Friday, 9 January 2015

Tăng tỷ giá là điều tất yếu (Bài đăng trên CafeF, 9/1/2015)

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tang-ty-gia-la-dieu-tat-yeu-201501090723350737ca34.chn

Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD tăng thêm 1% – lần điều chỉnh đầu tiên trong vòng 6 tháng.Với biên độ điều chỉnh + 1%, tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng USD mới là 21.458 VND/USD.
Trước đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được duy trì trong suốt một thời gian dài ở mức 21.246 VND/USD, một mức xem ra được hình thành mà không dựa trên bất cứ cái gì ngoài ý muốn chủ quan của NHNN, đơn giản vì nó luôn ở mức này, bất kể thị trường trồi sụt thế nào (có lẽ nó chỉ có chức năng như một mốc tham chiếu để hình thành biên độ biến động giá trần và sàn theo định hướng).

Trong khi đó, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng được duy trì ở mức cao hơn, nhưng cũng lại gây sự chú ý khi gần như đi ngang, thành một đường thẳng, ở mức sát trần cho phép, bất chấp thực tế là tỷ giá thị trường tự do đã vọt lên mức cao hơn nhiều (ở mức trên 21.600). Điều này làm người ta buộc phải nghi ngờ rằng tỷ giá niêm yết đó cũng chỉ để cho có, chứ còn việc mua và bán USD trên thực tế hoặc là không diễn ra (người có USD không muốn bán, người cần USD lại không mua được với tỷ giá bị khống chế này), hoặc là lại dựa vào một tỷ giá thỏa thuận ngầm gần sát với tỷ giá trên thị trường tự do.

Bởi vậy, đợt tăng tỷ giá mới này là điều tất yếu và tích cực, phản ánh gần sát hơn cán cân cung cầu trên thị trường ngoại hối đang nghiêng về phía cầu. Điều đáng nói còn lại chỉ là thời điểm và mức độ.

Về thời điểm, tại sao NHNN lại chọn thời điểm ngay đầu năm này để phá giá, trong khi mới trước đó không lâu, quan điểm ổn định tỷ giá (thậm chí là không cần phá giá) vẫn thắng thế, và tỷ giá biến động nhỏ còn được ca ngợi là một thành công, một điểm sáng trong điều hành của NHNN?

Lý do đầu tiên có thể nghĩ đến là chuyện thành tích. NHNN rõ ràng đã thấy áp lực phải phá giá hơn nữa sau đợt phá giá 1% hồi tháng 6/2014, đặc biệt là trong quý 4, với tỷ giá đã nhiều lần áp sát và kịch mức trần. Nhưng trước đó, do NHNN luôn khẳng định không có lý do gì để phá giá, không cần phá giá, với hàng loạt dữ liệu cụ thể minh chứng rất hùng hồn cho lập trường của mình, nên một đợt phá giá mới, dù là nhỏ, sẽ là điều có hại cho uy tín của, cho lòng tin vào NHNN, làm tiêu tan thành tích “ổn định vĩ mô” của họ. 

Do đó, lựa chọn thời điểm sang năm mới, sau khi đã rào trước đón sau rằng năm 2015 cũng có thể phá giá, là một lựa chọn khá khôn ngoan của NHNN, khi vừa kịp thời giải tỏa được một phần áp lực phá giá đang tăng cao, vừa tiếp tục cho thị trường thấy rằng họ vẫn đang đi đúng, thực hiện đúng định hướng của mình đề ra từ đầu (không phá giá quá 2% trong năm 2014).

Lý do thứ hai có thể có đằng sau đợt tăng tỷ giá lần này là diễn biến bất ngờ về tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế. Đồng USD đã đột ngột mạnh lên đáng kể so với các đồng tiền chủ chốt khác trong thời gian gần đây do nền kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc ngoài dự đoán trong khi châu Âu và Nhật tiếp tục tăng trưởng trì trệ và buộc phải (cân nhắc) dùng đến các gói kích thích, nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương. 

Trong bối cảnh USD mạnh lên đáng kể như vậy, việc neo tỷ giá VND vào USD rõ ràng là một việc làm dại dột vì làm ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam, trong khi các nước khác đều hoặc là chủ động phá giá bản tệ (để bản tệ yếu đi so với USD), hoặc là chấp nhận để bản tệ bị phá giá. Trên ý nghĩa này, việc phá giá VND thêm một lần nữa cho thấy là việc tất yếu và tích cực.

Hai lý do trên và bản thân việc phá giá lần này cũng cho thấy những căn cứ mà NHNN cũng như của nhiều người đưa ra để chứng minh rằng không cần phải phá giá, phá giá không có lợi, không có lý do gì để phá giá v.v... thực ra chẳng có giá trị gì, hoặc không xác đáng, không đúng vấn đề.

Về mức độ phá giá 1%, có thể thấy đây là một bước đi mang tính thận trọng, để đảm bảo nó không gây ra một cơn hoảng loạn như đã từng xảy ra vài năm trước đây khi NHNN phá giá tới 9%. Mức độ này cũng là hợp lý nếu xét đến định hướng phá giá của NHNN không quá 2% trong năm nay.

Nhưng cũng ngay ở định hướng phá giá không quá 2% này ta có thể thấy một bất ổn lớn ở đây. NHNN đã tự trói mình bằng cái định hướng và định mức phá giá này. Ngay đầu năm đã dùng hết 1% trong room cho phép phá giá là 2%, vậy điều gì làm NHNN có thể chắc chắn và tự tin khẳng định rằng từ nay đến cuối năm (hơn 11 tháng nữa!), nếu có phải phá giá thì họ cũng sẽ chỉ cần phá không quá thêm 1% nữa là đủ để lập lại cân bằng cung cầu USD và ổn định tỷ giá?

Do đó, như người viết đã đề cập đến đôi lần, trong bối cảnh nhiều bất trắc, nhiều biến cố không thể dự đoán được, một lập trường chính sách tỷ giá khôn ngoan phải là một lập trường có lối thoát, không để thị trường dự đoán được và đi trước chính sách tỷ giá của NHNN. Xét trên khía cạnh này, việc bất ngờ phá giá ngay từ đầu năm này là điều đáng hoan nghênh khi nó tạo bất ngờ cho thị trường, tránh được đầu cơ nhưng cũng đồng thời tránh được hoảng loạn. 

Nhưng điều cần tránh lặp lại, và cần sửa sai ngay sau đây là NHNN bằng cách nào đó rút lại hoặc làm nhẹ đi cái định hướng không phá giá quá 2% nói trên, chỉ để ngỏ cho thị trường thấy rằng NHNN sẵn sàng điều chỉnh linh hoạt tỷ giá theo biến động của thị trường và các cân đối vĩ mô khác (và không đưa ra bất cứ định hướng nào bằng con số, như cách làm của các ngân hàng trung ương khác trên thế giới).

17 comments:

  1. Quả thật bác lại làm khó bác Bình rồi, Bác Bình đang cố chứng tỏ mình có khả năng kiểm soát mọi thứ trong lãnh vực phụ trách để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng quan điểm của bác Bình (hay NHNN) từ trước đến nay vẫn dùng chiêu thức "tỉ giá thả nối có kiểm soát" và để yên lòng dân nên mới đưa ra cái ngưỡng giao động 2% như vậy.
    Còn bàn về thông tin công bố của NHNN chỉ để tham khảo thôi (mị dân), chứ thực tế nói và làm luôn ngược nhau mà. Bởi vậy, dân chơi có câu "Hãy nghe NHNN nói và hãy làm ngược lại" thì mọi chuyện đều ổn!

    ReplyDelete
  2. Mình thấy bác Ngọc cứ mãi luận điệu cũ là cần phải phá giá. Ai chẳng biết điều đó, nếu thấy rõ là đồng VN đang yếu đi thật sự. Vấn đề là điều chỉnh (chứ không phải phá như ý bác) bao nhiêu và vào thời điểm nào (nước nào cũng thận trọng như vậy chứ không riêng gì VN). NHNN đã rất thận trọng (sự thận trọng cần thiết) và cũng đã điều chỉnh. Phá giá (mạnh) không nhất thiết sẽ mang lại lợi ích tổng thể cho nền kinh tế (trừ chuyện xuất khẩu có thể tăng, nhưng cũng không đem lại lợi ích nhiều vì hàm lượng nhập khẩu trong xuất khẩu hiện rất cao). Tôi thấy NHNN đang đi những bước thận trọng, kể cả trong hành động lẫn trong phát ngôn là đúng. Chẳng lẽ NHNN lại phát ngôn là "năm nay sẽ linh hoạt điều chỉnh tỷ giá theo giá thị trường". Nếu nói vậy, lập tức nhiều người sẽ gom USD vì họ sẽ phán đoán theo hướng sẽ điều chỉnh tăng tỷ giá. Khi đó, tỷ giá sẽ tăng theo sức gom USD của những kẻ đầu cơ và những người lo xa (sợ tăng tỷ giá nên ra sức gom USD) và như vậy, thị trường càng hỗn loạn. Tôi thấy bác Ngọc cứ chỉ trích người khác mà không suy nghĩ thấu đáo. Rõ chán!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí cũng đang sai: Đồng VND yếu sao lại bảo là ai chẳng biết là cần phải PHÁ GIÁ? Đồng chí là người hiểu biết mà còn sai thế thì sao cứ bảo tớ nhai mãi luận điệu cũ?

      Về khái niệm nữa, từ phá giá là tớ dịch từ devaluation, đồng chí dịch là điều chỉnh à? Theo đồng chí thì người nước ngoài dùng từ gì cho hành động "điều chỉnh" này của NHNN?

      Đồng chí nhớ lại xem NHNN thận trọng cái gì? Có phải là luôn khẳng định không "điều chỉnh" tỷ giá không? Nếu đúng thì đồng chí sẽ càng hiểu tại sao tớ cứ phải nhai đi nhai lại luận điệu cũ này.

      Đồng chí cho tớ biết, giữa câu "điều chỉnh không quá 2%" với câu "điều chỉnh linh hoạt theo biến động của thị trường và các cân đối vĩ mô khác" thì câu nào thận trọng hơn?

      Giả sử đồng chí muốn đầu cơ, nhưng không thể biết được lúc nào thị trường sẽ như thế nào, liệu đồng chí có ôm luôn USD từ bây giờ rồi ngồi đợi dài cổ ra cho đến khi VND mất giá không? Càng hỗn loạn là thế nào?

      Delete
    2. Rồi về chuyện tác dụng tiêu cực của phá giá nữa, tớ vừa viết một bài phang thêm về những cái sai trong luận điệu phá giá thì có hại cho nền kinh tế như của đồng chí. Bài do chắc sắp được đăng trên báo, đồng chí vào đọc rồi phang tớ tiếp nhé. Đồng chí nói về xuất khẩu, về lợi ích tổng thể của phá giá, chứng tỏ đồng chí cũng chẳng biết gì hơn những người khác tớ phang (đừng tự ái nhé).

      Delete
  3. Yếu đây có nghĩa là lạm phát VND cao so với lạm phát USD (nhưng tỷ giá thì thể hiện nó còn mạnh hơn thực tế). Nghĩa là, đúng ra 1 USD phải "ăn" nhiều VND hơn (vì VND yếu mà), nhưng 1 USD hiện đang "ăn" ít hơn nên mới cần phá giá. Nếu VND đang mạnh thì phá giá làm gì. Vì nó yếu, nhưng tỷ giá không thể hiện là nó yếu, nên mới đặt vấn đề phá giá. Ý là vậy chứ không phải hiểu sai như đ/c nghĩ đâu!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ nghĩ là tớ không nên tốn thêm thời gian với đồng chí vì đồng chí không đủ trình độ để tranh luận, không hiểu điều mình đang tranh luận.

      Delete
    2. Bí quá rồi chê bai. Không tranh luận được thì tìm cách rút êm bằng cách nói người khác không đủ trình độ. Luận điệu của bạn chủ yếu là nêu những trường hợp không chắc chắn về lập luận của người khác. Khi một người nêu một lập luận, một suy luận về một vấn đề gì; ví dụ nếu việc này xảy ra, thì việc kia cũng có thể xảy ra; lập tức bạn phản biện bằng luận điệu: "khi việc này xảy ra, việc kia KHÔNG NHẤT THIẾT xảy ra" và tự cho là mình đúng. Kiểu ngụy biện ấy đã quá xưa và đã từng có một bạn nào đó vạch mặt. Thế mà bạn vẫn cứ tự sướng và khi có ai đó đòi hỏi bạn phải có những lập luận thuyết phục hơn khi phang người khác, bạn lại chê và thoái thác tranh luận (bằng cách chê người dó dốt, kém, không đủ trình độ). Bạn nên đóng blog này đi và tự đọc, tự sướng với những bài viết của mình, hơn là cứ khoe ra, nhưng không muốn ai chê bạn cả. Thật lòng, trình độ của bạn cũng chỉ gói gọn trong những lập luận "không nhất thiết" và "nếu như", chứ chẳng có gì mới! Chính bạn mới không hiểu điều mình đang tranh luận là gì!

      Delete
    3. Tớ vừa comment quân xanh của đồng chí như dưới đây. Thôi, như tớ nói, hãy tiết kiệm thời gian công sức để xây dung đất nước nhé.

      Delete
    4. Bác xây dựng đất nước bằng cách xúi phá giá và chê bai từ Thống đốc đến chuyên gia? Ai cũng dốt cả, chỉ mình bác giỏi? Mà giỏi sao không khẳng định làm gì, nên làm gì mà cứ suốt ngày "không nhất thiết" với "có lẽ", "có thể"? Bác bảo: "một lập trường chính sách tỷ giá khôn ngoan phải là một lập trường có lối thoát". Người điều hành vĩ mô không cần lối thoát an toàn cho mình (kiểu nói nước đôi của bác thì lúc nào cũng có lối thoát) mà cần những động thái an dân để đạt mục tiêu ổn định vĩ mô. Cực đoan như bác chỉ có mà sớm bán lúa giống!

      Delete
    5. Hehe, thực tế nó trả lời hộ tớ nhé, và cho cả đồng chí nữa.

      Delete
  4. Phá giá vội vã, thiếu cân nhắc sẽ có hại cho nền KT. Điều này chính bạn cũng thừa nhận trong một bài viết trước của chính bạn. Còn điều chỉnh tỉ giá một cách cẩn trọng là cần thiết. Nói chung bạn chỉ nói theo lý thuyết (thấy tỷ giá thể hiện nó mạnh, trong khi nó thực sự yếu thì nên phá giá). Thực tế, ít ai thả nổi tỉ giá (trừ khi đồng nội tệ cũng là 1 đồng tiền mạnh, có giá trị thanh toán quốc tế). Bạn cứ nhìn vào các nước có đồng tiền mạnh rồi muốn áp dụng như vậy vào đồng tiền VNĐ là sai rồi! Đọc những bài "phang" của bạn thấy rất nguy hiểm. Ai yếu bóng vía mà nghe bạn thì chết! Rất may, vẫn còn nhiều người sáng suốt nên không vội nghe lời bạn! bạn từng cổ súy phá mạnh, sau đó, cũng chính bạn cho rằng cần phá giá từng bước thận trọng. Khi NHNN điều chỉnh tý giá thận trọng thì bạn lại tự sướng và khoe thành tích cứ như là nhờ bạn 'dấu tranh" nên NHNN mới điều chỉnh tỷ giá. Thực tế NHNN đã có tính toán trước chứ không phải là vì bạn đòi phá giá nên mới phá!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ cũng đã nhận ra đã từng tranh luận với đồng chí về chuyện này, và như tớ nói ở trên, không muốn phí thời gian them với đồng chí nữa. Đồng chí chưa thông thì chịu khó đọc lại các bài viết của tớ nhé (và mong hiểu được cho đúng những điều tớ viết).

      Delete
    2. Haha. Tam thập lục kế...?

      Delete
    3. Bác nào đó phang bác Ngọc dữ quá. Tiếc là bác Ngọc chỉ tìm cách chuồn, không đủ lý lẽ để phang lại nến muốn rút êm bằng cách nói "không muốn phí thời gian". Đã phí thời gian để phang người khác thì sao lại tiếc thời gian khi bị ai đó phang lại?

      Delete
    4. Bố khỉ, đồng chí định giết tớ đấy à? Vì tớ đang nôn cả ruột vì sặc. Cũng quân xanh quân đỏ, dương đông kích tây như gì, khiếp quá. Nói như đồng chí Thịnh gì đó, để thời gian công sức đó mà đóng góp cho đất nước nhé.

      Delete
  5. "Nhưng cũng ngay ở định hướng phá giá không quá 2% này ta có thể thấy một bất ổn lớn ở đây. NHNN đã tự trói mình bằng cái định hướng và định mức phá giá này. Ngay đầu năm đã dùng hết 1% trong room cho phép phá giá là 2%, vậy điều gì làm NHNN có thể chắc chắn và tự tin khẳng định rằng từ nay đến cuối năm (hơn 11 tháng nữa!), nếu có phải phá giá thì họ cũng sẽ chỉ cần phá không quá thêm 1% nữa là đủ để lập lại cân bằng cung cầu USD và ổn định tỷ giá?"

    Khi đưa ra mức điều chỉnh max 2% là NHNN muốn người dân an tâm, chớ nghe lời kẻ xấu tung tin nhảm về chuyện tăng tỷ giá để mà hoang mang. Đó là cách thức điều hành vĩ mô, cũng là cách NHNN triệt tiêu cơ hội của những kẻ cơ hội (đồn thổi bậy bạ, mua gom USD rồi bán...). Hàm ý cơ bản thế mà bác Ngọc ko nhận thức được lại cứ đi chê là NHNN tự "trói" mình. Chẳng lẽ NHNN lại đi nói : " chúng tôi sẽ phá giá mạnh" hay " chúng tôi sẽ phá giá theo thị trường"? mà thị trường là giá nào? Bác Ngọc muốn dân chúng hoang mang theo kiểu :" năm nay chắc lại xin tăng giá điện"? Bác cay cú điều gì mà chỉ trích NHNN dữ vậy? Cái kiểu la ông ổng của bác, may mắn là bác không phải thống đốc, chức nếu bác mà thống đốc thì thị trường tiền tệ VN chắc đi đong. Bác hô hào phá giá, bác la to lên là nếu kìm hãm tỷ giá thì sẽ nguy hiểm chết người... Thời gian qua, NHNN kiểm soát tỷ giá như vậy, vì sao VN vẫn xuất siêu, vì sao không có chuyện gì nguy cấp xảy ra? Chán bác thật!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu trả lời cho mấy câu hỏi của đồng chí có trong bài mới nhất của tớ (hôm nay). Đồng chí đọc rồi tự trả lời cho mình, đừng hỏi tớ nữa nhé.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).