Friday 25 November 2011

Tái cấu trúc: Có phải là thần chú? (bai nguyen ban, bai dang tren VEF da bien tap lai)

Nếu có thống kê, chắc cụm từ tái cấu trúc (kinh tế) phải thuộc tốp từ khóa được dùng nhiều nhất trong số các từ khóa liên quan đến kinh tế ở Việt Nam trong năm nay. Điều làm nó thành “hot” như vậy có lẽ là vì người ta đã gán cho nó chức năng là câu thần chú “vừng ơi mở ra” để đưa Việt Nam thoát hiểm qua cánh cửa hẹp với đầy rẫy những khó khăn và nguy cơ đổ vỡ đeo bám đằng sau mà nếu không thoát kịp thì chắc chẳng còn ai dám tiên đoán điều gì sẽ xảy ra.

Liệu tái cấu trúc kinh tế có phải là câu thần chú không và nó có giúp Việt Nam thoát hiểm được không? Liệu có là muộn không khi bây giờ mới đưa ra chuyện tái cấu trúc?

Tái cấu trúc không luôn là câu thần chú mầu nhiệm. Cũng là cải cách và đổi mới về bản chất, tái cấu trúc mang đến những xáo trộn lớn trong cả một thời gian tính bằng nhiều năm, những đánh đổi thiệt thòi và mất mát cho nhiều người, nhiều nhóm người và, ngược lại, làm cho nhiều người, nhiều nhóm người được hưởng lợi. Do đó, tái cấu trúc, cũng giống như cải cách và đổi mới, sẽ nhận được sự đồng tình và ủng hộ của một số nhóm người và đồng thời cũng bị tẩy chay quyết liệt bởi nhiều nhóm người khác. Nói cách khác, tái cấu trúc tự thân nó là một quá trình đấu tranh của các lực lượng nội tại và kết quả phụ thuộc vào lực lượng nào sẽ chiếm ưu thế cuối cùng. Trên cái nghĩa này, tái cấu trúc rất có thể sinh ra một sản phẩm dở dang, phế phẩm, hoặc tệ hơn, là một quái thai nếu nhìn từ góc độ lợi ích của toàn nền kinh tế.

Bởi vậy, trước khi thai nghén kế hoạch tái cấu trúc (với giả thiết đó là một kế hoạch tiến bộ) và thực thi nó, một số câu hỏi cần được trả lời dứt khoát, rõ ràng là ai, lực lượng nào sẽ chống đối tái cấu trúc đến cùng; liệu những lực lượng chủ trương tái cấu trúc có đủ sức mạnh, sự khôn ngoan và kiên nhẫn để chế át lực lượng chống đối và lèo lái tái cấu trúc vươn đến đích không; và điều gì là chất keo gắn kết những con người thuộc phe tái cấu trúc với nhau và với lãnh đạo của họ để cùng hướng tới mục tiêu chung tiến bộ trong bối cảnh, suy cho cùng, họ cũng bị lòng tham chi phối.

Nếu không trả lời được những câu hỏi quyết định này, mọi kế hoạch, chương trình tái cấu trúc mãi chỉ là ước nguyện tốt đẹp vì “có sinh mà không có dưỡng”, chính xác hơn là sẽ chết yểu giữa chừng. Những lời hay ý đẹp như “quyết tâm chính trị” hay “sự đồng thuận của tất cả các ngành, các cấp” hay dùng để thuyết phục công luận thường không phải là một cỗ máy ủi mạnh mẽ ủi được các chướng ngại vật trên con đường tái cấu trúc. Chúng cũng không phải là chất keo kết dính được các cá nhân trong lực lượng chủ trương tái cấu trúc và càng không phải là một thứ vũ khí sắc bén để tự gọt rũa mình (lực lượng chủ trương tái cấu trúc) và làm nản lòng lực lượng chống đối. Thực tiễn những năm qua minh họa rõ tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, hoặc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” diễn ra trong nhiều chính sách kinh tế xã hội ở Việt Nam, mà thường không hiếm khi được “khuyến mãi” thêm những lời hay ý đẹp này.

Nếu nhận thức được như vậy, có thể thấy tái cấu trúc nếu được thai nghén và tiến hành một cách “bất cập” sẽ không nhất thiết cứu được nền kinh tế Việt Nam khỏi những nguy cơ đổ vỡ. Trong bối cảnh như vậy, tái cấu trúc (nếu có) có thể mua thêm thời gian nhưng nó không phải là phương thuốc chữa trị cho những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam.

Có lẽ chúng ta còn không nhiều thời gian khi đã để xảy đến tình trạng “nước đến chân mới nhẩy”, để cho nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào khó khăn bằng chính những sai lầm về chính sách mà cũng chỉ đối phó bằng những chính sách chắp vá, hành chính, trong khi vẫn còn mò mẫm với vấn đề tái cấu trúc, vẫn chưa rõ được ai thắng ai, và, trên hết, vẫn chưa tìm được chất keo nào có thể gắn kết được lực lượng chủ trương tái cấu trúc và lãnh đạo của họ nói riêng và đa phần xã hội nói chungcùng theo mục tiêu chung tiến bộ đặt ra trong chương trình tái cấu trúc.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).