Tại hội nghị kết
6 tháng đầu năm ngành ngân hàng địa bàn Hà Nội, một lãnh đạo doanh nghiệp cho
biết: Tháng 12/2011, thị trường xuất hiện tin đồn tỷ giá USD/VND sẽ tăng mạnh,
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu găm USD lại, thậm chí còn vay VND thay vì chuyển đổi
cho sản xuất kinh doanh. Nhưng rồi, tỷ giá không tăng, thậm chí cuối năm 2011 đầu
2012 còn chứng kiến đà sụt giảm mạnh, có những ngày giá ngân hàng mua vào thấp
hơn giá bán ra tới 300 VND… Những doanh nghiệp găm USD trước đó thiệt hại lớn.
Trước thông tin trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hỏi lại rằng: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”.
Trước thông tin trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hỏi lại rằng: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”.
Ông Bình có thể
có lý do để “tức khí” mà “độp” lại những doanh nghiệp kiểu trên vì “dám” không
tin vào lời nói của ông, vì ông có thể đúng là kiểu người nói là muốn làm, và sẽ
làm thật.
Nhưng cũng phải đứng
từ góc độ doanh nghiệp và người dân để hiểu tại sao lại có sự bất tin, bất tin
như vậy vào các chính sách của Ngân hàng Nước ngoài (NHNN) nói riêng và Chính
phủ nói chung.
Trong thực tế,
không ít sự kiện “nói một đằng, làm một nẻo” đã xảy ra ở NHNN, không nhất thiết
là chỉ xảy ra ở thời ông Bình. Còn nhớ, đã có thời điểm người đứng đầu NHNN
tuyên bố không điều chỉnh tỷ giá thì một vài ngày sau, tỷ giá đã được điều chỉnh
tăng mạnh (phá giá tiền đồng) lên đến cả nghìn đồng một đôla, châm ngòi cho cơn
xáo trộn trong xã hội.
Ngoài chuyện “nói
một đằng, làm một nẻo” kiểu này thì còn có chuyện “nói là một chuyện, có làm được
hay không là chuyện khác”. Nhiều khi bản thân Thống đốc thực sự muốn làm một
cái gì đó đúng như ông tuyên bố nhưng thực tế đơn giản là không chiều lòng ông.
Ví dụ chuyện bình ổn giá vàng. Giá vàng trong nước lên xuống như ngựa phi và
thường chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới, gây ra những cơn sốt giá trong
nước, làm béo dân đầu cơ. Đứng trước tình hình này, dễ hiểu tại sao Thống đốc
đi đến tuyên bố sẽ “neo” giá vàng trong nước chênh lệch so với thế giới ở khoảng
cách không quá 400.000 đồng. Nhưng rồi thực tế chứng minh rằng sau hàng loạt những
giải pháp với chính sách, thị trường vàng vẫn hỗn loạn và tuyên bố của Thống đốc
rằng giá vàng trong nước không chênh lệch quá 400.000 đồng so với giá vàng thế
giới hóa ra chỉ là “nói để mà nói” thế thôi.
Thêm một kiểu nói
nữa của NHNN cũng gây ra sự bất tín, bất tin trong dư luận mà ta có thể kể ra
đây. Đó là kiểu nói mà không nhất thiết dẫn đến kết quả như nói. Ví dụ điển
hình cho kiểu nói này là những tuyên bố chắc nịch của NHNN về tái cơ cấu các
ngân hàng yếu kém từ cuối năm ngoái. Đại loại, người ta được biết rằng NHNN sẽ
sáp nhập gần chục các ngân hàng yếu kém ngay trong quý I và quý II năm nay.
Nhưng rồi đã hết quý II mà mới chỉ có dăm ba ngân hàng được sáp nhập, và chương
trình tái cơ cấu ngân hàng xem ra vẫn còn là một ẩn số lớn. Có thể có khó khăn,
trở ngại lớn nào đó đằng sau hậu trường của việc sáp nhập, nhưng điều này chứng
tỏ rằng giữa ý chí và năng lực hành động, cũng như kết quả thực tiễn luôn có một
khoảng cách lớn, làm cho lòng tin trở thành một thứ mong manh trong bối cảnh
này.
Sau cùng là chuyện
minh bạch. Lẽ đương nhiên là có minh bạch thì mới gây được lòng tin, sự tín nhiệm,
mới làm cho người ta tin tưởng. Nhưng xem ra điều này không được như ý ở NHNN.
Ví dụ nổi bật là chuyện nợ xấu. Bản thân Thống đốc NHNN và các quan chức công bố
các con số tỷ lệ nợ xấu khác xa nhau, mà nên lưu ý rằng chỉ mỗi phần trăm khác
nhau về tỷ lệ nợ xấu cũng dẫn đến hàng chục nghìn tỷ đồng khác nhau về mức nợ xấu
tuyệt đối, tương ứng là sự khác nhau về tính cấp bách và giải pháp xử lý nợ xấu.
Cứ cho là bản chất
của sự việc là quá phức tạp, không thể nói chính xác, trước sau như một. Nhưng
cho dù có như vậy thì điều này lại chứng tỏ rằng đôi khi NHNN tuyên bố một vấn
đề gì đó mà thực ra là họ không hiểu hết, nắm hết, nắm chính xác được vấn đề.
Suy tiếp ra rằng tuyên bố của họ có đúng sự thật hay không, có khả năng thành sự
thật hay không lại là chuyện khác, có trời mới biết được.
Tóm lại, qua một
số lý do như trên ta có thể lý giải tại sao lòng tin của công chúng, của doanh
nghiệp vào các chính sách của NHNN nói riêng và Chính phủ nói chung lại giảm
sút đến mức mà Thống đốc phải bật ra câu hỏi nghe khá là lạ lùng như vậy. Câu hỏi
này thực ra Thống đốc có thể tự trả lời mình. Các lý do trên cũng là hướng NHNN
cần giải quyết để chuyện bất tín, bất tin này giảm bớt (chứ khó mà hy vọng
không tồn tại).
No comments:
Post a Comment