http://www.vef.vn/2011-12-07-qua-som-de-ha-lai-suat-huy-dong
(VEF.VN) - Khi áp lực lạm phát còn lớn và kỳ vọng lạm phát còn cao, việc hạ trần lãi suất huy động quá sớm sẽ làm trầm trọng thêm làn sóng rút tiền gửi ở ngân hàng đầu tư vào những tài sản bảo toàn giá trị. Mục tiêu lạm phát dưới 10%/năm càng trở nên mong manh.
Trước diễn biến lạm phát có dấu hiệu giảm nhiệt trong những tháng gần đây, Chính phủ đã có những chỉ đạo hạ lãi suất, mà việc đầu tiên là nhắm tới hạ trần lãi suất huy động dự kiến từ 14%/năm xuống còn 12%/năm, trên cơ sở dự báo rằng lạm phát năm 2012 chỉ ở dưới mức 10%/năm.
Trong bối cảnh nhiều bất trắc như hiện nay, dự báo về lạm phát dưới mức 10%/năm và kèm đó là động thái hạ lãi suất huy động xem ra là hơi lạc quan và quá sớm.
Để giải thích cho nhận định trên, trước tiên, ta xuất phát từ quan sát rằng dường như chúng ta vẫn chưa đạt được một đồng thuận về nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam và cách thức chống lạm phát.
Mục đích chính của việc ban hành Nghị quyết 11 là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bằng chính sách tiền tệ thắt chặt - "tội đồ" chủ yếu gây ra lạm phát ở Việt Nam. Nhưng đến tận hôm nay, vẫn thấy những phát biểu của không ít người quy lạm phát bởi những nguyên nhân như hệ thống phân phối (mà lạ thế, trước đây cho đến tận giờ hệ thống phân phối vẫn thế mà lạm phát đâu có cao?). Thậm chí, lạm phát còn bởi thiếu hụt cung do chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng cao làm doanh nghiệp phá sản (chắc người ta quên mất rằng lãi suất tăng cao cũng sẽ làm giảm tổng cầu, và do đó, cán cân cung cầu không nhất thiết xấu đi, nếu không muốn nói ngược lại).
Đấy là chưa kể những nguyên nhân khách quan rất được ưa dùng bởi cơ quan quản lý giá cả như thiên tai, dịch bệnh, giá hàng hóa và xăng dầu quốc tế tăng (chắc người ta quên mất các nước nhập khẩu khác không có mức lạm phát cao như Việt Nam).
Nhiều người còn chỉ ra những lý do "vĩ mô" hơn như cơ cấu kinh tế không hợp lý với sự phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu nhập khẩu (chắc người ta quên trả lời câu hỏi, tại sao vẫn cùng một cơ cấu kinh tế như vậy mà trước đây lạm phát đã không cao như hiện nay?).
Tóm lại, thời gian càng trôi đi kể từ lúc ra Nghị quyết 11, nhận thức về gốc rễ của lạm phát là chính sách tiền tệ mở rộng càng phai nhạt, và những giải thích không chính thống lại càng trỗi dậy trở thành rất có ảnh hưởng lên hướng đi chính sách. Bằng chứng, ngày càng nghe thấy những lời kêu gọi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần nới lỏng chính sách tiền tệ để cứu cái này, cái kia, với lời đe dọa rằng nếu không thì sẽ xảy ra phá sản, đổ vỡ, khủng hoảng, tệ nạn xã hội..v..v... Và dường như, tiếng kêu này đã thấu đến tai những người có trách nhiệm, với chính sách tiền tệ đã có xu hướng nới lỏng quá sớm.
Nói chính sách tiền tệ bị nới lỏng quá sớm vì dự báo lạm phát dưới 10%/năm này (dựa trên diễn biến lạm phát giảm nhiệt gần đây) lại được đem ra làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dự kiến ở mức 15%-17% trong năm 2012, cao hơn mức mục tiêu 12% năm 2011 này. Song song với đó, trần lãi suất huy động cũng được dự kiến giảm từ mức 14%/năm xuống còn 12%.
Như vậy, có thể thấy sự chông chênh lớn/mâu thuẫn về hoạch định và điều hành chính sách. NHNN xây dựng chính sách tiền tệ (thực chất là nới lỏng, với kế hoạch tăng trưởng tín dụng lớn, ở mức 15%-17% năm 2012) dựa trên mục tiêu lạm phát dưới 10%, mà mục tiêu lạm phát đó lại chỉ có thể đạt được khi chính sách tiền tệ phải là thắt chặt về bản chất (đảm bảo để đưa lạm phát về dưới 10% - một ngưỡng vẫn còn rất lớn).
Góp phần thêm vào mâu thuẫn này là sự có mặt của kỳ vọng lạm phát. Kỳ vọng lạm phát là yếu tố hun nóng thêm câu chuyện lạm phát và đồng thời cũng làm câu chuyện lạm phát chậm giảm nhiệt. Kỳ vọng lạm phát vẫn còn nguyên đó trong bối cảnh bất trắc vĩ mô, sai lầm về hoạch định và điều hành bất nhất các chính sách vĩ mô, cũng như mức lạm phát hiện tại vẫn ở mức cao, đặc biệt khi chính sách tiền tệ - cái van điều chỉnh lạm phát - vẫn được mở rộng ngay thời điểm này kéo dài sang năm tới. Một bằng chứng là ngay với trần lãi suất 14%/năm, bất chấp các cam kết, dự báo của Chính phủ rằng lạm phát trong năm tới chỉ ở một con số, số dư tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, theo một số báo cáo, đã giảm (mạnh).
Trong hoàn cảnh hiện tại với áp lực lạm phát còn lớn và kỳ vọng lạm phát còn cao, hành động hạ trần lãi suất huy động quá sớm - thực chất là một cách san sẻ cưỡng bức gánh nặng thua lỗ, khó khăn của giới doanh nghiệp và ngân hàng lên vai người gửi tiền - sẽ làm trầm trọng thêm làn sóng rút tiền gửi ở ngân hàng đầu tư vào những tài sản bảo toàn giá trị. Mục tiêu lạm phát dưới 10%/năm càng trở nên mong manh.
Tóm lại, hành động nới lỏng chính sách tiền tệ và hạ lãi suất huy động tại thời điểm này là chưa xuất phát từ những nhận thức đúng đắn và cân nhắc cẩn trọng. Không phải vô cớ mà Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới phát biểu hôm 3/12 vừa rồi rằng: "Lúc này vẫn còn quá sớm để Chính phủ Việt Nam đảm bảo sự tự tin với mục tiêu đưa lạm phát 2012 xuống một con số. Do đó, Chính phủ cần cẩn trọng xem xét kỳ vọng của mình có đạt được hay không".
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ
(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
Chúc mừng a Ngọc có một bài viết đơn giản, dễ hiểu nên rất hay. Chỉ tiếc rằng ở VN người ta vẫn bảo từ gần chục năm nay, doanh nghiệp TW điều hành chính phủ, DN địa phương điều hành lãnh đạo tỉnh... Thậm chí đã có đại biểu QH (tôi nhớ là ĐB Nguyễn Ngọc Đào, đoàn Hà Nội) chất vấn TT Nguyễn Tấn Dũng về chuyện này ngay tại phiên chất vấn TTCP - Hôm đó tôi cũng có mặt tại Hội trường Bộ QP, nơi QH khóa 12 và 13 họp. Khi DN đã điều hành CP thì làm sao mà ổn định tiền tệ, lạm phát trung và dài hạn được. Chỉ khi nước sôi lửa bòng, chết cả lũ đến nơi thì DN mới chịu để CP thắt chặt TCTT, qua cơn nguy kịch thì đâu lại vào đấy thôi.
ReplyDeleteChắc anh không nhớ tôi là ai.
Anh Mai thân mến
ReplyDeleteCám ơn anh đã khen ngợi. Nghe anh nói vậy, tôi đoán anh là một vị quan chức mà tôi đã từng gặp ở Hà Nội, sau này sang Thụy Sĩ với gia đình, đúng không ạ? Nếu đúng thế thì thật là vui. Hy vọng có dịp gặp anh ở Thụy Sĩ.
Trân trọng
Vâng, đúng đấy anh ạ. Viết bình luận tôi không muốn thể hiện mình là nặc danh, nhất là với những người muốn nói lẽ phải và vẫn nặng lòng vì đất nước như anh (mặc dù biết tiếng nói của mình hầu như chẳng có tác dụng). Chúc anh có một week end thoải mái, vui vẻ.
ReplyDeleteAnh Đ. thân mến
ReplyDeleteMong anh thỉnh thoảng viết báo để chung sức với những người như tôi góp tiếng nói đến những người có trách nhiệm ở Việt Nam. Tôi rất lo ngại tình trạng những người như ông Kiêm, ông Ngân lại có tiếng nói có tác động đến những người làm chính sách. Tôi cho đến giờ vẫn chẳng hiểu tại sao những người như họ lại lên được những cái chức vụ trước đây và bây giờ.
Trân trọng
Chào a Ngọc,
ReplyDeleteAnh viết là đến giờ vẫn không hiểu tại sao người... thì lên chức cao, rồi tiến sĩ thì dốt quá...
Tôi đã đọc bài anh nhận xét về TS ở VN, sau đó lại đọc 1 bài có tựa đề "tiến sĩ đầu han rỉ", trong đó có trích mấy câu tức của anh. Nghĩ buồn cười nên tôi lưu lại trong Blog của mình kèm theo nhận xét: "TS Ngọc không hiểu rõ xã hội và hệ thống chính trị ở VN nên mới viết bài tức tối về các vị TS Việt như trích dẫn trong bài này". (http://toithichdoc.blogspot.com/2011/11/tien-si-au-han-ri.html).
Giải thích đơn giản nhất là thế này: Sống lâu ở VN thì ai cũng hiểu, đây là xã hội lộn ngược hay còn gọi là phản xã hội. Thế giới văn minh làm gì thì ta đều làm ngược lại. Và vì sống trong xã hội lộn ngược nên để tồn tại ta cũng phải lộn ngược. TS có trình độ thật phải giả vờ dốt đặc, và phải giả vờ sao để sếp tin là thật chứ lộ ra thì bị cô lập ngay. Ngược lại những TS dốt đặc, chẳng học hành gì, thì lại được xã hội coi trọng, đi đến đâu cũng được hoan hô, viết bài nào cũng được khen ngợi, đánh giá cao (nhưng đa phần đều biết là hoan hô, khen ngợi giả vờ vì không làm thế không được).
đi đến đâu cũng được hoan hô, viết bài nào cũng được khen ngợi, đánh giá cao (nhưng đa phần đều biết là hoan hô, khen ngợi giả vờ vì không làm thế không được)... Từ đó họ càng tưởng mình giỏi, và nhiều người không học khác cũng dần dần tin là người đấy giỏi thật, cứ sái cổ tin theo, nói theo, làm theo, để được giỏi theo. Cứ thế xã hội ngày càng phát triển (theo hướng lộn ngược).
ReplyDelete