Sunday, 6 April 2025

Thâm hụt thương mại với Mỹ - Hiểu sai thì sao mà làm đúng?

Nhiều người, nhất là từ Việt Nam, diễn giải con số 90% - mức thuế mà Mỹ cáo buộc Việt Nam đánh lên hàng hóa xuất khẩu của họ vào Việt Nam – thành ra mức chênh lệch giữa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ và nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam. Bởi vậy, theo họ, muốn giảm chênh lệch này (tức thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam) thì Việt Nam cũng cần phải tăng mạnh nhập khẩu từ Mỹ lên để ngang bằng với mức xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Mà như vậy là bất khả thi vì những lý do như hàng hóa của Mỹ đắt quá tầm với của nhiều người Việt Nam, hoặc chỉ có một số ít hàng hóa của Mỹ là có nhu cầu ở Việt Nam..., cho dù Mỹ có sẵn lòng hạ thuế nhập khẩu từ Việt Nam về 0%. Suy ra, Việt Nam không thể làm hài lòng, đáp ứng được yêu cầu của đồng chí Trump!

Hiểu như trên là một sai lầm lớn, đặc biệt nếu những người làm chính sách, đi đàm phán cũng hiểu như vậy.

Như đã nói ở bài trước, con số 90% là kết quả của công thức tính mức thuế đã bao hàm thêm một số biến số, đại lượng khác (bên cạnh nhập khẩu của Mỹ từ đối tác thương mại, xuất khẩu của đối tác thương mại vào Mỹ) để phản ánh đúng hơn con số thuế quan cần phải áp lên đối tác thương mại nhằm đưa thương mại song phương về mức “công bằng” hơn. Ở đây ta không bàn đến tính đúng đắn về học thuật của công thức này.

Con số tính ra từ công thức này như vậy không phải là, mà cũng không phải chỉ phản ánh mỗi thâm hụt xuất nhập khẩu giữa 2 nước. Có thể hiểu rằng con số này cho thấy mức thuế THỰC TẾ mà Việt Nam đã áp lên hàng hóa Mỹ, có thể bao gồm đúng những loại thuế “trá hình” khác Mỹ đã và đang cáo buộc cho Việt Nam, như hàng rào thuế quan, rào cản (phi) thương mại, yếu tố tiền tệ (thao túng tỷ giá), và để hàng hóa của Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam xuất sang Mỹ. (Lưu ý chữ THỰC TẾ ở đây).

Nếu những cáo buộc của Mỹ là sự thật (mà tớ cho rằng khó cãi được) thì hành động đơn phương đề xuất hạ thuế nhập khẩu cho hàng hóa Mỹ vào Việt Nam xuống 0% là không đủ, không có hiệu quả (nhất là trong bối cảnh thuế nhập khẩu danh nghĩa áp cho hàng hóa Mỹ hiện tại không quá cao), khi những cáo buộc vẫn còn nguyên đó, không được giải quyết thích đáng. Hơn nữa, nếu kèm theo đề xuất này là đề xuất Mỹ cũng phải hạ thuế nhập khẩu cho hàng Việt Nam về 0% thì sẽ là... rất không biết người biết ta, càng làm tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam!

Tiếp đó, giả sử Việt Nam đơn phương hạ thuế nhập khẩu hàng hóa của Mỹ về 0%. Khi đó, đúng là không có gì đảm bảo Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu từ Mỹ lên đến hàng trăm tỷ USD để cho ngang bằng với mức xuất khẩu sang Mỹ như hiện nay, bởi sức mua, bởi giá bán, bởi nhu cầu và thị hiếu trong nước...

Tuy nhiên, Việt Nam về nguyên tắc chẳng cần phải nhập khẩu từ Mỹ nhiều đến thế. Mục đích Mỹ gây sức ép là để giảm thâm hụt thương mại song phương, thì bản thân việc hạ thuế nhập khẩu cho Mỹ sẽ làm tăng nhập khẩu của Mỹ vào Việt Nam (dù có thể không lớn so với mức thâm hụt 123 tỷ USD hiện nay), làm giảm bớt thâm hụt thương mại của Mỹ. Nhưng đây cũng mới chỉ là một trong số những hành động cần thực hiện.

Những hành động khác, thậm chí có ý nghĩa và hiệu quả nhiều hơn, đó là giải quyết triệt để các cáo buộc khác của Mỹ nói trên.

Cụ thể, nếu khắc phục triệt để được tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam xuất sang Mỹ, và giả sử tỷ trọng hàng đội lốt này chiếm mức khiêm tốn là 50% hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì tự khắc con số giá trị xuất khẩu 123 tỷ USD của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm đi tới một nửa, chỉ còn gần 62 tỷ USD. Giả sử thêm, nhờ thuế hạ về 0%, nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng gấp đôi từ mức 13 tỷ USD lên 26 tỷ, tức thâm hụt của Mỹ với Việt Nam sẽ chỉ còn ở mức đôi ba chục tỷ USD.

Giả sử thêm Việt Nam thành tâm xóa bỏ triệt để những rào cản thương mại và những gian lận thao túng khác mà Mỹ cáo buộc, nhập khẩu từ Mỹ chắc chắn sẽ tăng đáng kể, mà theo ước tính của Mỹ (được trích dẫn trong một bài viết của tác giả Lê Hồng Hiệp) lên tới ít nhất 18 tỷ USD mỗi năm.

Chưa hết, giả sử thêm Việt Nam cũng phải nghiêm chỉnh khắc phục các cáo buộc gian lận, cạnh tranh không lành mạnh khác trong xuất khẩu của mình sang Mỹ (ví dụ như thế nào thì các đồng chí tự tìm hiểu) thì chắc chắn xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn co hẹp lại hơn nữa.

Cộng hiệu ứng giảm xuất khẩu sang Mỹ, tăng nhập khẩu từ Mỹ từ tất cả các yếu tố trên lại thì thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam trở thành khiêm tốn hơn nhiều, hoặc thậm chí  là không đáng kể.

Tóm lại, Việt Nam chẳng cần phải tăng vọt (vô vọng) nhập khẩu từ Mỹ lên hàng chục lần như hiện nay, và việc hạ thuế nhập khẩu từ Mỹ về 0% cũng chỉ là một trong những biện pháp cần làm để Mỹ xem xét lại thực chất mức thuế đối ứng cho Việt Nam, thậm chí không có ý nghĩa lớn như các biện pháp khác nêu trên.

Một điều rút ra quan trọng nữa là không nên mang đề xuất hạ thuế nhập khẩu cho Mỹ vào Việt Nam về 0% như một quân bài mặc cả để đổi lấy việc Mỹ cũng phải làm như vậy (tại sao thì các đồng chí lại tự tìm hiểu, dựa vào những phân tích trên và các bài viết trước đây).

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).