Monday, 19 January 2015

Người Thái thâu tóm thương hiệu Việt – Cần được nhìn nhận cởi mở hơn! (Bài đăng trên CafeF, 19/1/2015)

 http://cafef.vn/doanh-nghiep/nguoi-thai-thau-tom-thuong-hieu-viet-can-duoc-nhin-nhan-coi-mo-hon-20150119124105836.chn

Hiện tượng các đại gia Thái Lan mấy năm gần đây thi nhau thâu tóm (mua lại cổ phần) một loạt các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã làm dấy lên nhiều “tâm tư”, lo ngại thật sự trong dư luận ở Việt Nam. Cũng dễ hiểu, những doanh nghiệp này và thương hiệu của mình đều thuộc diện nổi tiếng, đi đầu trong lĩnh vực hoạt động của chúng, và thường là niềm tự hào “thương hiệu Việt” vốn còn rất ít ỏi, hiếm hoi ở Việt Nam như Prime Group, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh, Kinh Đô, Phở 24, Metro Việt Nam, Vinamilk, Sabeco, hay Điện máy Nguyễn Kim.

Dường như sự lo ngại pha lẫn chút ngạc nhiên, khó hiểu đến từ xuất sứ của những đại gia đi thâu tóm này. Sẽ là bình thường hơn nếu những người đi thâu tóm đến từ Mỹ, Nhật, Singapore, EU, hay thậm chí Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan, vốn là nơi sản sinh những đại gia, những “con cá mập” chuyên đi “săn mồi” – thôn tính doanh nghiệp - ở những quốc gia khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, các thị trường mới nổi.

Và cũng sẽ là bình thường hơn nếu những doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề đa dạng, dường như chẳng có liên quan gì đến nhau này lại không bị thâu tóm và tập trung vào tay một số ít đại gia đến từ... Thái Lan.

Nhưng xét cho cùng, hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam bị thâu tóm bởi các đại gia Thái Lan cũng nên được coi là điều bình thường vì mấy lý do sau.

Thứ nhất, các đại gia Thái Lan này đều là tỷ phú đô la, nên đương nhiên là nếu họ thích, quan tâm và muốn thâu tóm thì họ sẽ có đủ tiềm lực (và chẳng cần phải xin phép, hỏi ý kiến ai) để thâu tóm được nhiều, và rất nhiều doanh nghiệp, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác, thay vì cần phải có nhiều đại gia nhỏ hơn mới thâu tóm hết được các doanh nghiệp Việt Nam này.

Vậy thì cái sự “lạ” ở đây chỉ còn là tại sao lại là doanh nghiệp ở Việt Nam mà không phải là ở các nước khác? Về điều này thì chỉ có những người trong cuộc, tức những đại gia Thái Lan này, mới có câu trả lời rõ ràng được.

Mặc dù người bên ngoài cho rằng họ “dọn đường” để chờ đón cơ hội đến từ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực năm nay, hoặc họ nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường nhiều tiềm năng đến từ dân số đông, tăng trưởng khá, vị trí địa lý là cửa ngõ vào Lào và Campuchia.

Thứ hai, chuyện thâu tóm của các đại gia Thái Lan này (với giá cao ngất ngưởng) không chắc chắn là đúng đắn, hợp lý, có lời trong cả ngắn lẫn dài hạn.
Bản thân nhiều trong số doanh nghiệp trước khi “bán mình” cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nên chẳng có gì có thể khẳng định được rằng khi về tay các đại gia Thái Lan, chúng sẽ lập tức lột xác hoàn toàn, ăn nên làm ra.

Vậy thì hãy coi các thương vụ thâu tóm này chỉ như mọi vụ thâu tóm, sáp nhập và hợp nhất (M&A) khác mang tính “thuận mua vừa bán”. Vì thế, không nên quan niệm rằng chuyện thâu tóm này là một mất mát, tổn thất cho phía Việt Nam.

Ngược lại, thậm chí trong nhiều trường hợp, các vụ M&A này lại là lối thoát, giải pháp khôn ngoan, là món hời với số tiền khủng thu được, của các ông chủ Việt Nam nắm giữ những doanh nghiệp này. Còn chúng ta, những người ngoài cuộc, không cần phải lo thay cho những ông chủ doanh nghiệp Việt Nam này vì họ biết rõ hơn cần phải làm gì.

Thứ ba, những doanh nghiệp và thương hiệu này sau khi bị thâu tóm thì vẫn còn đó, vẫn có xuất sứ từ Việt Nam, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam như mọi loại hình doanh nghiệp khác, và chỉ có chủ sở hữu là thay đổi (một phần hay toàn bộ).

Các ông chủ mới Thái Lan không “bê” các doanh nghiệp này về Thái Lan, hay đi nơi khác, hoặc đổi tên doanh nghiệp, tên thương hiệu vốn đã quen thuộc, gắn bó với người Việt – chính là lý do hấp dẫn họ. Nên việc thâu tóm này không thể bị quy cho cái tội là đã lấy đi hết các “niềm tự hào thương hiệu Việt”, làm suy yếu lợi ích quốc gia, và làm cho gia sản kinh tế của người Việt không còn gì. 

Ngược lại, phải nên quan niệm rằng nếu để các doanh nghiệp, các thương hiệu này lay lắt trong tay các ông chủ cũ người Việt thì chắc sẽ có một ngày các doanh nghiệp và thương hiệu này bị xóa sổ.

Thứ tư, sự thâu tóm của các đại gia Thái Lan này được gắn một cách khiên cưỡng với nguy cơ hàng hóa Thái Lan sẽ lấn át hàng trong nước, đe dọa lợi thế “sân nhà” của hàng Việt. Cần nói ngay rằng một khi các doanh nghiệp này vẫn còn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì sản phẩm của chúng làm ra vẫn được đóng mác “Made in Vietnam”, do bàn tay người Việt tạo ra (và tất nhiên việc sản xuất ra chúng vẫn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và việc làm cho Việt Nam), chứ không phải là “Made in Thailand”, mặc dù ông chủ thật sự của chúng có thể là người Thái Lan.

Nếu muốn rạch ròi hơn, thì cần chỉ ra rằng hàng Việt Nam, “Made in Vietnam” do những doanh nghiệp của các ông chủ Thái Lan này sản xuất ra sẽ chỉ gặp thách thức và bị chèn ép khi hàng “Made in Thailand” xâm nhập từ Thái Lan, qua con đường nhập khẩu, đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam, dẫn đến thu hẹp sản xuất và công ăn việc làm của người Việt.

Tóm lại, việc các đại gia Thái Lan (hay bất cứ nước nào khác) thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam cần được nhìn nhận và đón nhận một cách cởi mở hơn, coi đó là điều tất yếu trong thời đại hội nhập kinh tế.

1 comment:

  1. Cảm ơn bài viết của tác giả

    ------------------------------------
    Ms Nga-Kinh Doanh-SacoJet.vn

    090 262 1479 – 1900 63 6479
    Chuyên Đặt vé máy bay VietJet giá rẻ và uy tín tại TpHCM

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).