Wednesday 21 June 2017

Đối xử thế nào với quỹ tài chính ngoài ngân sách? ̣(Bài đăng trên TBKTSG, 21/6/2017)

http://www.thesaigontimes.vn/161397/Doi-xu-the-nao-voi-quy-tai-chinh-ngoai-ngan-sach.html



Theo báo cáo thì hiện Việt Nam đang có trên 70 quỹ tài chính ngoài ngân sách. Con số này có lẽ sẽ còn tiếp tục gia tăng vì các cơ quan quản lý trung ương và địa phương tiếp tục đề xuất thành lập thêm các quỹ tương tự khác.

Nhiều bất cập

Điều nổi cộm trong số những bất cập của các quỹ này là chúng vẫn có thể đang được hưởng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng lại nằm ngoài cơ chế quản lý NSNN. Tư cách pháp nhân của các quỹ này cũng không rõ ràng, không phải là cơ quan nhà nước thụ hưởng ngân sách thuần túy, cũng không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, và càng không phải là một doanh nghiệp.

Tư cách “đầu Ngô mình Sở” như thế này làm cho các quỹ rơi vào vùng xám giao thoa giữa các chế tài pháp luật có liên quan, đồng nghĩa với việc chúng không thực sự chịu sự giám sát, quản lý của một cơ quan hữu trách nào, và các hoạt động của chúng trở nên “u u minh minh” trong con mắt của bất cứ ai, kể cả thành viên đóng góp, trừ những người quản lý trực tiếp quỹ.

Hậu quả của tình trạng này là sự yếu kém về hiệu quả hoạt động, khả năng bị lạm dụng, tham nhũng cao, và sự bất bình của những thành viên nhiều khi phải tham gia bắt buộc mà không thấy rõ lợi ích mang lại...

Cần tách bạch công - tư


Hãy lấy trường hợp Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đang được đề xuất hiện nay để phân tích sâu hơn. Theo đề xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch sẽ được hình thành từ vốn điều lệ do Nhà nước cấp, vốn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng các nguồn thu hợp pháp khác.

Mục đích của quỹ là để xúc tiến du lịch; hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ hoạt động truyền thông trong cộng đồng.

Về vốn, có ý kiến đề xuất rằng doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có trách nhiệm đóng góp quỹ vì trên thực tế để khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện đóng góp là khó khả thi nếu không gắn với những quyền lợi nhất định. Ngoài ra, cũng có đề nghị cần bổ sung nguồn thu cho quỹ từ đóng góp (bắt buộc?) của khách du lịch và các đơn vị lữ hành, vận chuyển sẽ thu hộ. Để tránh tình trạng sử dụng tiền bất minh, không hiệu quả thì người ta cũng đề xuất đại diện doanh nghiệp đóng góp vào quỹ phải (được) tham gia vào quỹ.

Xét về chức năng và mục đích hoạt động như nêu trên, rõ ràng hoàn toàn có thể phân định rạch ròi đâu là trách nhiệm (và tiền) của Nhà nước, đâu là của tư nhân (các doanh nghiệp thành viên). Nếu Nhà nước muốn xúc tiến, hỗ trợ ngành du lịch thì có thể xuất NSNN, và hoạt động chi ngân sách này phải được lập kế hoạch, phê duyệt, và giám sát bởi các cơ quan chức năng như với mọi hoạt động chi sử dụng NSNN khác. Tất nhiên là nguồn kinh phí này có thể là không đủ cho mục đích này, nhưng đây là điều đương nhiên, vì việc tiêu tiền mà không cần phải đổi lấy hiệu quả (và cũng là một thứ khó đo lường tách bạch) thì sẽ không bao giờ có điểm dừng.

Muốn có thêm tiền để tiến hành các hoạt động có cùng mục đích thì hãy để cho khu vực tư nhân (doanh nghiệp) gánh vác trách nhiệm này. Hiện ngành du lịch đã có Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Nếu đúng tính chất là một hiệp hội với sự tham gia tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, với tôn chỉ và mục đích thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch Việt Nam, thì các thành viên của hiệp hội có thể bỏ phiếu quyết định có nên thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp này hay không, đóng góp bao nhiêu, huy động nguồn thu khác từ đâu, quản lý như thế nào, cho mục đích gì...

Nói cách khác, việc thành lập và tham gia đóng góp quỹ hỗ trợ doanh nghiệp không nên, không cần phải được luật hóa, lồng ghép với Luật Du lịch (sửa đổi) - dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp đang diễn ra và mang tính bắt buộc (phải thành lập). Nếu các hội viên nhất trí thành lập và đóng góp thì lúc này hoạt động của quỹ hỗ trợ du lịch sẽ được coi như các hoạt động nghiệp vụ có thu - chi thông thường khác của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và sẽ chịu sự quản lý thống nhất của những quy định pháp luật hiện tại liên quan đến các hiệp hội nghề nghiệp nói chung và của Hiệp hội Du lịch Việt Nam nói riêng.

Nếu thấy các quy định pháp luật liên quan đến các quỹ được tạo ra bởi các hiệp hội ngành nghề, tổ chức phi chính phủ nói chung còn bất cập thì cần phải sửa đổi, bổ sung những quy định này, thay vì “may đo” riêng cho mỗi loại quỹ một cơ chế quản lý riêng, dù là gắn với một luật cụ thể nào đó như Luật Du lịch chăng nữa.

Về lâu dài, Nhà nước cần chấm dứt bảo trợ, cấp kinh phí cho các tổ chức hiệp hội, để sự hình thành và hoạt động của chúng thuần túy là xuất phát từ động cơ tự nguyện liên kết với nhau để cùng đạt mục đích chung nào đó, trên cơ sở kinh phí tự đóng góp hoặc từ các hoạt động gây quỹ khác nhưng không được trực tiếp và gián tiếp có nguồn gốc từ ngân sách (chẳng hạn như với quỹ hỗ trợ du lịch, có đề xuất dùng nguồn thu từ lệ phí, thị thực nhập cảnh... Đây chính là nguồn thu có tính chất ngân sách).

Trên cơ sở tự nguyện

Từ sự phân tích trên sẽ thấy đề xuất doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có trách nhiệm đóng góp quỹ chỉ nên được thực hiện với một số điều kiện, ví dụ như doanh nghiệp tự nguyện tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam, và các thành viên khác của hiệp hội nhất trí thành lập quỹ hỗ trợ du lịch. Ngược lại, doanh nghiệp đang là thành viên, có quyền từ chối đóng góp quỹ (bằng cách rút khỏi hiệp hội), nếu họ không thấy quỹ này phù hợp và cần thiết. Như thế, các doanh nghiệp du lịch không tham gia hiệp hội thì sẽ không phải đóng góp bắt buộc cho quỹ này.

Với cùng logic, đề xuất bổ sung nguồn thu cho quỹ từ đóng góp (bắt buộc?) của khách du lịch và các đơn vị lữ hành, vận chuyển sẽ thu hộ cũng trở nên bất hợp lý và... khôi hài! Điều này chẳng khác gì bắt người tiêu dùng (tức là hầu hết mọi người có mặt trên lãnh thổ Việt Nam) phải đóng góp bắt buộc cho Quỹ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (nếu có), thông qua một vài đầu mối trung gian nào đó như doanh nghiệp bán lẻ.

Còn với đề xuất đại diện doanh nghiệp đóng góp vào quỹ phải (được) tham gia vào quỹ cũng trở nên thừa và bất khả thi. Thừa vì trên danh nghĩa, khi đã đóng góp vào quỹ thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tham gia vào quỹ. Nếu muốn nói rằng doanh nghiệp phải được tham gia vào công tác quản lý (thu - chi) của quỹ thì điều này trở thành bất khả thi vì bộ phận quản lý (chi tiêu) của quỹ chỉ cần là một phần nhỏ trong danh sách thành viên gồm hàng trăm, hàng ngàn và thậm chí là hơn thế các doanh nghiệp du lịch. Các thành viên hiệp hội còn có thể bày tỏ sự phản đối của mình qua lá phiếu bầu nhân sự, phương hướng và chất lượng hoạt động của hiệp hội, và cuối cùng là khả năng tự bản thân chấm dứt tham gia hiệp hội nếu thấy nó không mang lại kết quả như mong muốn.
Mô hình công ty đại chúng với hội đồng quản trị đại diện các cổ đông giám sát ban giám đốc công ty là một minh họa cho thấy các mọi doanh nghiệp du lịch thành viên không cần, không thể tham gia cùng lúc vào công tác quản lý quỹ.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).