm con cháu, cánh hẩu, hoặc có nhiều dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”. Tuy vậy, Bộ này gần như vẫn bất chấp sự phản đối, phê phán của dư luận, vẫn lên tiếng bảo vệ các hành động tai tiếng của mình.
Đa phần người dân đã nhìn thấy, đã tin tưởng vào sự thực tâm hướng tới điều tốt đẹp cho dân chúng của Thủ tướng. Thách thức còn lại, và cũng rất khó khăn cho Thủ tướng là khiến cả bộ máy của mình từ trên xuống đến tận cấp cơ sở nhịp nhàng hoạt động theo chỉ hướng này. Vì Thủ tướng không phải là người có nghìn tay nghìn mắt, không thể theo dõi và kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hành động sai trái của các cấp bên dưới nên mong Thủ tướng đặt nặng trách nhiệm này, đi kèm xử phạt nghiêm minh, lên người đứng đầu các cơ quan và tổ chức của Chính phủ, đồng thời sử dụng tối đa báo chí và sự theo dõi, phản ánh của người dân để giúp mình có được một bộ máy hoạt động thực sự vì dân. 

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).