Monday 15 July 2013

Khổ như người Nhật

Tớ sống và làm việc với người Nhật cũng khá lâu rồi nên thấy làm người Nhật cũng không sung sướng gì như người khác vẫn nhìn vào. Ngoài chuyện làm việc quên chết, coi sếp và cơ quan hơn cả bố, người Nhật còn khổ ở chuyện lấy vợ, lấy chồng, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Hôm lâu lâu, có dịp hàn huyên với một cô đồng nghiệp người Nhật, lứa tuổi 40s. Tự nhiên câu chuyện xoay qua chuyện lấy vợ lấy chồng của người Nhật. Cô này nói rằng hiện nay có rất nhiều phụ nữ Nhật ở tuổi 30s, 40s không lấy chồng. Bạn cô ta sống ở Sing cũng có mấy người chưa có chồng. Hỏi nguyên nhân thì được giải thích rằng đàn bà Nhật khi đã lấy chồng thì chỉ muốn, có xu hướng, ở nhà nội trợ, đẻ và nuôi dạy con, phó mặc việc kiếm tiền cho chồng. Học cao bao nhiêu chăng nữa thì rốt cuộc nhiều người cũng dừng lại ở đó. Nhiều người chưa tìm được chồng tương lai thì tìm cách giết thời gian và đợi chờ cơ hội trong những việc vô bổ (đối với tớ) như học cắm hoa, trà đạo, mặc kimono, học cái này cái kia. Nhà khá giả thì bố mẹ sẵn sang bỏ tiền cho con học đủ thứ để đợi thời/chồng. Nhà nào yếu quá thì mới để con gái đi làm một thời gian (rồi cũng sẽ bỏ khi lấy chồng, đẻ con).

Nhưng cái khổ là hiện nay nhiều đàn ông Nhật không kiếm được nhiều tiền, do kinh tế suy thoái. Nên các chị, các cô nhìn vào mấy anh/ông này mà không dám tiến gần, thà ở vậy, tìm cơ hội khác, vì lấy chồng mà chẳng được nhờ cậy gì mấy (về tiền nong). Đàn ông trong hoàn cảnh này có cố gắng tiếp cận đến mấy, như cách ta thường nói là tán tỉnh thì cũng thường chỉ được con số 0, nên rốt cuộc cũng đành từ bỏ ý định và ở vậy.

Tớ ngạc nhiên, hỏi lại, tưởng xã hội Nhật giờ cũng đã biến chuyển rồi chứ, rằng đàn bà ngày càng thích tự chủ, độc lập, nên thích ra ngoài xã hội, đi làm, phấn đấu v.v... như mấy chị, cô người Việt ta. Cô đồng nghiệp mới cười và bảo rằng không có chuyện đó đâu, mọi việc vẫn thế.

Tớ mới lăn tăn hỏi đại ý rằng, như ở Việt Nam ta vẫn thường có câu, "nồi méo úp vung méo", với những phụ nữ Nhật hấp dẫn thì đi một nhẽ, nhưng còn với những chị/cô "méo" thì chắc cũng phải hạ tiêu chuẩn, vớ lấy một anh không "méo" cái nọ thì cũng "méo" cái kia, đặc biệt là khoản kiếm tiền, để mà có một tấm chồng tạm gọi là chồng chứ? Cô đồng nghiệp lại cả cười, bảo không có đâu. Phụ nữ Nhật đa phần vẫn và luôn luôn có cái "pride", thà không có chồng còn hơn vớ lấy một anh/ông không kiếm đủ tiền cho mình và gia đình, cho dù mình có "méo" đến đâu.

Ngẫm ra, thế mới thấy đàn ông Việt Nam còn sướng chán, kiểu gì thì cũng (hầu như) lấy được vợ, thậm chí còn được vợ nuôi. Ngược lại, làm đàn bà ở Việt Nam cũng không thú vị gì lắm khi cứ phải cố kiếm tấm chồng bằng mọi giá.

10 comments:

  1. Mấy bữa em bận việc, tối nay ghé bác, thấy bác đã post được khá nhiều bài xoay quanh các chủ đề từ cái riêng đến cái chung (trong nhà, ngoài ngõ) và em thấy có nhiều bác khác cũng tham gia trao đổi tích cực. Nhà bác lại vui rồi!

    Bác mượn chuyện bên Nhật để ngẫm về ta, em thấy đúng là mỗi nơi có những nét văn hóa khác biệt quá. Khó mà nói người Nhật hay Việt khổ hơn, vấn đề là chính bản thân họ cảm nhận điều đó (vấn đề đó) sướng hay khổ. Nhìn bên ngoài, đôi khi bác tưởng mấy ông VN ta sướng, chứ cũng có những nỗi khổ khó nói lắm. Còn phụ nữ VN, xui lấy phải mấy ông bợm nhậu, suốt ngày say xỉn, đánh vợ chửi con thì vô phước cả đời. Thêm vào là đủ chuyện bạo hành gia đình toàn tập, ... nếu gái Nhật mà vớ phải mấy ông này thì không biết sẽ ra sao ...

    Còn đàn ông VN như em cũng chẳng sướng gì đâu, cũng bị áp lực phải kiếm tiền mưu sinh, cầy quần quật cả ngày cũng thuộc hàng có thu nhập cao (bị nộp thuế thu nhập cá nhân), nhưng mãi vẫn chưa mua nổi cái nhà (chuồng cu) dành cho người thu nhập thấp. Thế mới chán như con gián!

    Vài lời góp vui với bác, mong bác luôn giữ tinh thần lạc quan vì cộng đồng nha!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí phải đi xem tử vi xem số có phát về nhà đất không. Nếu có thì cứ yên tâm trước khi về hưu it nhất cũng có cái chuồng cu chui ra chui vào. Cứ như tớ, số có nhà đất nên mặc dù cái gì cũng làng nhàng, riêng nhà cửa vẫn đủ dùng. Nếu số phải ở thuê cả đời thì... xin chia buồn cùng đồng chí!

      Delete
    2. Bác Ngọc nói thế, vậy chắc cả vạn công chức (không phải quan chức nha!) đều phải đi xem bói như em à! Có lẽ địa lợi của em (và rất nhiều người khác) không tốt như bác rồi, vậy phải cố tìm cách chuồn khỏi VN thôi để tìm nơi có phong thủy tốt hơn.
      Em thấy ngoài miền Bắc VN, có văn hóa là khi con cái trưởng thành sẽ được bố mẹ mua cho tí đất, xây cho cái nhà để tự lập. Còn em ở miền Nam phải tự cày thôi!

      Delete
    3. Tớ được đào tạo và trưởng thành (từ bé đến nhớn) dưới mái trường XHCN nên gần như tuyệt đối vô thần, riêng cái khoản tử vi thì tin sái cổ. Đồng chí không phải lăn tăn, riêng cái chuyện mê tín thì nhiều, rất nhiều người VN, kể cả quan chức to nhỏ đủ cả, mê tín hơn tớ và đồng chí nhiều. Xem tử vi chẳng là cái gì với họ cả. Nên đồng chí cứ tự tin mà xem tử vi cho nó... yên tâm và có thêm phần an ủi nếu số không phát về nhà đất.

      Ở Bắc hay Nam cũng vậy thôi, tớ nghĩ thế. Nhà ai có điều kiện thì sao lại không cho con cháu đất đai. Nhà tớ ở HN, có mấy anh em nhưng bố mẹ chẳng có mảnh đất nào ngoài cái nhà được cấp từ vài chục năm nay. Nên ai cũng phải tự kiếm lấy nhà. Tớ thì lận đận hơn, phải tha hương cày cuốc mới mua được cái lều.

      Delete
    4. Tha hương như bác mà kiếm được cái lều là ngon rồi, chỉ cho em với. Chứ em cứ lai lưng ra cày cuốc mãi cũng chẳng thấy khá hơn, cuộc sống bây giờ giá cả đắt đỏ, tiềm mua sữa cho con, tiền trường lớp, thầy bà, ... còn không đủ, lấy đâu ra tích cóp để mua nhà. Nghĩ đến cảnh ở thuê nhà trọ hoài chán quá bác à! hu, hu,...

      Delete
    5. Ấy, thế thì lại phải xem tử vi lần nữa xem đồng chí có số xuất ngoại (dài hạn) không đã. Số của tớ là phải tha hương mới kiếm ăn được và quả đúng như vậy. Mấy lần định quay về ăn quẩn cối xay mà không được, đành phải lang thang tiếp. Đồng chí mà cũng không có số xuất ngoại thì cứ yên tâm mà cày cuốc ở nhà thôi.

      Delete
  2. Mình thấy phụ nữ Nhật, Đài Loan...có xu hướng càng ngày càng không muốn lập gia đình hoặc nếu lập gia đình như anh Ngọc viết thì kinh tế là vấn đề số 1 họ quan tâm (Như phụ nữ Đài họ rất thích lấy chồng Nhật hay chồng Mỹ, còn phụ nữ Nhật chắc tiêu chuẩn cao hơn. Có lẽ phụ nữ Nhật và Đài và ... họ sống trong xã hội văn mình quá, mọi điều kiện đầy đủ quá nên tiêu chuẩn cũng cao hơn so với những phụ nữ sống ở những quốc gia khác như Việt Nam. Chính vì thế, như mình hỏi thì họ dự đoán 20 đến 30 năm tới nhà trẻ sẽ biến mất (Gọi là biến mất nhưng có thể hiểu là giảm đáng kể). Phụ nữ VN thì sướng khổ gì chưa biết, họ yêu ai và đặt niềm tin vào ai họ sẽ lấy ^^!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phụ nữ Nhật thì thích đàn ông Âu, Mỹ, hoặc ở thái cực khác thì là mấy anh Châu... Phi, trên răng, dưới cái... thích.

      Không rõ tiêu chuẩn họ có cao hay không, nhưng tớ nghĩ có lẽ trong xã hội của đàn ông, do đàn ông chi phối như Nhật, phụ nữ Nhật coi thu nhập là thước đo thành công trong cuộc đời của đàn ông, và không kiếm được tiền thì đồng nghĩa với không đáng tôn trọng, không có tí giá trị gì hết.

      Chuyện đặt niềm tin của phụ nữ VN như đồng chí nói là nguy hiểm lắm nhé, vì từ niềm tin đến hiện thực là cả khoảng cách dài dằng dặc.

      Delete
    2. Bạn MITTAIWAN (hay Mít Thailand, gì gì đấy) nói phụ nữ VN yêu ai rồi lấy và đặt niềm tin ... Nhưng thực tế bây giờ lại khác, "yêu là duyên số, lấy nhau là sự cố bất ngờ", tôi thấy bây giờ VN mình cũng thực dụng nhiều rồi, đa số lấy nhau đều phải tìm hiểu xem anh ấy (cô ấy) có nghề ngỗng ra sao, gia đình thế nào (xem tông, xem giống,...), kinh tế có khá không,... Chứ không còn thuần túy chỉ vì yêu đâu, đặc biệt xu hướng này ở các đô thị và thành phố lớn. Ngoài ra, đám cưới "trẻ con" cũng xảy ra nhiều (không biết có phải vì yêu hay vì thích khám phá bản năng) là do sự cố bị làm bố/làm mẹ ngoài ý muốn,...

      Delete
    3. Về độ thực dụng thì tớ nghĩ chẳng phải bây giờ mới thực dụng và thực dụng hơn ngày trước. Có chăng tiêu chuẩn thực dụng ngày nay khác với ngày trước thôi. Chẳng hạn, ngày trước lấy vợ mà lấy được mậu dịch viên bán thịt/lương thực thì nhất, nên những người này có giá lắm.

      Phàm là người, đa phần ai cũng phải "xem xét" cái nọ cái kia khi lấy vợ, chồng. Thời nào cũng vậy, nhỉ?

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).