Sunday 12 February 2023

Bàn về lời khuyên của các chuyên gia (3)

Bài hôm nay nói về các luận điểm có vấn đề khác của ông Dũng, ngoài vấn đề văn hóa như là một yếu tố phù hợp để Việt Nam theo đuổi mô hình nhà nước kiến tạo phát triển như của Singapore mà tớ đã phê phán ở 2 bài trước.

Theo ông Dũng thì một điều Việt Nam có thể học hỏi được ở Singapore là họ có đội ngũ hành chính công vụ tinh hoa để giúp nhà nước định hướng và dẫn dắt phát triển. Ông Dũng cho rằng muốn quốc gia hùng mạnh phải có bộ máy hùng mạnh; các nước có văn hoá Đông Bắc Á thường có đội ngũ hành chính công vụ tinh hoa, vì có truyền thống khoa bảng; và rằng Singapore hay Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thì đều có bộ máy hành chính công vụ rất chuyên nghiệp, người tài được tuyển chọn thông qua khoa bảng, chứ không phải theo thân hữu hay dòng tộc.

Lập luận kiểu trên rất có vấn đề, có thể bởi do ông Dũng bị gượng ép phải có sự liên hệ với cụ thể các nước Đông Bắc Á – là nơi được cho là xuất phát mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Nếu chỉ là tuyển chọn công chức chuyên nghiệp, có trình độ khoa bảng thì không chỉ và không phải là đặc biệt ở Đông Bắc Á hay Singapore mới có chuyện đó, mà hãy nhìn rộng ra các nước dân chủ và phát triển để xem người không chuyên nghiệp có dễ xin được vào làm công chức không hay chỉ cần thân quen, bè cánh, họ hàng với quan chức nào đó?

Lưu ý rằng ông Dũng nói như trên cũng có nghĩa là cho rằng bộ máy hành chính công vụ của Đông Bắc Á vì có truyền thống khoa bảng nên tốt/giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn của các nước khác, kể cả các nước tự do, dân chủ, giàu có khác. Hiển nhiên đây là một sự nhìn nhận vô căn cứ.

Lẽ ra chỉ cần hiểu, nói đơn giản rằng đối với Việt Nam hay bất cứ một quốc gia nào từ xưa đến nay muốn phát triển giàu mạnh thì chuyện hiển nhiên là phải có một chính phủ (và công chức) liêm chính, chuyên nghiệp, có năng lực điều hành và định hướng phát triển kinh tế. Mà để điều này xảy ra thì e rằng với Việt Nam trong thể chế như hiện tại là... hơi bị khó! Đấy mới là vấn đề, chứ không phải là chuyện Việt Nam không biết tầm quan trọng của chính phủ và công chức có chất lượng như của Singapore.

Tiếp đến, ông Dũng chỉ ra một đặc điểm nữa của Singapore mà Việt Nam có thể học hỏi là gần như toàn bộ sự giàu có của Singapore nằm ngoài Singapore. Không thực sự hiểu rõ ý này của ông lắm, nhưng dựa vào mạch bài tớ đoán chắc ông muốn nói rằng Singapore có được sự giàu có như ngày nay là chủ yếu bởi họ đầu tư ra nước ngoài và thu về lợi nhuận lớn hơn nhiều so với hoạt động kinh tế sinh lợi trong nước.

Lại hỏi Tiến sĩ ChatGPT về Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore. Nó cho biết GNP và GDP của Singapore lần lượt là 389 tỉ và 334 tỉ USD năm 2021. Vì [GNP = GDP + Chênh lệch thu nhập ròng từ đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài] nên suy ra Chênh lệch thu nhập ròng này là = 389 – 334 = 54 tỉ USD, tức chỉ bằng 16% GDP. Nói cách khác, không như ông Dũng nói, phần lớn của cải và sự giàu có của Singapore vẫn được tạo ra ngay trong lòng Singapore, chứ không phải từ đầu tư ra nước ngoài. 

Hàm ý của điều này là đầu tư nước ngoài không phải là công cụ chủ yếu để làm quốc gia giàu mạnh nên Việt Nam đừng có nhân cớ này, nghe lời khuyến cáo này mà dốc sức đổ tiền của ra nước ngoài, đặc biệt là qua các “quả đấm thép” kiểu Vinashin, Vietnam Airlines, Viettel hay PVN và các tập đoàn tư nhân thân hữu kiểu Vinfast, với mong muốn làm giàu nhanh chóng.

Chuyển sang các vấn đề khác quan trọng hơn, chính xác ra thì là nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Ông Dũng vạch ra 3 yếu tố để giúp Việt Nam thúc đẩy công nghiệp hóa theo định hướng mà không phải đi theo cách hỗ trợ mạnh mẽ của Trung Quốc bởi không có được vị thế như của Trung Quốc. Thứ nhất, phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, phủ nhận những điều phương Tây vẫn nói rằng “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” hay “nhà nước quản lý tốt nhất là nhà nước quản lý ít nhất”. Minh họa cho lập luận này, ông trích dẫn ý kiến giáo sư nào đó chỉ ra rằng mọi thành tựu vượt bậc, tạo ra đột phá cho phát triển kinh tế phương Tây đều có nhà nước đứng sau, đều có sự tham gia của nhà nước (như Internet, GPS...). Với kiểu lập luận này, ông Dũng đã đánh đồng một cách sai lầm việc nhà nước (tăng cường) quản lý với nhà nước trực tiếp tạo ra các đột phá (nghiên cứu), các thành tựu. 

Hàm ý rút ra từ đây là nhà nước trực tiếp nghiên cứu, sáng tạo thì cũng tốt thôi, nhưng đừng vì thế mà... tăng cường quy mô, phình to bộ máy và cường độ can thiệp, dính dáng của nhà nước! Xin chớ nhầm lẫn tai hại giữa quản lý nhà nước với đầu tư/nghiên cứu/tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế bởi nhà nước.

Yếu tố thứ hai giúp Việt Nam thúc đẩy công nghiệp hóa, theo ông Dũng, là hỗ trợ nghiên cứu đột phá bằng nhiều cách, như thông qua nghiên cứu quốc phòng rồi chuyển giao cho dân sự. Còn yếu tố thứ ba là (xây dựng) đội ngũ hành chính công vụ giỏi.

Có thể nói cả 3 yếu tố trên đều hiển nhiên là tốt, là cần thiết, nhưng chúng cũng đúng cho hầu hết mọi nước muốn và đã phát triển, nên rốt cuộc là chẳng cứ phải theo đuổi cái gọi là mô hình nhà nước kiến tạo phát triển thì mới tạo lập, thúc đẩy được các yếu tố này, mà hãy cứ tự nhiên như hơi thở để hiểu rằng muốn đẩy mạnh được công nghiệp hóa, phát triển kinh tế (tri thức) thì phải có nghiên cứu sáng tạo, phải có sự nhân rộng các thành tựu này, qua một đội ngũ công chức lành nghề. Phương Tây đã không (cần) phải là những nhà nước kiến tạo, theo lời ông Dũng, để có được những yếu tố này thì Việt Nam cũng không nhất thiết cứ phải đội cái lốt nhà nước kiến tạo phát triển để mong làm được việc đó. “Thích thì cứ nhích” thôi, việc gì phải lôi thôi bày đặt?

(Còn nữa)

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).