Thursday 18 August 2016

Nên chắt chiu tiền của dân (Bài đăng trên TBKTSG, 18/8/2016, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/150182/Nen-chat-chiu-tien-cua-dan.html

Chắc không ít người đọc sẽ bị sốc khi đọc được cái tin Đà Nẵng đang tính chuyện dời Trung tâm hành chính khỏi tòa nhà 2.131 tỷ đồng chỉ vừa mới khánh thành và đi vào sử dụng được 3 năm.

Sốc vì sự “bạo tay” hoang phí tiền thuế của dân nay đã thăng tiến thêm lên một tầm cao mới. Các cán bộ tôi tớ của dân ở đã không chỉ dừng lại ở việc mạnh tay chi tiền từ nguồn nộp thuế của dân, từ nguồn bán đất đai cũng là của dân để xây trụ sở mới ngàn tỷ (đã đội vốn 142% từ con số dự toán ban đầu là 880 tỷ đồng) trong khi các trụ sở, văn phòng cũ vẫn còn dùng tốt. Họ còn dũng cảm, bất chấp dư luận để đẩy sự việc đi xa hơn bằng dự định xây khu hành chính mới thay cho tòa nhà mà lúc thiết kế và khánh thành mới đó không lâu đã được ca ngợi là biểu tượng của hiện đại, thống nhất và hiệu quả của thành phố, là bước đột phá trong việc thực hiện một nền hành chính công thân thiện, tận tụy phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.


Điều đáng nói là những lý do mà chính quyền Đà Nẵng đưa ra để biện minh cho chủ trương di dời này đều… lãng xẹt!
Lý do đầu tiên được đưa ra là tòa nhà hiện nay ở vị trí không phù hợp, ảnh hưởng đến giao thông trong giờ cao điểm. Điều này có thể là một thực tế. Hãy bỏ qua chuyện phải xử lý những người liên đới trong phê duyệt chủ trương xây dựng trung tâm hành chính này đã có tầm nhìn không tương xứng với viễn kiến của họ về một trung tâm hành chính hiện đại phục vụ tốt cho dân chúng thành phố. Chuyện đáng bàn ở đây là làm gì với tòa nhà hiện tại khi chính quyền Đà Nẵng di dời sang một nơi làm việc mới. Giả sử nó sẽ được bán cho chủ mới, được chuyển đổi công năng sử dụng sang văn phòng, khách sạn, hoặc thậm chí là chung cư cao cấp… Với quy mô lớn, cao 37 tầng, hàng chục ngàn mét vuông diện tích sử dụng đủ chỗ cho nhiều nghìn người sống, làm việc, thì khi chuyển đổi công năng, chắc chắn tòa nhà này sẽ lại gây ra ùn tắc giao thông, thậm chí không phải chỉ trong giờ cao điểm. Vậy chính quyền Đà Nẵng đã tính đến thực tế này chưa? Nếu đã tính rồi mà vẫn quyết định di dời thì phải chăng họ có thái độ “khuất mắt trông coi”, coi việc gây ùn tắc giao thông và chịu hậu quả của ùn tắc là việc của người khác? Nói như vậy để thấy là nếu đã gây ra hậu quả ùn tắc giao thông thì chính quyền cần tìm biện pháp khắc phục ùn tắc giao thông, hoặc không thì phải giảm mật độ người làm việc trong tòa nhà, chấp nhận đây là những khiếm khuyết khi quyết định đặt trung tâm ở trong tòa nhà này.

Lý do thứ hai của việc di dời là không khí trong tòa nhà chưa sạch (không đủ ô xi), và nhiệt độ tòa nhà quá nóng. Người viết bài này hàng ngày ngồi làm việc trong một tòa nhà cũng có 37 tầng hình ô van tứ bề là kính trơ trọi trước nắng chiếu rọi sáng chiều, được xây từ năm 1997 ở Singapore. Quả thật, ngồi cạnh bức tường kính bị nắng chiếu rọi, vẫn có thể thấy sức nóng hấp thụ mặc dù đã kéo mành che chắn. Nhưng điều này được giải quyết bởi một hệ thống điều hòa mạnh đủ để nhân viên phải mặc thêm áo giữ ấm. Và hiện nay chủ sở hữu tòa nhà đang khắc phục thêm bằng cách lắp các ô văng bên ngoài tòa nhà để vừa trang trí, vừa che nắng, một công việc vốn đã kéo dài từ nhiều tháng qua. Nói chuyện này để thấy chuyện nóng và thiếu ô xi chỉ là vấn đề kỹ thuật và sẽ có những giải pháp khắc phục rẻ hơn nhiều, nếu muốn, so với việc đầu tư xây một trụ sở mới ở nơi khác.


Về việc chính quyền cho rằng đã yêu cầu quản lý tòa nhà có nhiều biện pháp khắc phục như bơm khí tươi nhưng chưa khắc phục được để lấy đó làm lý do di dời, thì cần đặt vấn đề ngược lại. Chính quyền Đà Nẵng muốn bán được tòa nhà cho ai đó thì họ buộc phải tìm mọi cách khắc phục các khiếm khuyết trên, nếu không muốn bán với cái giá rẻ như cho, vì chủ mới, với cùng lý do, sẽ không thể sử dụng được tòa nhà này. Mà nếu bán giá rẻ thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Và lấy tiền ở đâu để bù vào mà xây nơi mới (vấn đề này sẽ được nói thêm ở dưới)? Còn nếu quyết tâm khắc phục và sẽ khắc phục được các khiếm khuyết này thì việc gì phải di dời đi nữa?


Lý do thứ ba của việc di dời mà nghe huyễn hoặc, lãng xẹt nhất là để thực hiện chủ trương “xây dựng khu hành chính chứ không phải trung tâm hành chính”. Không hiểu khu hành chính so với trung tâm hành chính thì sẽ có khác biệt quan trọng, có ý nghĩa gì, mang lại những công năng gì mới hơn, tốt hơn cho thường dân, hay chỉ để giải quyết khâu “oai” và là cơ hội mới để kiếm chác, trục lợi? Vừa mới nhảy vọt từ các trụ sở phi tập trung lên trung tâm hành chính hẳn chưa đủ độ hay sao mà chính quyền Đà Nẵng lại “thừa thắng” xông lên, tính đến một bước “đại nhảy vọt” khác?
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chính quyền Đà Nẵng tự làm ra tiền để trang trải cho phí tổn xây dựng trụ sở, khu hành chính mới mà không phải dựa vào tiền thuế của dân, được lấy từ ngân sách, cho dù chỉ là một phần. Họ có thể bao biện là lấy tiền bán tòa trung tâm hành chính hiện tại để chi trả. Nhưng như nói ở trên, để bán được giá thì họ phải khắc phục các khiếm khuyết hiện tại đang là một phần lý do để họ di dời. Mà đã khắc phục được rồi thì không có lý do gì để di dời nữa. Đó là chưa kể tiền bán tòa nhà này suy cho cùng vẫn là tiền của dân chứ không phải tiền của chính quyền Đà Nẵng, và do đó phải ưu tiên cho các mục đích nâng cao đời sống dân chúng trước đã.


Chính quyền Đà Nẵng cũng có thể lấy lý do là bán đất để lấy tiền xây dựng. Nhưng họ nên lưu ý rằng đất cũng là của dân, và quỹ đất chỉ có hạn, bán hết đi rồi thì sau này trông vào đâu để mà giải quyết các nhu cầu chi tiêu cần thiết, cấp bách khác? Hơn nữa, bán đất chỉ là giải pháp “cực chẳng đã”, dành cho những nhu cầu quốc kế dân sinh, cấp bách, mà không còn xoay vào đâu được nữa. Xét trên khía cạnh này thì rõ ràng xây khu hành chính mới tuyệt nhiên không phải là cấp bách, không có không xong.
Và cuối cùng, chính quyền Đà Nẵng sử dụng lá chắn “lấy ý kiến rộng rãi” của nhân dân và/hoặc cán bộ nhân viên làm việc trong tòa nhà để quyết định việc di dời. Điều đáng nói là theo thông tin cho biết thì lúc xây tòa trung tâm hành chính hiện tại, người ta đã không lấy ý kiến nhân dân mà vẫn quyết định làm. Nhưng thôi, lần này hãy nghiêm túc thực hiện và tuân thủ kết quả việc lấy ý kiến rộng rãi của người dân xem họ có ủng hộ “sáng kiến” di dời này hay không. Và chỉ nên lấy ý kiến của dân chứ không phải lấy ý kiến của cán bộ nhân viên làm việc trong tòa nhà hiện tại vì suy cho cùng những người này vẫn đang được dân chi trả lương nên không có động cơ tiết kiệm từng đồng tiền thuế mà người dân đang phải chắt chiu để nộp.


Tóm lại, nếu chính quyền Đà Nẵng không muốn mang tiếng là đi đầu trong phong trào phá nát ngân sách quốc gia bằng phương pháp mới thì tốt nhất là họ nên từ bỏ chủ trương di dời trung tâm hành chính và/hoặc xây dựng khu hành chính mới.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).