Friday, 22 June 2012

Xử lý nợ xấu

Hôm nay tớ được một đồng chí bạn đọc blog gửi email đề nghị tớ viết cái gì đó về nợ xấu và thành lập công tu mua bán nợ xấu ở Việt Nam. Tớ khá là cảm kích với sự quan tâm của các đồng chí bạn đọc như thế này nên cũng cố ngồi vắt óc viết sơ sơ một cái gì đó có liên quan.

----------------------------------------------------------------------------------------
Tớ mới về Hà Nội công tác 2 tuần trước, được gặp hẳn mấy đồng chí ở trên trung ương, thuận đà tiến bèn gặp luôn cả một đồng chí không-phải-là-Việt-Nam ở WB để làm một cuộc điều tra nhanh về kinh tế vĩ mô nói chung và nợ xấu nói riêng.
Kết luận có thể nói thế này, hiểu biết về xử lý nợ xấu của các cơ quan hữu trách ở Việt Nam còn khá hạn chế. Thậm chí bọn tớ còn được hỏi kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở Nhật như thế nào và có muốn mua nợ xấu hay không.

Nợ xấu mới là phần chìm của tảng băng cần phải e sợ và đặc biệt chú ý, chứ không phải là phần nổi của tảng băng gồm toàn những tiến triển tốt về các chỉ số kinh tế vĩ mô, vốn làm cho không chỉ các đồng chí Việt Nam mà còn nhiều đồng chí không phải Việt Nam rất khoái và lạc quan hơi quá sớm, điển hình là đồng chí S&P đã nhanh nhẩu sửa lại triển vọng cho kinh tế Việt Nam từ tiêu cực sang ổn định. Còn các đồng chí Việt Nam thì tích cực hết sức có thể xoay ngược 180 độ các chính sách của mình để tiếp tục đổ tiền vào nền kinh tế vực dậy tất cả các cái có thể vực được ngay, càng nhanh càng tốt, mà như đồng chí ở WB gọi là crazy.

Cái mà tớ lo rằng các đồng chí xếp hạng tín dụng khác có thể tỉnh táo hơn và khi đã khẳng định được mức độ tồi tệ của nợ xấu thật sự ở Việt Nam (có thể trên 10% như đồng chí Bình công bố) thì họ sẽ có hành động đánh tụt xếp hạng tín dụng của Việt Nam xuống, gây ra hậu quả không khác gì cái đang xảy ra ở châu Âu. Trong số này có đồng chí Moody’s, là đồng chí mà bọn tớ đã từng phỏng vấn hồi năm ngoái để tìm hiểu thêm về khả năng/lý do xem xét khi tăng hay hạ hạng tín dụng của Việt Nam. Ngay cả đồng chí S&P cũng có thể “lật lọng” khi thấy quả thật tình hình không được khả quan như đồng chí ấy tưởng bở lúc trước.
Tớ cũng được biết việc xử lý nợ dựa vào 4 giải pháp: cho sát nhập ngân hàng yếu với nhau hoặc ngân hàng yếu vào ngân hàng khỏe; SBV bỏ tiền tái cấp vốn để nắm cổ phần trong ngân hàng; cho ngân hàng nước ngoài mua cổ phần ngân hàng có vấn đề; thành lập công ty mua bán nợ quốc gia.

Giải pháp đầu tiên đang tù mù mặc dù SBV luôn “đe” rằng sẽ có từng này từng kia ngân hàng được sát nhập trong quý 1 rồi quý 2 rồi... chẳng thấy gì! Và như tớ đã nói nhiều lần rằng sát nhập các ngân hàng, kể cả kẻ yếu vào với kẻ mạnh, cũng chẳng làm tiêu được cái cục nợ xấu, đâu vẫn còn đó.
Giải pháp thứ hai thì gặp phải ụ đất to đùng chắn đường, đó là cái túi ngân sách mỏng dính và áp lực dư luận không cho phép sử dụng công quỹ để cứu trợ các bạn ngân hàng vốn tòan thấy báo lãi lớn. Nếu SBV phát hành tiền để tái cấp vốn thì hậu quả lạm phát sẽ xảy đến.

Còn giải pháp thứ ba thì có vẻ khả thi hơn và có vẻ được chú trọng hơn. Tớ không rõ lắm là tình hình đang đi đến đâu nhưng e rằng trên thực tế nó cũng chẳng dễ dàng gì vì phải vượt qua nhiều trở ngại như tâm lý sợ sự đô hộ của nước ngoài v.v...
Vậy chỉ còn lại giải pháp thứ tư, thành lập công ty mua bán nợ xấu trực thuộc SBV. Giải pháp này, căn cứ vào thái độ của SBV, có thể đoán rằng sẽ được chọn làm giải pháp chính. Tuy vậy, vấn đề quan trọng hơn là nguồn vốn ở đâu ra. Xem ra ý kiến đa phần nghiêng về việc SBV hoặc nhà nước bỏ vốn ra. Mà thế thì cũng chẳng khác mấy với việc tái cấp vốn cho và thâu tóm cổ phần của các ngân hàng có vấn đề. Trong khi đó thì tội đồ - các ngân hàng – lại chẳng có vẻ gì là sẽ bị trừng phạt vì tội lỗi phần lớn là do mình gây ra, còn đống tài sản xấu sau khi mua xong chắc chắn gần như sẽ trở thành một mớ giấy lộn trong một thời gian bất định.

Tóm lại, xử lý nợ xấu chỉ có một số cách và chắc chắn là việc dọn dẹp đống nợ xấu của Việt Nam sẽ còn phải tốn thêm một số năm nữa, với tổn thất không nhỏ cho ngân sách cứ theo cách hiện hành. Như tớ đã viết trong một entry trước, nhà nước có thể cần phải hy sinh một chút (về tổn thất ngân sách) vì đại cục (không làm đám cháy nhà thằng hàng xóm đốt rụi mọi thứ trong làng, gồm cả nhà mình) nhưng đồng thời cũng cần phải buộc thằng hàng xóm đó lôi hết của cải trong nhà ra mà thuê người chữa cháy.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).