Sunday, 4 November 2018

Sau vụ đổi 100 usd bị phạt 90 triệu đồng, sửa luật thế nào? (Bài đăng trên Zing, 3/11/2018)

https://news.zing.vn/sau-vu-doi-100-usd-bi-phat-90-trieu-dong-sua-luat-the-nao-post888761.html


Ngày 4-9-2018, UBND TP Cần Thơ quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với ông Nguyễn Cà Rê vì đã đổi 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Ông Rê cũng bị tịch thu gần 2,3 triệu đồng đã đổi được. Ngoài ra, ông Rê còn bị phạt 90 triệu đồng vì đã vi phạm việc mua, bán ngoại tệ tại nơi không được thu đổi ngoại tệ, theo điểm a, khoản 3, điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo điều khoản trên, hành vi “mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” sẽ bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng. Như vậy, trước tiên có thể khẳng định việc phạt tiền ông Rê, về nguyên tắc, là đúng quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định 96).

Tuy nhiên, về định lượng, việc quy định mức phạt trong một giải biên độ từ 80 triệu đến 100 triệu (lưu ý là có nhiều điểu khoản tương tự trong Nghị định 96), mà lại không đưa ra một tiêu chí nào để làm cơ sở để quyết định xử phạt cụ thể là 80 triệu, 90 triệu, 95 triệu hay 100 triệu v.v… là một thiếu sót, bất cập trong Nghị định 96. Do đó, việc phạt ông Rê 90 triệu đồng có thể nói ngay là một hành động chủ quan của người ra quyết định xử phạt, tạo ra những thắc mắc, tranh cãi khó bề lý giải thỏa đáng. Chẳng hạn, nếu căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi bán 100 USD của ông Rê để xử phạt thì lẽ ra mức phạt phải ở ngưỡng thấp nhất, tức chỉ là 80 triệu chứ không thể là 90 triệu. Vì vậy, cần sửa lại điều khoản này của Nghị định 96 để có cơ sở xử phạt công bằng và nghiêm minh (sẽ được nói thêm ở dưới đây).

Xử phạt ông Rê theo điểm a, khoản 3, điều 24 nói trên cũng bị dư luận, kể cả giới luật sư, phản đối, với lý do rằng ông Rê không thể biết được đâu là tổ chức được hay không được phép thu đổi ngoại tệ. Lập luận này là sai về… lý. Vì nếu nói vậy thì những hành vi phạm pháp ví dụ như tiêu thụ đồ trộm cắp sẽ luôn được cãi trắng tội với lý do là vô tình, không biết đó là của gian. Nói cách khác, trách nhiệm của người mua bán ngoại tệ như ông Rê là phải xác định rõ tổ chức mua bán ngoại tệ như tiệm vàng Thảo Lực có được phép mua bán ngoại tệ hay không.

Về điểm trên, có thể tham khảo thêm luật quản lý ngoại hối ở các nước khác. Chẳng hạn, Luật Quản lý ngoại hối (Exchange Control Act) của Singapore bắt buộc việc mua bán ngoại tệ phải được diễn ra giữa/với các tiệm đổi tiền có giấy phép. Với người mua/bán không phải là tiệm đổi tiền có giấy phép thì người này cũng buộc phải mua/bán ngoại tệ với tiệm đổi tiền có giấy phép. Mọi hành vi vi phạm các quy định của luật này sẽ bị phạt tiền không quá 10.000 SGD (khoảng 170 triệu đồng) hoặc bị phạt tù không quá 3 năm, hoặc cả hai. Như vậy, có thể hiểu rằng ngay cả cá nhân có ngoại tệ bán mà không bán cho đúng người mua được cấp phép thì cũng bị hoặc phạt tiền, hoặc phạt tù hoặc cả hai.

Nếu nói rằng người dân bình thường khó có thể nhận thức được rằng việc mua bán ngoại tệ phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, tức chỉ có thể mua bán được với các tổ chức được cấp phép để lấy đó làm cớ biện minh cho hành vi của ông Rê thì cũng không hợp lý. Nếu cơ quan chức năng đã làm tốt việc tuyên truyền pháp luật quản lý ngoại hối cho dân chúng thì việc “mù” pháp luật không bao giờ được coi là cái cớ hợp pháp để biện minh cho hành vi phạm pháp. Nhưng tất nhiên là Nhà nước cũng cần “soi” lại các quy định pháp luật hiện hành, cũng như việc tuyên truyền pháp luật của cơ quan chức năng để bổ sung, sửa đổi kịp thời nếu có những bất cập, ví dụ, về đối tượng, tần suất, phạm vi, phương tiện tuyên truyền, công bố thông tin v.v…

Liên quan đến những bất cập của pháp luật hiện hành, có thể thấy một lỗ hổng trong Nghị định 96. Đó là nó đã không có quy định bắt buộc mọi tổ chức được phép kinh doanh vàng/ngoại tệ phải trưng biển thông báo, hay dán giấy phép kinh doanh vàng/ngoại tệ (bản copy) để cho khách hàng có thể nhận biết, như đã được thực hiện phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Song song với quy định bắt buộc này, cũng cần phải có quy định về công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng để đảm bảo nội dung thông báo như vậy là đúng, kèm theo đó là hình phạt nghiêm khắc cho những hành vi mua bán ngoại tệ không phép. Do đó, Nghị định 96 cần được bổ sung những điều khoản này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.

Cũng có luật sư đưa ra ý kiến rằng việc mua bán ngoại tệ ở tiệm vàng là tiện lợi hơn nhiều so với ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân, đặc biệt là ở nông thôn. Nhưng quy định là… quy định! Nếu có việc thiếu vắng ngân hàng hay không thuận tiện trong giao dịch ngoại hối giữa người dân với ngân hàng thì cơ quan chức năng cần phải xem xét và có biện pháp khắc phục thích ứng, ví dụ, bằng cách sửa luật để cấp thêm giấy phép kinh doanh ngoại tệ cho các tiệm vàng, đặc biệt là ở nông thôn, nơi sự hiện diện của ngân hàng còn hạn chế. Còn việc vi phạm Nghị định 96 – mua bán ngoại tệ với tổ chức không được phép kinh doanh ngoại tệ – vẫn cần phải được xử phạt đúng theo quy định để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Tương tự như vậy là lập luận cho rằng việc vi phạm các quy định về ngoại tệ hiện đang tràn lan, với quy mô lớn mà hiếm khi bị xử phạt nên sẽ là không công bằng nếu phạt nặng hành vi bán 100 USD của ông Rê. Như đã nói ở trên, hành vi vi phạm pháp luật nếu bị phát hiện thì vẫn cần bị xử phạt theo quy định để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật (ông Rê trong vụ việc này có thể nói là rất… không may!).

Đương nhiên, nếu xét về tính chất nghiêm trọng của vụ việc, phạt ông Rê 90 triệu đồng có thể là quá nặng. Do đó, điều này một lần nữa cho thấy rằng cần phải bổ sung vào Nghị định 96 các căn cứ để đề ra mức phạt khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, tương tự như với các quy định trong luật hình sự. Tốt nhất là quy định mức phạt bằng một bội số (số lần) cụ thể của số tiền trong giao dịch phạm pháp (ví dụ là 10 lần của 100 USD) để đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Tương tự như vậy, về phía tiệm vàng Thảo Lực, hành vi mua/bán ngoại tệ không phép là phạm pháp và cần xử phạt nghiêm minh. Tuy nhiên, việc khám, tịch thu những tài sản trong tiệm này, nếu (viện lý do) có luật nào đó cho phép, là không đúng đắn và hợp lý, dễ gây lạm quyền, làm ẩu hoặc thậm chí là trục lợi bởi người trong cơ quan công quyền. Cũng như đã đề cập đến về Luật Quản lý ngoại hối của Singapore, mọi hành vi vi phạm sẽ chỉ bị hoặc là phạt tiền ở mức tối đa 10.000 SGD, hoặc là phạt tù không quá 3 năm, hoặc cả hai. Do đó, bất cập này ở luật của Việt Nam, nếu có, cần phải được sửa đổi kịp thời, quy định cụ thể mức phạt tiền, phạt tù tối đa cho các hành vi vi phạm.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).