Tuesday, 26 June 2012

Cải cách tiền lương nên bắt đầu từ đâu?

Tớ sẽ dùng lại giọng điệu trong entry này để trả lời câu hỏi trên, nhân đọc một bài báo rất thú vị hôm nay. Bài báo cho biết tại xã Quảng Vinh trong Thanh Hóa có 9.500 dân mà có tới 500 cán bộ đủ các loại, tức chiếm hơn 5% dân trong xã. Trong số 500 cán bộ này có rất nhiều loại thuộc các tổ chức chính quyền, đoàn, đảng, xã hội v.v...

Tạm gác lại những con số thống kê trên, ta quay sang chuyện đau đầu làm thế nào để công chức, viên chức hưởng lương ngân sách sống được bằng lương. Chuyện này có từ lâu và được đưa ra bàn đi tính lại không dưới dễ có đến trăm lần, hết đợt này đến đợt khác, năm này qua năm khác. Điều đáng nói là người ta cứ loay hoay bàn chuyện lấy nguồn đâu để tăng lương, rồi tinh giản biên chế v.v... Có người còn mạnh miệng tuyên bố rằng cần cắt giảm 2/3 số lượng nhân viên hưởng lương vì chỉ có khoảng 1/3 là biết làm và làm được việc. Nghe thì rất mạnh mẽ, xác đáng.
Nhưng có điều cốt yếu mà người ta cố tình hoặc “vô tình” quên đó là ngân sách nhà nước phải nuôi báo cô một đội ngũ khổng lồ công chức, viên chức làm trong các tổ chức xã hội, đảng, đoàn thể, mà ở các nước khác lẽ ra phải là các tổ chức dân sự, tự thành lập, tự chịu trách nhiệm hoạt động, tự kiếm tiền mà tồn tại, mà trang trải các chi phí từ trụ sở, nhân viên, đến trăm thứ bà rằn khác. (Sẽ có người nói rằng sự tồn tại của những tổ chức này là cần thiết. Vâng, cần thiết với một số người thôi, chứ không phải là với cả quốc gia này, chắc chắn thế!)

Con số này ở Việt Nam tớ chẳng biết cụ thể là bao nhiêu, nhưng cứ như bài báo trên thống kê thì quả là một tỷ lệ khủng (tớ đọc mà cứ hoa hết cả mắt, ù cả tai vì không thể cộng nổi cụ thể là bao nhiêu nữa). Từ ví dụ ở một xã nhỏ như vậy mà suy ra cho cả nước thì tuy không thể nói chính xác nguồn kinh phí hàng năm ngân sách nhà nước cần phải rót là bao nhiêu nghìn tỷ cho những người, những tổ chức này, nhưng cũng có thể hình dung rằng con số này sẽ là một con số khổng lồ. Nếu cắt giảm được một bộ phận ăn bám ngân sách này thì chẳng cần phải loay hoay với chuyện tinh giản biên chế (tinh giản được một người thì lại phình ra một tổ chức, phòng ban, vụ cục khác với biên chế hàng chục, hàng trăm người), tiền lương cho phần còn lại tất yếu sẽ tăng lên cho dù quỹ lương có không thay đổi.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi trên là hãy cắt bỏ ngay càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt tất cả các tổ chức ăn bám ngân sách nhà nước nói trên.

3 comments:

  1. Anh viết bài này em thích. Tuy nhiên, người ta hỏi để mà hỏi thôi, chả cần ai trả lời. Thi thoảng phải đặt ra, nếu không, quên mất câu hỏi.

    ReplyDelete
  2. À, thì tớ cũng nói để mà nói thôi (cho có cái để mà nói), chứ còn vẫn biết là họ bàn bạc, tranh cãi cũng chỉ là cho có mà thôi. Có ai dám tự mình bắn vào chân mình đâu?

    ReplyDelete
  3. TS noi rat dung, moi van de deu bi dung nguoc 180 do, khong hieu dieu hanh ra sao nua.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).