Wednesday 14 August 2013

2 comment của bạn đọc

Hôm nay tớ nhận được 2 comment. 1 gửi trực tiếp đến email của tớ (mà tớ mạn phép tác giả post lại ở phần dưới đây), còn comment thứ 2 thì để lại trên blog này, trong entry: "Cần hoan nghênh đồng chí TS Lê Hồng Giang" với nhõn mỗi 2 chữ "Thang dien"!

Về comment thứ 2 này, xin nói với đồng chí tác giả của nó, chắc không điên bằng tớ, rằng tớ không bận lòng lắm (và tớ không xóa comment này, cũng như bất cứ loại comment nào khác), và rất mong đồng chí này đừng lạc vào đây một lần nữa kẻo lại tẩu hỏa nhập ma như tớ thì khốn cho cái đời đồng chí lắm. Đọc mà không tiêu hóa được, lại thêm uất ức quá sẽ sinh bệnh nặng.

Về comment thứ nhất, nguyên văn như sau (hơi dài):

"Em chào thầy
Trước khi vào chủ đề chính, em muốn chia sẻ với anh một chút cảm nhận của em như thế này ạ. Thực sự thì em cũng mới biết đến blog của anh thông qua một vài đường link nào đó mà em cũng không thể nhớ được. Và comment đầu tiên em đọc của anh có nội dung ngang tàng "nếu giỏi bằng tớ...", comment này làm em không khỏi tò mò về khả năng, kiến thức và tư duy của anh. Tuy nhiên càng đọc những bài của anh (gần như đêm nào trước khi ngủ em cũng đọc), em càng ngưỡng mộ anh. Quả thật phân tích của anh và anh Lê Hồng Giang sâu sắc và đứng trên một lập trường nhất định (điều quan trọng nhất của người làm khoa học). Nhưng em có cảm giác khi đọc các bài viết của anh, anh không phục gần như tất cả những nhà khoa học ở Việt Nam vậy? Không biết cảm giác của em là đúng hay sai, gần đây anh có entry chỉ trích một nhà giáo là thầy của em, thực sự đọc đến đoạn đó em không khỏi ấm ức, bực tức...vì a động chạm đến người thầy của em. Ngay lúc đó em cũng có ý comment luôn nhưng do entry quá lâu rùi, bởi vậy em cũng không viết nữa. Em chỉ muốn hỏi anh một việc: "Kiến thức là bao la, các chuyên gia kinh tế bản thân họ cũng khó có thể tường mình mọi vấn đề được. Vậy thì tại sao chỉ một hoặc hai nhận xét có phần chưa chính xác thì anh có thể kết luận đồng chỉ này thế nọ, đồng chí kia thế khác". Đến Gia Cát Lượng vẫn còn có lúc tính toán sai mà anh.
Đây là chuyện bên lề thôi ạ, còn mục đích chính em viết mail cho anh là để bái sư anh ạ! Em biết anh chưa biết em là ai, là thằng nào, danh phận ra sao, trình độ như thế nào...Nhưng em muốn bái sư anh để có thể học hỏi được từ anh, từ cách tư duy, cách liên hệ vấn đề, cách giải quyết vấn đề...Trong thời gian học đại học, em cũng đã từng nghĩ rằng không biết bao giờ mình có thể nhìn một chỉ số nào đó thay đổi, nghe một bản tin kinh tế nào đó...mà đoán biết được điều gì đang xảy ra và sắp tới sẽ diễn biến như thế nào. Trong 4 năm ấy, em vẫn chưa thực hiện được mong ước đó và cũng chưa tìm ra một tác giả nào, một người nào có những phân tích bóc tách vấn đề sâu sắc như anh và anh Giang. Em viết mail này chỉ hy vọng anh có thể chia sẻ con đường để anh đạt tới cảnh giới này và em mong rằng anh có thể dìu dắt em bằng 1/2 anh thôi ạ "em tự lượng sức mình". :) Em rất muốn đóng góp gì đó anh ạ! Rất mong anh vén lối mở đường cho em tới đỉnh cao của tri thức. Vậy nên em xin phép anh cho em gọi anh bằng thầy ạ!
Hy vọng sớm nhận được tin tốt lành từ Thầy!
Em cám ơn thầy!
Trân trong ./."
 
Chắc có rất nhiều đồng chí bạn đọc ở đây có cùng thái độ ngứa mắt với tớ như thế này nên tớ muốn lặp lại ở đây câu trả lời qua thư với tác giả để các đồng chí đỡ ngứa mắt:
 
1. Về chuyện tớ không phục một nhà khoa học nào ở VN, thì như tác giả cũng đã viết rằng "chưa tìm ra một tác giả nào, một người nào có những phân tích bóc tách vấn đề sâu sắc như anh và anh Giang" nên câu trả lời đã rõ.
 
2. Tớ nói "khi nào bằng tớ" (chứ không phải "khi nào giỏi bằng tớ") thì chỉ cần người nói nói ra một vài câu là có thể biết người đó thuộc dạng nào một cách tương đối chính xác. Vì thế đồng chí thầy của tác giả nói một vài câu sai lầm là đủ để tớ kết luận như đã kết luận, còn đúng hay sai thì tự tác giả biết (hoặc sau này sẽ biết).
 
3. Con đường đạt đến "cảnh giới" thì một phần lớn là do năng khiếu bẩm sinh cộng với đọc và học và trải nghiệm thực tế, một phần khác là thái độ hoài nghi và có cái nhìn phản biện mọi thứ, kể cả những cái tưởng là chân lý, kể cả với những ai là thần tượng. Với nhiều yếu tố này nên tớ nghĩ là số người được gọi là đạt đến "cảnh giới" không nhiều, nếu không muốn nói là rất it, và tớ cũng không dám nhận là như vậy, mặc dù tớ tự nhận là có một số yếu tố trên, đặc biệt là thái độ hoài nghi, phản biện, không coi ai là thần tượng (để khỏi phải hoài nghi) hết.
 
 
 


17 comments:

  1. Hay! Cho hỏi TS trước đây học Đại học TS học trường nào vậy? Thế còn lúc làm TS Tiến sĩ làm ở trường nào vậy ? Tôi hỏi để biết mà học tập chứ không có ý gì khác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ tự hào là được sinh ra và lớn lên, nhờ ơn mưa móc của đảng mà trưởng thành hoàn toàn dưới mái trường XHCN, từ vỡ lòng đến đại học, thấm nhuần tư tưởng xyz gì đó mà tớ chót quên béng mất rồi. Vì thế tớ hãnh diện mà khoe rằng tớ học Đại học Kinh tế Quốc dân (4 năm học mà không nhớ được cái gì mấy). Sau này ra đi tìm đường không phải cứu nước, tớ đi làm thuê cho trường Đại học Kyushu, Nhật, là nơi tớ được tuyên truyền, nhồi sọ kiến thức kinh tế phi XHCN trong mấy năm học TS ở đây. Lần này thì tớ không biết ơn đảng lắm vì chính phủ Nhật cấp học bổng cho tớ chứ không phải đảng.

      Delete
    2. Thế là Bác đi dạng học bổng à hay là dạng tự túc ?

      Delete
    3. À quên ! Hôm nào Bác rỗi Bác cho em cái list các trường ĐH uy tín ở Nhật nhé (chủ yếu là trường công cho nó rẻ), rồi Bác post lên đây hộ em cái. Em định cho cháu nó đi du học, nhưng giá vừa phải thôi, mắc quá thì gia đình cũng bó tay. Cảm ơn Bác

      Delete
    4. Thế đồng chí trông mặt tớ thuộc dạng học phải mất tiền hay sao?

      Về các trường ĐH uy tín của Nhật thì tớ không có danh sách (tớ không làm tư vấn du học Nhật), nhưng biết rằng những trường uy tín nhất thường là những trường gọi là imperial universities có tuổi đời trên trăm năm (Kyushu là một trong những trường này, là nơi có khoa y chuyên dùng tù binh chiến tranh làm chuột thí nghiệm cho các loại vũ khí sinh học).

      Tuy nhiên, nếu đồng chí cho con du học tự túc thì không nên chọn Nhật vì nhiều lý do, trong đó có ngôn ngữ.

      Delete
    5. Học ở Sinh được không hả TS ? Nó có uy tín được thế giới công nhận không ạ ?

      Delete
    6. Sing có mấy trường tốt như NUS, NTU hay SIM, xếp hạng cũng là đẳng cấp khu vực. Nhưng cá nhân tớ thì không thích mấy trường của Sing lắm, vì vẫn coi chúng mang tính "vườn" hơn, mặc dù có thể không phải vậy.

      Cũng tùy vào năng lực của con của đồng chí nữa. Nếu làng nhàng thì học ở Sing cho dễ quản lý (không chắc vào được mấy trường trên đâu, khó phết đấy), chi phí thì có vẻ rẻ hơn. Còn nếu có năng lực tốt và đồng chí cầy cuốc giỏi thì nên gửi chúng sang Mỹ, Anh gì đó, vào các trường top ở đó thì có phải hơn không?

      Delete
    7. Con em mà có năng lực để thi vào mấy trường top khoa bảng của Anh, MỸ thì em còn mất thì giờ vào đây học hỏi Bác làm gì? Mà cũng chưa biết thế nào, nhưng là em lo xa cho cháu thế thôi, bố mẹ thì chỉ cố gắng trong hoàn cảnh có thể, còn tất cả chủ yếu là do năng lực của nó. Em chỉ cố gắng hướng cháu tìm cho con đường tốt nhất có thể trong tương lai để rồi sau này nó không oán trách bố mẹ thôi, không phải hối tiếc, chứ còn học ĐH trong nước thì gần như là tự sát rồi. Học chính trị nhiều hơn chuyên môn để ra đời làm thằng nặc nô, chém gió với đời à?
      À, em thấy ở trong Sai gòn có trường ĐH Quốc tế International University of HCM city hình như cũng được quốc tế công nhận đấy. Bác có biết gì về trường này thì tư vấn giúp em nhé. Đây là phương án xấu nhất nếu con em thuộc diện làng nhàng và hoàn cảnh kinh tế gia đình eo hẹp. Chỉ sợ cái ông VN toàn trương đầu dê bán thịt chó thôi, lấy mác ngoại mà chất lượng chẳng ra sao cả.
      Em rất tâm đắc câu nói của Albert Einstein : " Học điều quan trọng không phải là cố gắng để trở thành con người thành đạt. Mà điều quan trọng học là làm sao để trở thành con người có giá trị" mà điều này chỉ có các trường nước ngoài thực hiện được.
      Rất cảm ơn Bác đã chia sẻ.

      Delete
    8. Học ở trường quốc tế thì tớ nghĩ là có cái lợi là tiếng Anh sẽ tốt hơn nhiều so với nếu học ở trường trong nước, và chỉ riêng cái này cũng có thể giúp con đồng chí kiếm ăn được thuân lợi hơn. Nên nếu điều kiện cho phép thì nên học ở trường quốc tế. Du học thì cũng không nhất thiết là con đồng chí sẽ học được nhiều cái hay, thành người có giá trị vì còn tùy thuộc vào trường và giáo viên nơi học lắm. Nhiều sinh viên VN sang Sing, túm năm tụm ba, suốt ngày cày game, ở đây mấy năm mà tiếng Anh vẫn còn bậm bẹ, học hành chẳng được mấy chữ.

      Trường hợp tớ, tớ chẳng học được cái gì từ các giáo sư Nhật cả (chỉ duy nhất một giáo sư người Mỹ thực sự là thầy của tớ, về mọi nghĩa). Nên tớ toàn phải tự học là nhiều, suốt từ Master (trường Nagasaki) cho đến Doctor (Kyushu). Có lẽ du học chỉ cung cấp được cái tên trường trong CV là điều/lợi ích dễ thấy nhất mà thôi. Dẫu sao thì du học cũng là điều nên làm nếu hoàn cảnh cho phép.

      Delete
  2. Thầy lấy tâm thư của em lên đây....đọc lại em thấy ngại và đúng là thầy có thể bắt lỗi từ chính bài viết của em do giọng văn của em còn quá đơn thuần...hy vọng thầy có thể chia sẻ thật nhiều kiến thức bổ ích ví dụ như cách phát hiện vấn đề hoài nghi như thế nào ạ? khi đọc một câu hay một vấn đề nào đó thì hướng suy nghĩ của thầy như thế nào để ạ? và cả về nghệ thuật phản biển nữa ạ? Em cám ơn thầy. :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ lấy một ví dụ đơn giản về bài mới nhất về tỷ giá trên TBKTSG nhé. Khi đọc các phát ngôn của NHNN, là người luôn có tinh thần phản biện thì chắc chắn sẽ thấy có cái gì đó rất không ổn ở đây, khi NHNN lúc nào cũng lặp đi lặp lại băng cassette đã cũ mòn về các nguyên nhân biến động tỷ giá, mà cuối cùng phá giá thì vẫn cứ phải phá giá. Vậy nhiệm vụ của người đọc là phải tìm ra cái lý do thật đằng sau phá giá là gì. Chắc chắn đó không phải là thặng dư cán cân thanh toán theo DỰ BÁO của NHNN là x tỷ USD, vì mấy lẽ. Thứ nhất, đó là dự báo; thứ hai, đó là cho cả năm, hoặc tính đến thời điểm cuối năm, là cái không phải tại thời điểm bây giờ, và vì thế không thể dùng để giải thích cho hiện tượng phá giá như hiện tại đang và đã xảy ra.

      Việc các ngân hàng thương mại có trạng thái ngoại hối bình thường cũng không liên quan gì mấy cả vì đây là phát biểu của NHNN, chưa có/không được kiểm chứng và rất ít độ tin cậy (NHNN nói sai nhiều hơn đúng). Trạng thái này cũng có thể bị bóp méo bởi các quy định hành chính của NHNN, không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường ngoại tệ, nên không thể là căn cứ để phán định tỷ giá có bị sức ép hay không.

      Trên hết, nếu là người có chút kiến thức về tài chính, tiền tệ thì sẽ thấy rất sai, vô lý khi phân tích tỷ giá mà không phân tích cung tiền, là điều hoàn toàn vắng bóng trong phân tích của NHNN. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, và là chìa khóa để tìm ra câu trả lời thật cho biến động tỷ giá vừa qua. Từ đầu mối này, phân tích một chút sẽ thấy VND đã bị cung ra quá nhiều, như phân tích trong bài, gây mất cân đối trong quan hệ tương quan VND-USD.

      V.v...và v.v...

      Tóm lại, bài tỷ giá trên TBKTSG có thể lấy làm ví dụ về cách tớ áp dụng triệt để tinh thần hoài nghi (nghi ngờ NHNN có cái gì đó sai trái, không ổn) và phản biện (mổ xẻ từng luận điểm của NHNN để thấy cái sai, từ đó tìm ra cái có thể là thật). Khi viết, tớ luôn có thái độ coi các quan chức của NHNN không phải là người tài giỏi gì cả. Mục đích chỉ là để họ không làm tớ sợ và ngại để không dám vặn vẹo họ, chỉ ra được cái sai của họ.

      Về nghệ thuật phản biện, tớ không dám ba hoa gì vì khi tranh luận, phản biện gì đó tớ đều viết theo bản năng thôi, không có bí quyết, phương pháp gì cả. Có điều là cách đây mấy tháng tớ có vào đọc bài của tớ phản biện lại đồng chí Tấn Đức trên TBKTSG Online về chuyện tỷ giá,, trong mục comment, có một người đã viết thế này: "Ngoài khía cạnh chuyên môn, bài viết là một ví dụ hay về phương pháp phản biện. Cảm ơn tác giả!". Vậy có thể hiểu là trong bài phản biện này của tớ có một số phương pháp phản biện mà bạn đọc thấy là bổ ích nên đồng chí Vinh có nhu cầu tham khảo thì ghé vào xem bài này trên TBKTSG Online, ở đây:
      http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/93790/Tiep-tuc-trao-doi-chuyen-co-nen-pha-gia-tien-dong.html

      Trao đổi thế đã, tớ đi ngủ đây.

      Hy vọng là các đồng chí "bắt vở" được cách làm/viết của tớ, là cái mà thực ra chẳng có gì ghê gớm, mới lạ cả.

      Delete
  3. Trong bài viết của thầy phản biện đồng chí Tấn Đức có một điều em chưa lý giải được. Tại sao lạm phát ở VN cao hơn lạm phát ở Mỹ là nguyên nhân tiền đồng lên giá thực so với đồng Đô la Mỹ? Bởi theo lý thuyết ngang giá sức mua có:
    Tỷ giá USD/VND = Tỷ giá USD/VND *(1+ lạm phát VN)/(1+ lạm phát US)
    Nếu như vậy, khi lạm phát VN > lạm phát US thì Tỷ giá USD/VND sẽ tăng lên, hay đồng VND xuống giá so với đồng USD hoặc đồng USD lên giá so VND. Thầy lý giải giúp em vấn đề này được không ạ? em cám ơn thầy ạ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có lẽ công thức trên đã bị viết nhầm một chút. Công thức chuẩn tính tỷ giá thực là: r = e*Pf/Pd, trong đó r là tỷ giá thực, e là tỷ giá danh nghĩa, Pf là mức giá nước ngoài, Pd là mức giá trong nước.

      Khi Pd tăng so với Pf, r giảm đi, tức VND lên giá thực so với USD (cần ít VND hơn để mua được một số lượng nhất định hàng hóa nước ngoài). Suy rộng hơn, dù e có tăng (phá giá danh nghĩa) nhưng nếu lạm phát VN lớn hơn lạm phát Mỹ nhiều thì sẽ trung hòa mức tăng của e, thậm chí còn lớn hơn cả mức tăng của e, rốt cuộc làm cho r vẫn giảm, tức là tiền đồng vẫn lên giá thực so với USD, làm giảm tính cạnh tranh của xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, gây áp lực phá giá danh nghĩa VND hơn nữa từ mức hiện tại.

      Delete
  4. Bac Ngoc nham chang? Theo Economic.about.com thi r = e×Pd/Pf?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ nghĩ vấn đề ở đây là trong công thức trên, người ta (người Mỹ, coi USD là bản tệ) dùng tỷ giá niêm yết theo đơn vị USD (USD/foreign chứ không phải foreign/USD). Vì thế, nếu là trường hợp của VND thì theo công thức trên, đồng chí nhân tỷ giá VND/USD với VND (giá) thì sẽ không ra cái gì cả. Ngược lại, nếu USD/VND*VND thì sẽ ra giá trị hàng hóa foreign tính bằng USD (bản tệ). (Ngoài ra, nếu đồng chí google sẽ thấy nhiều bài viết sử dung công thức như của tớ.)

      Cách hiểu cho đơn giản là khi tỷ giá thực giảm đi về giá trị, ví dụ từ 1,2 xuống còn 1, có nghĩa là trước đây giá cả hàng hóa nước ngoài so với giá cả trong nước theo tỷ lệ là 1,2:1 thì nay nó đã giảm xuống tỷ lệ 1:1, và có nghĩa là hàng VN đã đắt hơn tương đối so với hàng nước ngoài (tăng từ 1/1,2 lần lên 1 lần hàng nước ngoài), tức là VND đã appreciate in real terms.

      Delete
  5. Vang, toi cung ko nghi bac nham :-). Mang o Office bi chan nen sang nay ko post them duoc. Ty gia o day la 1 dong noi te doi duoc X dong ngoai te. Con cong thuc cua Vinh Nguyen ko lien quan den real hay nominal ma lien quan den current spot rate va expected spot rate

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).