Friday 20 January 2017

Không có lý do gì để Việt Nam bỏ Tết âm lịch (Bài đăng trên Doanh nhân Sài gòn, 20/1/2017, bản gốc)

http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/khong-co-ly-do-gi-de-viet-nam-bo-tet-am-lich/1102462/

Những năm gần đây, mỗi dịp gần Tết âm lịch là lại nổ ra cuộc tranh luận gay gắt và xem ra bất phân thắng bại về chuyện nên hay không duy trì Tết âm lịch, có nên nghỉ dài (từ 7 đến 10 ngày) hay không, và có nên gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch hay không.

Qua theo dõi dư luận, thấy bên phản đối duy trì Tết âm lịch, hoặc ủng hộ chuyện gộp 2 cái tết này vào với nhau đưa ra một số lý do sau:

Thứ nhất, nghỉ Tết âm lịch 10 ngày, hay kể cả 7 ngày, là quá dài. Điều này không những là ngược với phần còn lại của thế giới khi họ làm việc thì ta nghỉ (và khi họ nghỉ Noel, nghỉ Tết dương lịch thì ta lại làm việc), ảnh hưởng đến quan hệ với đối tác nước ngoài, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và năng suất làm việc (trước và sau Tết người lao động làm việc uể oải, cầm chừng), kéo theo những tệ nạn như nhậu nhẹt, tai nạn giao thông v.v...

Thứ hai, Nhật đã chuyến sang ngày Tết dương lịch, bỏ Tết âm lịch (hoặc chỉ nghỉ 1 ngày), Hàn Quốc cũng đang đi theo hướng này, trong khu vực chỉ còn Trung Quốc và Việt Nam là nghỉ Tết âm lịch nhiều.

Thứ ba, Việt Nam phải theo tiến trình văn minh của thế giới, tiến hành hội nhập bằng cách chuyển/gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch, thay đổi hình thức ăn Tết âm lịch theo hướng ngắn hơn, văn minh hơn (tức là ít đến thăm nhau hơn, ít ăn nhậu hơn, hướng đến các hoạt động văn hóa chất lượng hơn).

Thứ tư, Việt Nam thuộc diện có nhiều ngày nghỉ lễ cao nhất khu vực. Những nước như Thái Lan, Lào, và Singapore chỉ nghỉ 4 - 5 ngày trong các dịp quốc  lễ.

Dưới đây, xin phân tích từng lý do trên để xem xét điểm hợp lý và bất hợp lý của chúng.

Về lý do thứ nhất, thực ra những năm gần đây Việt Nam mới nghỉ nhiều ngày trong dịp Tết âm lịch như vậy, chứ trước đây chỉ nghỉ 3 ngày (từ mùng 1 đến 3 Tết). Gần đây, số ngày nghỉ tăng lên không phải là người dân được nghỉ nhiều hơn, mà là do phải làm bù vào những ngày trước hoặc sau Tết âm lịch để thời gian nghỉ Tết kéo dài hơn mà không bị gián đoạn.
Cho đến năm trước vẫn là như vậy, nhưng riêng năm nay thì không thấy đả động gì đến chuyện phải làm bù, mà cụ thể là là cho ngày 26/1 và 27/1 (tức 29 và 30 Tết) là ngày lẽ ra không được nghỉ Tết.
Vậy, chuyện nghỉ dài ở Việt Nam thực ra không phải là nghỉ dài, chẳng qua chỉ là nghỉ trước, làm bù sau, hoặc làm bù trước, nghỉ sau, và số ngày nghỉ trong năm thì vẫn thế (ít nhất là đúng cho đến năm trước). Nói cách khác, không phải vì có Tết âm lịch mà (gần đây) chúng ta được nghỉ dài, nghỉ thêm này. Do đó, phê phán vì có Tết âm lịch nên nghỉ dài là bất hợp lý. Cái có thể phê phán ở đây chỉ là sự tùy tiện trong cách tính ngày nghỉ Tết và không thông báo trước lịch nghỉ Tết từ lâu để toàn xã hội biết mà điều chỉnh lịch làm việc (mãi đến khoảng tháng 10 hoặc muộn hơn thì Chính phủ mới thông báo lịch nghỉ Tết của năm đó).

Về chuyện nghỉ ngược với thế giới, điều này là một thực tế. Nhưng nếu vì chuyện này mà yêu cầu phải bỏ Tết âm lịch (hoặc gộp vào Tết dương lịch) để cho giống thế giới thì có khác gì yêu cầu các nước phải "nhất thể hóa", có ngày nghỉ giống nhau? Còn nếu lý luận rằng ngày nghỉ có thể khác nhau nhưng miễn là phải ngắn để đỡ bị ảnh hường thì hãy xem bảng dưới đây.


Các nước trong khu vực có từ 6 ngày nghỉ lễ liên tục trở lên trong năm 2017
 (Kể cả ngày nghỉ trùng vào thứ bảy, chủ nhật)

Quốc gia/vùng lãnh thổ
Thời gian nghỉ
Số ngày
Myanmar
12/4 - 23/4
12
Trung Quốc
27/1 - 2/2
7*
Indonesia
24/6 - 2/7
8
Việt Nam
26/1 - 1/2
7
Đài Loan (Trung Quốc)
27/1 - 1/2
6

* Gồm cả ngày nghỉ do làm bù trước hoặc sau kỳ nghỉ. Nguồn: http://publicholidays.asia

Theo bảng trên, mới chỉ xét đến các nước Đông Á và Đông Nam Á đã có thể thấy ít nhất có 4 nước ngoài Việt Nam có những kỳ nghỉ dài liên tục từ 6 ngày trở lên trong năm 2017 (chưa kể 3 nước khác là Brunei, Nhật và Thái Lan có một kỳ nghỉ liên tục 5 ngày, gồm cả thứ bảy và chủ nhật, khác biệt hoàn toàn với khu vực và thế giới). Tại sao các nước trên không bãi bỏ hoặc gộp những ngày nghỉ dài của mình vào những ngày nghỉ khác cho giống, cho “hội nhập” với thế giới?
Về chuyện nghỉ dài nên năng suất lao động giảm, điều này thuộc về chuyện nội bộ của công ty, cơ quan, những người sử dụng lao động, do những lý do ví dụ như thiếu vắng những biện pháp kỷ luật lao động cứng rắn và phù hợp để buộc người lao động quay trở về với nhịp điệu lao động như cũ, chứ không phải do tại nghỉ dài. Hơn nữa, nếu cứ cho rằng nghỉ dài là giảm năng suất lao động thì chẳng lẽ Nhà nước cần cấm người lao động được nghỉ phép liên tục, ví dụ 5 ngày trong một lần nghỉ sao? Quay trở lại với những nước ở bảng trên và những nước có kỳ nghỉ dài cả tuần lễ, mà thường được gọi là “golden week”, như Nhật và Trung Quốc, liệu có ai chứng minh được năng suất lao động của họ giảm đi sau kỳ nghỉ lễ?

Tương tự, không thể “đổ lỗi” cho nghỉ dài kéo theo tai nạn, tệ nạn. Đã là ngày nghỉ, dù chỉ 1 ngày thì người ta vẫn cứ ăn nhậu, vẫn có thể gây ra tệ nạn, tai nạn như thường. Để tránh hậu họa thì chỉ còn cách cấm tiệt “ăn” Tết, theo đúng nghĩa đen! Nói cách khác, Tết âm lịch không phải là nguyên nhân của tệ nạn, tai nạn.

Lý do thứ hai, rằng Nhật và Hàn Quốc đã/đang chuyển Tết âm lịch sang Tết dương lịch, chỉ còn Trung Quốc  và Việt Nam nghỉ Tết âm lịch nhiều.

Nếu hàm ý rằng 2 nước này nhờ chuyến sang ăn Tết dương lịch nên mới được như ngày nay thì rất thiếu căn cứ. Chẳng ai chứng minh được bằng con số (thực chứng) rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa bỏ Tết âm lịch hoặc gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch với sự giàu mạnh của một quốc gia.

Kể cả lập luận rằng 2 nước trên được như ngày này là nhờ họ có ngày nghỉ Tết âm lịch ngắn, trái với Việt Nam và Trung Quốc, thì đây vẫn là lập luận phi lý, vì bản thân Trung Quốc nghỉ (Tết âm lịch) nhiều như vậy nhưng họ đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, sắp có cơ soán ngôi đầu bảng của Mỹ. Vậy thì chuyện nghỉ Tết âm hay không, và nghỉ dài hay ngắn, xem ra không có mấy liên hệ với chuyện quốc gia đó có giàu có lên được hay không

Về lý do thứ ba, rằng Việt Nam phải theo tiến trình văn minh của thế giới, có vẻ như những người phản đối Tế âm lịch đánh đồng chuyện nghỉ/ăn Tết âm lịch với sự lạc hậu, không văn minh. Nếu đúng vậy thì cần biết rằng không chỉ người dân ở Việt Nam hay Trung Quốc và vùng lãnh thổ Hồng Kông hay Đàl Loan, mà cả người dân ở các nước như Singapore và Thái Lan, Brunei, Indonesia và Malaysla, cũng coi Tết âm là ngày lễ quốc gia và người dân được nghỉ lễ. Rõ ràng không thể gắn chuyện bỏ Tết âm lịch với trào lưu thế giới hay hội nhập gì cả.


Và dù rằng Brunei, Indonesia, và Malaysia là các quốc gia Hồi giáo nhưng các nước này vẫn coi Tết âm lịch là ngày nghỉ lễ quốc gia, chứ không vì lý do hội nhập hay “giữ gìn sự trong sáng” của, ví dụ, văn hóa đạo Hồi mà họ cấm đoán, chối bỏ hay hợp nhất ngày lễ này, vốn là ngày lễ theo tập quán, văn hóa ngoại đạo. Cũng cần biết rằng Indonesia chính thức chọn Tết âm lịch là ngày nghỉ lễ quốc gia từ 2003.
Các nước khác sẵn lòng chấp nhận văn hóa và tập quán ngoại lai như vậy, tại sao ta lại cứ muốn chối bỏ văn hóa và tập quán có từ hàng ngàn năm nay của cha ông, nhất là khi chưa ai chứng minh được rằng thứ văn hóa, tập quán này (nghỉ Tết âm lịch) là xấu?

Và cũng nên biết thêm rằng tập tục ăn/vui Tết âm lịch ở các nước này (ít nhất trong cộng đồng người Hoa) từ bao lâu nay vẫn là vậy. Ai thích đi thăm họ hàng, tổ chức ăn uống, lì xì thì vẫn đi, vẫn làm; ai thích tranh thủ những ngày nghỉ để đi du lịch, thưởng ngoạn văn hóa thì vẫn cứ đi. Chẳng có chuyện Tết âm lịch của họ theo hướng ngắn hơn, "văn minh" hơn, thể hiện ở việc ít đến thăm nhau hơn, ít ăn nhậu hơn, hướng đến các hoạt động văn hóa chất lượng hơn... như những người phản đối Tết âm lịch ở Việt Nam lập luận.

Về lý do cuối cùng, Việt Nam thuộc diện có nhiều ngày nghĩ lễ cao nhất khu vực. Những nước như Thái Lan, Lào, và Singapore chỉ nghỉ 4 - 5 ngày trong các dịp quốc lễ.

Thông tin trên là hoàn toàn sai. Như bảng dưới đây cho thấy, Việt Nam thực ra có số ngày nghỉ thuộc dạng ít nhất trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong năm 2017, dù Việt Nam đã cho nghỉ thêm 2 ngày trong dịp Tết âm lịch năm nay (ngày 26/1 và 27/1) so với các năm trước. Do đó, nếu bỏ Tết âm lịch thì Nhà nước phải cho người dân nghỉ bù vào các thời điểm khác trong năm để đảm bảo số ngày nghỉ lễ ờ Việt Nam không trở nên quá ít ỏi so với khu vực và thế giới. Mà nếu làm như vậy thì dù có bỏ Tết âm lịch ở Việt Nam thì mọi tác động tiêu cực được gắn với Tết âm lịch (nghỉ nhiều, dài, thiệt hại kinh tế, không hội nhập, tệ nạn, tai nạn gia tăng...) vẫn sẽ còn nguyên đó.

Số ngày nghỉ lễ quốc gia tại các nước trong khu vực năm 2017
(không kể các ngày nghỉ trùng vào thứ bảy, chủ nhật)

Quốc gia/vùng lãnh thổ
Số ngày
Quốc gia/vùng lãnh thổ
Số ngày
Campuchia
21
Nhật
12
Indonesia
19
Macao
12
Myanmar
18
Hàn Quốc
11
Thái Lan
15
Trung Quốc
11
Đài Loan
14
Việt Nam
11
Hồng Kông
13
Malaysia
10*
Philippines
13
Singapore
10
Brunei
12
Lào
9

* Mỗi bang có thêm các ngày nghỉ riêng. Nguồn: http://publicholidays.asia

Tương tự, nếu gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch thì vẫn phải/nên đảm bảo tổng số ngày nghỉ trong năm không ít hơn so với trước đây, và, do đó, mọi chuyện rốt cuộc vẫn như cũ, chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Sau tất cả, Tết âm lịch từ lâu đã trở thành một thứ như là tín ngưỡng trong lòng hầu hết người Việt, không nên và không dễ gì xóa bỏ.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).