Saturday 10 January 2015

Những quan niệm sai lầm về phá giá VND (Bài đăng trên CafeF, 11/1/2015)

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nhung-quan-niem-sai-lam-ve-pha-gia-vnd-20150111104235995.chn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải phá giá thêm 1% đồng Việt Nam trong một động thái, cũng giống như những lần trước, xem ra mang tính miễn cưỡng. Điều này có nguyên nhân do phá giá cho đến nay trong con mắt nhiều người vẫn là một điều hết sức có hại, cần tránh và tránh được bao lâu thì tốt bấy lâu, bất chấp áp lực phá giá đã dồn nén, làm cho tỷ giá chợ đen có mức chênh lệch lớn với tỷ giá chính thức.

Trước khi điểm lại một số sai lầm phổ biến về chuyện phá giá, cần lưu ý rằng sự phá giá nêu trong bài này không phải là sự phá giá (tăng tỷ giá chính thức) theo kiểu hủy diệt, tuyệt vọng, vài chục điểm phần trăm một lần, mà là sự điều chỉnh tăng tỷ giá ở mức độ chừng mực, một vài điểm phần trăm một lần (và mỗi lần, nếu có, cách nhau một thời gian tính bằng tháng). Mục đích của việc phá giá theo từng bước nhỏ này chủ yếu là để không gây ra sốc, hoảng loạn.

Sai lầm thứ nhất: phá giá làm gia tăng nợ nước ngoài

Điều này là sai vì nợ nước ngoài trước và sau phá giá (giả sử không vay thêm hay trả bớt đi) không thay đổi. Giả sử nếu Việt Nam vay 1 tỷ USD của các chủ nợ nước ngoài, sau khi phá giá VND, gánh nặng nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn chỉ là 1 tỷ USD, không hơn, không kém một xu. Chính xác hơn, chỉ có thể nói rằng nợ nước ngoài sẽ tăng lên sau phá giá nếu quy 1 tỷ USD này ra VND, và khi đó thì quả thật gánh nặng trả nợ tính bằng VND sẽ tăng lên tương ứng với mức độ phá giá.

Dẫu vậy, xét từ góc độ quốc gia, giả sử NHNN kiên quyết không phá giá khi áp lực phá giá đã gia tăng mạnh để bảo vệ lợi ích (tức không làm tăng gánh nợ bằng VND) của chính phủ, doanh nghiệp, và cá nhân có vay nợ bằng USD. Việc bảo vệ tỷ giá như thế này sẽ không phải là không có phí tổn, và khi đó cần phải cân nhắc thiệt hơn nếu không chịu phá giá. Nói cách khác, cho đến nay, trường phái phản đối phá giá dường như nghiễm nhiên cho rằng NHNN nếu muốn ổn định tỷ giá thì chỉ cần tuyên bố vậy là xong, là được, mà không cần phải làm gì, không phải chịu thiệt hại gì.

Để bảo vệ tỷ giá, NHNN chỉ có mấy lựa chọn chính: (1) dùng biện pháp hành chính để buộc tỷ giá phải ở mức hiện tại; (2) nâng lãi suất (giống như Nga đã và đang làm); (3) tung dự trữ ngoại hối ra để bình ổn thị trường; (4) bóp cầu USD (hạn chế nhập khẩu, không cho mang ngoại tệ ra nước ngoài v.v...); (5) ép tăng cung USD (buộc các doanh nghiệp và cá nhân có nguồn thu USD phải kết hối v.v...); (6) vay nợ thêm nước ngoài để tăng cung USD; (7) phối hợp tất cả các biện pháp này.

Dễ thấy tất cả các biện pháp trên đã từng và đang được thực hiện ở Việt Nam (và mọi nơi trên thế giới), và đều hoặc là để lại hậu quả tiêu cực (ví dụ, nâng lãi suất thì làm khó cho doanh nghiệp, bán ra USD thì làm hao hụt dự trữ ngoại hối, vay nợ thêm thì như là uống thuốc độc để chữa bệnh v.v...), hoặc là không có hiệu quả (ví dụ, dùng biện pháp hành chính sẽ dẫn đến phát triển thị trường đen, bắt kết hối thì không khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu thì vướng với các thỏa thuận tự do thương mại v.v...)

Do đó, nỗi lo lắng về tăng gánh nặng nợ quốc gia (nhưng cần nhắc lại, chỉ là tính bằng VND) tuy có thể là nỗi lo chính đáng nhưng không thể vì đó mà phải hy sinh và trả giá bằng những phí tổn khác còn lớn hơn như nói ở trên. Và ngược lại, dù có muốn can thiệp thì hãy nghĩ rằng việc dùng một phần trong số ngoại tệ mà NHNN lẽ ra phải tung ra từ quỹ dự trữ ngoại hối của mình để bình ổn tỷ giá để bán trực tiếp cho một số doanh nghiệp lựa chọn với tỷ giá ưu đãi (như cách mà Nga đang làm) giúp họ trả nợ sẽ còn có lợi hơn là NHNN bình ổn tỷ giá cho cả nền kinh tế, vì việc này, ngoài những phí tổn nói trên, còn tương tự như việc NHNN “trợ cấp”, bảo lãnh về tỷ giá cho cả nền kinh tế, xui khiến các chủ thể đi vay nước ngoài ào ào mà không cần đếm xỉa đến rủi ro tỷ giá.

Sai lầm thứ hai: phá giá không có lợi cho xuất khẩu Việt Nam vì tỷ trọng đầu vào nhập khẩu lớn.

Tương tự như sai lầm về gánh nặng nợ nước ngoài, tuy tỷ trọng đầu vào nhập khẩu trong hàng xuất khẩu của Việt Nam có lớn, nhưng cho dù có phá giá thì giá thành đầu vào nhập khẩu này vẫn không thay đổi nếu tính bằng USD; nó chỉ tăng lên khi quy ra VND. Trong khi đó, giá bán hàng xuất khẩu lại vẫn được tính bằng USD. Bởi thế chênh lệch đầu vào nhập khẩu (tính bằng USD) và giá bán đầu ra xuất khẩu (bằng USD) là không thay đổi. Ngoài ra và quan trọng hơn, khi đã phá giá, mọi chi phí phi nhập khẩu (phát sinh trong nước, ví dụ, tiền lương, điện, nước v.v...) tính theo USD lại giảm đi. Rốt cuộc, nhà sản xuất và xuất khẩu lại được lợi thêm nhờ phá giá. Đây là một kiến thức cơ bản trong ngoại thương mà không hiểu sao vẫn bị nhầm lẫn một cách hết sức phổ biến ở Việt Nam, kể cả các chuyên gia.

Sai lầm thứ ba: phá giá làm tăng lạm phát vì cái gọi là “nhập khẩu lạm phát”.

Phá giá quả thật sẽ làm tăng lạm phát nếu khối lượng nhập khẩu không suy giảm, và, do đó, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu (với giá quy ra VND cao hơn trước khi phá giá) trong rổ hàng hóa tính CPI không thay đổi. Nhưng phá giá lại có một tác dụng tích cực mà những người phản đổi phá giá thường “quên” mất, đó là hạn chế nhập khẩu.

Hãy xem người Nga hiện đang chật vật thế nào với cuộc sống vì đồng ruble mất giá mạnh đã làm mọi thứ hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ quá tầm với của họ, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu và/hoặc chuyển sang dùng hàng hóa trong nước. Vì thế, khi VND bị phá giá, khối lượng nhập khẩu thường bị sụt giảm ở mức tương ứng (phá giá ít thì sụt giảm ít), do đó tỷ trọng hàng nhập khẩu trong rổ hàng hóa tính CPI cũng giảm theo, bởi vậy không nhất thiết làm tăng CPI (tức lạm phát).

Như vậy, việc phá giá VND thường không dẫn đến gia tăng áp lực lạm phát như người ta lo ngại. Ngược lại, phá giá VND rõ ràng sẽ có tác dụng cải thiện cán cân thương mại cho Việt Nam vì đã góp phần hạn chế nhập khẩu.

Sai lầm thứ tư: ổn định tỷ giá (VND lên giá thực) không làm tăng nhập siêu, do đó không cần phá giá.

Bất chấp lý thuyết và thực tế về ngoại thương liên quan đến phá giá chỉ ra lợi ích phá giá như nói ở trên, nhiều người lại chứng minh một cách ngụy biện rằng dù tỷ giá VND khá ổn định trong 2 năm qua (mặc dù VND lên giá thực so với USD do chênh lệch lạm phát lớn giữa Mỹ và Việt Nam, và, do đó, theo lý thuyết, sẽ dẫn đến nhập siêu) nhưng Việt Nam vẫn xuất siêu; điều đó chứng tỏ ổn định tỷ giá mới là tốt, hoặc không cần phá giá.

Quả là có nhiều tháng trong 2 năm qua Việt Nam đã có xuất siêu. Nhưng phải đặt ngược lại vấn đề rằng, nếu Việt Nam duy trì một tỷ giá cao hơn (VND yếu hơn) thì xuất siêu sẽ ở mức lớn hơn nữa. Trên hết, những người lập luận như trên sẽ giải thích thế nào trước hiện tượng Việt Nam quay trở lại trạng thái nhập siêu từ quý 4 năm 2014 (mặc dù VND chỉ bị phá giá nhẹ trong cả năm 2014 và không bị phá giá trong quý 4), và nhập siêu được dự tính ở mức lớn nhiều tỷ USD trong năm 2015 này? Quan trọn g hơn, người ta sẽ giải thích thế nào với thực tế rằng các nước nào có nhập siêu đều tìm cách phá giá bản tệ của mình để cải thiện tình trạng này?

Sai lầm thứ năm: phá giá làm suy giảm lòng tin nhà đầu tư nước ngoài.

Như đã nói, khi đã có áp lực phá giá VND mà NHNN không muốn phá giá thì buộc phải thực thi một số biện pháp ở trên, mà đều là những biện pháp gây ra tác dụng phụ hoặc không có hiệu quả. Vậy, cho dù có muốn cưỡng lại thì việc phá giá chỉ còn là vấn đề thời gian. Hơn nữa, NHNN có tiềm lực đến đâu để cưỡng lại được thị trường? Có tiềm lực mạnh như Nga với trên 500 tỷ USD dự trữ ngoại hối và các doanh nghiệp xuất khẩu đẻ trứng vàng với nguồn ngoại tệ dồi dào mà rốt cuộc vẫn phải đứng nhìn đồng ruble mất giá nặng nề. Cho dù không có sự trừng phạt và cấm vận của phương Tây, chỉ riêng việc dùng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá đã làm nước này tổn hại hơn 100 tỷ USD chỉ trong vài tuần, để rồi vẫn buộc phải buông tay cho tỷ giá tăng vọt.

Do đó, nhà đầu tư nước ngoài hiểu được điều này, hiểu được tính ngắn hạn của những biện pháp can thiệp bình ổn tỷ giá, nếu có, của NHNN, và biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Trong bối cảnh đó, việc NHNN khăng khăng tuyên bố không phá giá, không cần phá giá, có đủ nguồn lực để ổn định tỷ giá v.v... để rồi cuối cùng cũng phải phá giá sẽ chỉ càng làm cho uy tín của NHNN và niềm tin của nhà đầu tư bị sứt mẻ.

Tóm lại, về tỷ giá, bài học rút ra là muốn không phá giá thì đừng để áp lực phá giá gia tăng (do, ví dụ, thi hành một chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức, làm lạm phát tăng, VND lên giá thực lớn); và khi đã để áp lực phá giá đã gia tăng đủ lớn thì tốt nhất là hãy phá giá ở thế chủ động, với những bước nhỏ và ở thời điểm bất ngờ, chứ đừng “quyết liệt” nói không với phá giá để đến lúc tình thế tuột khỏi tầm kiểm soát, buộc phải buông tay để VND rơi tự do.

41 comments:

  1. 1. Theo bác, hiện tại tỷ giá USD/VNĐ nên là bao nhiêu thì không cần phải nói đến chuyện phá giá nữa? Và cơ sở nào để bác nêu lên tỷ giá đó?Nếu bác không biết

    2. Bác nói "khi VND bị phá giá, khối lượng nhập khẩu thường bị sụt giảm ở mức tương ứng (phá giá ít thì sụt giảm ít), do đó tỷ trọng hàng nhập khẩu trong rổ hàng hóa tính CPI cũng giảm theo, bởi vậy không nhất thiết làm tăng CPI (tức lạm phát).". Nói vậy là sai rồi bác ạ. Khi phá giá, hàng nhập khẩu sụt giảm nên trở thành khan hiếm và giá sẽ cao hơn. Khi đó các mặt hàng trong nước tương đương với hàng nhập khẩu cũng tăng giá giá theo. Chưa kể, khi phá giá, nguyên vật liệu nhập khẩu quy ra VNĐ cũng tăng dẫn đến giá thành SX tăng và giá bán trong nước cũng tăng theo -> CPI tăng. Nói chung, còn nhiều lập luận của bác rất sai, nhưng không muốn mất thời gian để viết ra đây cho mệt. Lúc nào rảnh thì viết tiếp. Bác vẫn ngụy biện rất giỏi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thôi được, tớ đành chấp nhận trả lời cho đồng chí vậy, chỉ muốn để cho đồng chí thấy rõ được mình dốt như thế nào và khỏi phải vặn vẹo tớ những lần sau nữa. Nhưng tớ sẽ không trả lời thẳng, mà bắt đồng chí cùng làm bài tập với tớ. Đồng chí muốn tớ tranh luận tiếp thì phải trả lời các câu hỏi của tớ đến nơi đến chốn nhé.

      Về câu 1: Như tớ có lần đã nói, căn cứ phá giá dựa trên mức độ lên giá thực của VND. Vậy đồng chí tính cho tớ từ lần phá giá mạnh năm 2011 đến nay, VND đã lên giá thực bao nhiêu % rồi? Trả lời được câu này thì đồng chí đã tự trả lời được câu hỏi của đồng chí đấy.

      Câu 2: Thế này nhé, giả sử trước đến nay đồng chí có nhiều tiền, thích xài thịt bò Mỹ và không thích, không muốn ăn thịt bò nội vốn, giả sử, rẻ bằng 1/2 giá bò Mỹ. Nhưng vì do phá giá nên bò Mỹ quy ra VND thành ra đắt gấp 3 lần bò nội. Vì đắt quá mà thu nhập của đồng chí không tăng lên nên đồng chí buộc phải chuyển sang ăn bò nội, mặc dù không thích. Tương tự như vậy, cả nước thay vi ăn, ví dụ, 1/2 bò nội, 1/2 bò Mỹ, nay chuyển sang ăn thịt bò nội hết. Vậy trong rổ hàng hóa tính CPI, mặt hàng gọi là thịt bò nói chung có giá cao hơn hay thấp hơn sau khi phá giá?

      Delete
    2. haha, trả lời vậy đủ biết bạn còn dốt hơn những người bạn chê. Bò Mỹ tăng giá vì phá giá, chẳng lẽ bò Việt lại đứng yên? Sữa ngoại tăng giá, chẳng lẽ sữa ngoại không tăng theo? Bạn sẽ trả lời: Bò Mỹ tăng giá, bò nội 'KHÔNG NHẤT THIẾT" tăng giá. Nếu vậy, bò Mỹ tăng giá, không nhất thiết người mua sẽ chuyển sng ăn bò nội! Bạn cũng ko thông mình hơn ai mà chê người ta dốt.

      Bạn không thể trả lời thẳng tỷ giá bao nhiêu là phù hợp nên bạn cũng chỉ đoán mò. NHNN đang điều hành tỷ giá theo hướng tăng và tăng theo áp lực từng bước của thị trường và theo nhiều yếu tố khác chứ không chỉ có mỗi việc phá giá. Bạn đâu hiể được những điều này vì trình độ của bạn chỉ có lý thuyết (học từ sách vở). Tôi hỏi bạn nếu quả thực VNĐ đang được định giá quá cao, vì sao không xảy ra tình trạng như Nga (nhà nước không thể cứu nổi)? Nói chung bạn không khôn hơn ai cả đâu, đừng tự sướng. Bạn chỉ có một cái giỏi là giỏi ngụy biện!

      Delete
    3. Binh tĩnh đã. Chưa trả lời tớ là là giá của rổ hàng hóa thịt bò tăng lên hay giảm đi. Đồng ý là giá của thịt bò nội có thể sẽ tăng, nhưng giá của thịt bò sau phá giá trong ví dụ này chỉ còn lại toàn bò nội thì cao hơn giá của thịt bò nửa nội nửa Mỹ trước đây à?

      Về chuuện mức đọ phá giá, đã tính mức lên giá thực VND như tớ bảo chưa? Không tính được à?
      Về chuyện tại sao vnd không như ruble, đã bảo là đọc lại bài trên mà, vẫn chưa hiểu à? Với lại, VN khác với Nga ở điểm gì trong trường hợp này?

      Delete
  2. Nếu bác không biết (hoặc không có cơ sở để nói) tỷ giá nên là bao nhiêu (để khỏi cần phá giá) thì đừng nên yêu cầu phá giá một cách chung chung như vậy. Phá ba nhiêu là đủ và khi nào thì dừng? Và tại sao? Bác thử nói rõ xem sao thay vì cứ nói chung chung là phải phá giá mà không dám nói là phá bao nhiêu, theo lộ trình nào...; và cũng chẳng có cơ sở định lượng nào.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ biết phá giá bao nhiêu là đủ chứ! Đã trả lời bên trên. Còn chuyện phá giá có định lượng, đồng chí công nhận rằng hành động nới lỏng tiền tệ của Mỹ và Nhật, EU cũng là một hành động phá giá không? Vậy đồng chí có bao giờ đọc thấy một nghiên cứu định lượng nào về việc những nền kinh tế này nên phá giá bao nhiêu (để bản tệ yếu đi bao nhiêu %) không? Mà tớ với đồng chí đã phang nhau về chuyện này mấy tháng trước rồi, đồng chí vẫn chưa thông hay quên rồi hay sao mà lại lôi ra đây? Hết chuyện nói rồi à?

      Delete
    2. Sao không? Mồm luôn đòi phá giá mà bản thân không biết nên phá bao nhiêu và dựa trên co sở nào thì còn nói làm gì? Tôi chưa phang với anh lần nào, nhưng cái kiểu lập luận chung chung thiếu cơ sở của anh Ngọc tôi thấy cũng chẳng có gì hay ho. Một số bạn đã tranh luận với anh rồi. Họ có lý đấy!

      Delete
    3. Hehe, hình như đều là hình nhân của Tôn Ngộ Không? Néu chưa phang với tớ lần nào thì tìm đọc cái mà tớ đã trả lời đồng chí Ếch mấy tháng trước nhé

      Delete
  3. Bạn nói: "Như đã nói, khi đã có áp lực phá giá VND mà NHNN không muốn phá giá thì buộc phải thực thi một số biện pháp ở trên, mà đều là những biện pháp gây ra tác dụng phụ hoặc không có hiệu quả. Vậy, cho dù có muốn cưỡng lại thì việc phá giá chỉ còn là vấn đề thời gian. Hơn nữa, NHNN có tiềm lực đến đâu để cưỡng lại được thị trường? Có tiềm lực mạnh như Nga với trên 500 tỷ USD dự trữ ngoại hối và các doanh nghiệp xuất khẩu đẻ trứng vàng với nguồn ngoại tệ dồi dào mà rốt cuộc vẫn phải đứng nhìn đồng ruble mất giá nặng nề. Cho dù không có sự trừng phạt và cấm vận của phương Tây, chỉ riêng việc dùng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá đã làm nước này tổn hại hơn 100 tỷ USD chỉ trong vài tuần, để rồi vẫn buộc phải buông tay cho tỷ giá tăng vọt.".

    Vậy vì sao, suốt thời gian qua (bất chấp những nỗ lực gào thét đòi phá giá của bạn), tỷ giá USD/VNĐ vẫn tương đối ổn định và không bị tình trạng như Nga? Nếu như thực tế đồng VNĐ đang được định giá quá cao thì cho dù NHNN có nỗ lực cứu như Nga thì tự thân nó cũng sẽ rớt xuống một cách thảm hại chứ nhỉ???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đọc lại bài chính bên trên, chú ý nội dung để ổn định tỷ giá thì NHNN cần phải làm gì; và phần kết luận. Chỉ gợi ý thế thôi nhé.

      Delete
    2. Lại bí rồi nên muốn rút?

      Delete
    3. Lại thêm một hình nhân nữa. Không đọc như tớ khuyến nghị à? Nếu đọc mà không hiểu thì tớ không chịu trách nhiệm về sự hấp thu chậm này

      Delete
  4. Không chỉ vì tất cả những vặn vẹo này của đồng chí đã được tớ nói rõ trong loạt bài về tỷ giá cho đến nay mà tớ đã trả lời nhiều lần là hãy tìm đọc kỹ lại trong blog này, mà còn vì đồng chí và những quân xanh quân đỏ của đồng chí (kiểu Tôn Ngộ Không hô biến lông mình thành một loạt Tôn) không xứng đáng để tớ phí thời gian thêm như đã nói nên tớ không trả lời gì thêm các vặn vẹo này nhé. Đừng cố gắng chọc tớ, và đừng nhầm lẫn là tớ không trả lời được nhé!

    ReplyDelete
  5. Thì cứ trả lời bạn nào đó đi, đ/c Ngọc. Tôi cũng muốn hỏi đ/c những câu như vậy. Tỷ giá nào theo đ/c là hợp lý, tại sao? Đ/ c cứ trả lời thử xem. Gì mà sợ dữ vậy?

    ReplyDelete
  6. Ha ha bí rồi hả? Thôi đã vậy thì đừng đi bắt bẻ người khác nữa! Tranh luận gì mà toàn né tránh! Chán thật! Dám chơi mà không dám chịu!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ phải nhắc lại lần nữa là đừng có bao giờ hy vọng là tranh luận mà thắng được tớ. Chỉ vì đồng chí không đáng để tớ tranh luận, hiểu chưa?

      Delete
    2. Hehe thùng rỗng kêu to!

      Delete
    3. Hình như nói nhẹ thì đồng chí không thấm thì phải. Tớ đã từng đuổi đồng chí khỏi blog này mà đồng chí không biết nhục, vẫn lảng vảng để quấy rầy tớ. Là người hay loài gì vậy?

      Delete
    4. Câu trên của đ/c Ngọc thể hiện rõ đ/c là "loài" gì rồi nhé. TS cần có văn hóa!

      Delete
  7. Phá giá làm gia tăng nợ nước ngoài. Điều đó hoàn toàn đúng nều hiểu theo nghĩa phải cần nhiều tiền đồng hơn để mua USD trả nợ (vì VN đâu có tự in USD ra được). Khi đó nợ công (bằng VNĐ sẽ tăng lên và thêm gánh nặng cho ngân sách. Nói vậy có gì sai mà anh Ngọc cứ chê bai hoài vậy ta? Tui không bênh ai, nhưng thấy một số bạn lập luận cũng có lý, sao anh Ngọc lại né tránh tranh luận mà cứ bảo "đọc lại các bài của tớ sẽ biết". Vì người ta thấy anh lập luận không đúng, người ta phản biện ngay trong bài này, sao lại ghét họ nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí hình như không có thói quen đọc hiểu? Đọc lại bài chính bên trên, phần "Sai lầm thứ nhất..." thì thấy câu trả lời (hỏi rất ngớ ngẩn vì tớ đã nói rõ là nợ tăng lên nhưng chỉ là tính bằng VND, và cũng công nhận rằng gánh nặng trả nợ VND cũng sẽ tăng lên).

      Delete
    2. Đã công nhận sao còn chê người ta dốt??? Người ta nói nợ công tăng là ý nói tính theo VNĐ- ai cũng hiểu, chỉ một người cố tình ko hiểu rồi chê người ta dốt?

      Delete
    3. Đọc lại, nghĩ cho kỹ trước khi nói nhé để hiểu ngừo khác nói gì

      Delete
  8. Các bác cứ thích ép người khác, bác Ngọc không thích trả lời thì thôi.

    Đề nghị các bác chuyển hướng nhé...!

    ReplyDelete
  9. Bạn là quân xanh của đ/c Ngọc rồi! Post bài lên mạng chê bai người khác. Khi có người tranh luận lại thì trốn tránh bắng cách chê họ không đủ trình độ. Chơi kiểu gì vậy ta?

    ReplyDelete
  10. Hey, bạn Ngọc. Ban noi pha gia rat tot cho XK. Vay dong rup Nga bay gio bi pha gia so voi USD thi nuoc Nga phai xuat khau tot lam chu? Dong rup yeu nhu vay thi nuoc Nga co loi lam chu sao lai lo so? Bay gio pha gia cho dong VN yeu di, vi du 1 USD= 50.000 VNĐ chac la tot lam ha? Pls explain!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dong chi chung minh nguoc lai rang XK cua Nga ko tang len di

      Delete
    2. Vậy theo ý anh, về tỏng thể, nuoc Nga có lợi khi đồng rúp yếu (tỷ giá USD-rúp cao) như hiện nay?

      Delete
    3. To hoi lai, dieu gi khac nhau giua VN va Nga trong truong hop nay, va tai sao Nga lai ra nong noi nay, va ket luan trong bai cua to lien quan nhu the nao o day?

      Delete
    4. Vấn đề đã rõ ở đây là không cứ phá giá để làm yếu đồng nội tệ là tốt mà phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa. Tình hình nước Nga hiện nay cho thấy việc đồng nội tệ yếu đi (do phá giá hay do thả lỏng) không nhất thiết là tốt cho nền kinh tế. NHNN cũng đã cân nhắc nhiều yếu tố nên mới quyết định điều chỉnh tỷ giá ở mức độ vừa phải, chứ không nghe lời bác mà phá thí mạng. Bác thì chỉ thấy mỗi việc phá giá có lợi cho XK nên cứ đòi phá và phá. bây giời thì bác cũng đã "tự diễn biến" rồi, cũng đồng ý là phá từ từ, có cân nhắc, cẩn trọng... Vậy hóa ra, bác đã nghe lời người dốt hơn mình (theo cách nhận định của bác) là NHNN?

      Delete
    5. Lại đọc lại cho kỹ bài của tớ, khi nào thì nên phá giá, như thé nào... Chứ không phải tự nhiên đùng đùng phá giá. Đã nói rõ trong bài rồi đó, đừng hiểu sai nhé

      Delete
  11. Bạn Anynomous gì đó ơi, đừng phí lời với vị Ts lí thuyết này nữa. Vị này chỉ giỏi chê vô căn cứ thôi, cứ có biết gì đâu. Lập luận tầm bậy, khi bị người ta vặn lại thì chỉ biết buông một câu :các cậu dốt quá, tớ ko muốn tranh luận nữa. Cứ tưởng bài lên báo là đúng và hay hả. Biên tập viên của báo có phải tiến sĩ hay chuyên gia đâu mà biết được bài của bạn sai chỗ nào? Họ cứ đưa lên cho rộng đường dư luận còn bạn thì tưởng vậy là oai nên tự sướng!

    ReplyDelete
  12. Này, tranh luận không nói chuyện "đuổi" nhé. Nếu ai chê bạn, bạn đều đuổi hết thì chỉ còn kẻ nịnh bạn mới được vào blog này hả? Bạn chửi người ta trên blog của mình thì không sao; người ta chê bạn thì bạn đuổi? Bạn nên tự hỏi bạn thuộc loại gì vậy?

    ReplyDelete
  13. Em góp ý, em không bênh ai hết, nhưng các bác tranh luận theo kiểu mạt sát nhau thì còn gì ý nghĩa nữa. Nếu ai đó không thích thì có thể rút êm, chứ như "Chí Phèo" thì mọi người cười cho, chẳng đẹp mặt chút nào!

    ReplyDelete
  14. Lại thêm một quân xanh nữa? Đã đưa bài lên mạng, chê người khác dốt thì cũng phải chấp nhận để người khác tranh luận và chỉ ra cái dốt của mình, chứ không thể chỉ biết chê công khai tầm bậy rồi cấm cửa người ta vào xem vào bình luận?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác ơi, xanh đỏ gì ở đây! Bác nên hiểu rằng việc tranh luận là ý kiến riêng của từng người, đúng hay sai để mọi người tự phán xét. Quyền phản biện hay ý kiến riêng nên được tôn trọng. Quả thật em cũng không thích cách trả lời kiểu chê bai người khác của bác Ngọc, nhưng nếu xét nhiều góc độ thì có thể bỏ qua vì mục đích chính là chia sẻ với nhau mà bác.

      Delete
    2. Xanh đỏ có nghĩa là một người nhưng dùng nhiều nick, giả vờ là nhiều người khác nhau để tăng thêm áp lực, làm như là có nhiều người ủng hộ mình ấy mà. Kiểu này chắc là bọn Dư luận viên hoặc là những looser không đủ tư cách để, không cần được nói chuyện tử tế.

      Chứ còn muốn tranh luận tử tế với tớ thì tớ luôn welcome mà.

      Delete
    3. Bác Ngọc phí thời gian gõ phím với các bạn ẩn danh này làm gì??

      Delete
    4. Tớ cũng biết vậy nhưng nhiều khi không tránh được, chứ không kê cmnr như đồng chí được :)). Vì thế mà các đồng chí Dư luận viên mới phát huy tác dụng!

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).