-----------------------------------------------------------
Trong chuyên mục
“Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn
Bình đã giải đáp một số vấn đề liên quan đến chính sách quản lý vàng của NHNN
hiện nay. Tuy vậy, chắc chắn đối với nhiều
người dân các chính sách về vàng của NHNN, trong đó có đấu thầu vàng, càng ngày
càng trở nên khó hiểu.
Trước ý
kiến của người dân về việc Ngân hàng Nhà nước cho rằng “bình ổn
thị trường vàng nhưng không nhằm mục tiêu bình ổn giá” là không hợp lý, ông Bình thừa nhận một trong những nội
dung bình ổn thị trường là làm sao ổn định được giá cả. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng với một thị trường như thị
trường vàng, tức là thị trường không phải là các mặt hàng ưu tiên, thì giá cả
phải do lực lượng thị trường quyết định nhưng không bị chi phối bởi các nhóm
lũng đoạn.
Ở đoạn trên, ông Bình đã nói rất đúng rằng vì nó không phải là
một thị trường của mặt hàng ưu tiên nào đó nên cần để thị trường vàng biến động
theo quy luật cung cầu. Nhưng nếu đã vậy, tại sao NHNN phải nhảy vào can thiệp
và quản lý với tư cách độc quyền là người mua bán cuối cùng? Với những việc
NHNN đang làm trên thị trường vàng, chẳng phải NHNN đang chính là một lực lượng
lũng đoạn thị trường hay sao, khi giá vàng không còn phản ánh đúng quy luật
cung cầu nữa mà bị bóp méo theo mỗi hành động can thiệp của NHNN?
Tiếp theo, ông
Bình cho rằng người dân đã hiểu nhầm giữa khái niệm ổn định giá với
khái niệm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Nói thế này thì oan cho dân quá, vì dân chỉ là nạn nhân
của mớ bòng bong chính sách về vàng của NHNN. Lúc thì NHNN nói là cần quản lý để
giữ khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không quá 400.000
đồng, lúc thì nói là không cần phải bình ổn giá, lúc thì nói là bình ổn thị trường
chứ không bình ổn giá, và nay thì lại quay lại nói rằng cần bình ổn giá vàng (để
cho giá vàng trong nước ít biến động, không liên thông với giá thế giới). Trong
mớ bòng bong của mục tiêu quản lý thị trường vàng với sự giải thích nửa vời,
kém thuyết phục, không đến nơi đến chốn của những người đại diện NHNN thì người
dân không hiểu sai mới là chuyện lạ!
Ông Bình cũng đã
rất đúng khi nói rằng vàng về bản chất là ngoại tệ nên không nên/cần để thị trường
vàng trong nước liên thông với thị trường
vàng thế giới, để tỷ giá được ổn định. Nhưng nếu chỉ vì mục đích ổn định tỷ giá
như thế thì tại sao cần phải bình ổn giá vàng trong nước? Chẳng phải là vì thị
trường vàng trong nước đã bị cách ly với thị trường thế giới nên dù giá thế giới
có biến động thế nào chăng nữa cũng chẳng ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá và kinh
tế vĩ mô hay sao? Sao NHNN phải bán vàng qua đấu thầu để làm gì nữa?
Còn nếu vì mục
đích ổn định giá vàng, như ông Bình nói ở đoạn tiếp theo, để làm cho biến động
giá vàng trong nước không lớn dẫn đến giảm đầu cơ thì cũng có điều khó hiểu.
Thông thường về nguyên tắc, người ta sẽ đầu cơ một cái gì đó khi biết/đoán giá
của nó sẽ tăng lên trong tương lai (gần). Quả là chừng nào NHNN còn cho đấu thầu
vàng để tăng cung ra thị trường (giả sử với giá tương đối ổn định trong mỗi đợt
đấu thầu) thì giá vàng sẽ có xu hướng ít nhất là không đi lên, và giới đầu cơ
chẳng còn cơ hội để đầu cơ (mua thấp bán cao), đúng như ông Bình nói. Nhưng vấn
đề là liệu NHNN sẽ bán đấu thầu được bao lâu, và giá bán của NHNN có ổn định
tương đối ở một mức nào đó không (chẳng hạn xoay quanh mức 42 triệu đồng/lượng
với biên độ cộng trừ không đáng kể, ví dụ, 400.000 đồng/lượng, không đáng để đầu
cơ)? Nếu NHNN ngừng bán đấu thầu giữa chừng (vì lo ngại cạn kiệt vàng dự trữ,
suy giảm dự trữ ngoại tệ do phải mua vàng, hay vì một lý do nào đó v.v...) thì
không thể phủ nhận hoàn toàn khả năng giá vàng sẽ tăng bật lại và tạo cơ hội đầu
cơ.
Và nếu NHNN thay
vì giữ giá đấu thầu ổn định tương đối như nói ở trên lại điều chỉnh giá đấu thầu
qua mỗi phiên với mức độ đủ lớn (như đã chứng kiến trong 13 phiên đấu thầu vừa
rồi với mức chênh lệch giá đấu thầu qua các phiên tới hàng triệu đồng/lượng) thì
đồng nghĩa với việc tiếp tục tạo ra các cơ hội cho giới đầu tư, chứ không làm
giảm đầu cơ như ông Bình tin tưởng.
Liên quan đến câu
hỏi ai được hưởng chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, ông Bình diễn giải
rằng do NHNN độc quyền nhập khẩu vàng nên chênh lệch giá vàng trong nước và thế
giới hiện nay sẽ thuộc về ngân sách, thay vì chui vào túi giới nhập khẩu vàng
như trước đây.
Về lời diễn giải
này, có 3 điểm bất ổn. Thứ nhất, thu
chi ngân sách nhà nước cũng như dự trữ
ngoại hối quốc gia có những luật và nguyên tắc quy định chặt chẽ của chúng,
không phải thích mang dự trữ ngoại hối (trong trường hợp này là vàng quốc gia)
ra bán lúc nào thì bán, cho dù là với danh nghĩa để bổ sung vào ngân sách. Nói
cách khác, dự trữ ngoại hối không phải là/không được phép trở thành nguồn thu của
ngân sách, trừ những trường hợp đặc biệt theo luật định.
Thứ hai, có thể với tư cách là người mua bán cuối cùng, NHNN sẽ thu lợi khi xuất
ngoại tệ dự trữ ra để nhập khẩu vàng về bán đấu thầu trong nước với giá bằng tiền
đồng quy theo tỷ giá thì cao hơn hẳn giá nhập khẩu vàng bằng USD. Nhưng cần lưu
ý rằng vì NHNN không thể mang tiền đồng thu được từ đấu thầu vàng ra thị trường
thế giới để mua vàng hay ngoại tệ về bổ sung vào quỹ dự trữ ngoại hối (trong đó
có vàng và USD) đã bị hao hụt do nhập khẩu vàng về đấu thầu, nên rốt cuộc doanh
thu bán vàng đấu thầu và “lợi nhuận” từ việc này nếu có nộp vào ngân sách thì cả
quốc gia sẽ phải trả giá khi quỹ dự trữ ngoại hối bị hao hụt nặng vì không có
nguồn bổ sung từ hành động đấu thầu vàng trong nước.
Cái giá phải trả
để đổi lấy phần “lợi nhuận” từ đấu thầu vàng chưa dừng lại ở đó. Khi dự trữ ngoại
tệ hao hụt, đồng nghĩa với chảy máu ngoại tệ, làm cho khả năng can thiệp ổn định
tỷ giá của NHNN trở nên yếu ớt hơn, vi phạm chính cái mục tiêu mà NHNN luôn nhấn
mạnh rằng đấu thầu vàng để tránh chảy máu ngoại tệ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ
giá.
Và khi NHNN đấu
thầu vàng cũng chính là NHNN đang tăng cung vàng vào nền kinh tế. Nói cách
khác, bên cạnh tiền đồng, ngoại tệ, nay lại có thêm một lượng vàng lớn đi vào
lưu thông trong nền kinh tế, đồng nghĩa với làm tăng nạn “vàng hóa”, một thực tế
mà NHNN cũng luôn nhấn mạnh là sẽ tránh được khi NHNN trực tiếp quản lý thị trường
vàng như cung cách hiện nay.
Cuối cùng, theo
nguyên tắc, trong quỹ dự trữ ngoại hối luôn cần phải duy trì một tỷ lệ vàng nhất
định để đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm giảm thiểu rủi ro. Giả sử đến thời điểm
trước khi đấu thầu vàng, NHNN nắm giữ trong tay 20 tấn vàng dự trữ và 22 tỷ USD
dự trữ ngoại tệ khác. Lưu ý thêm rằng số vàng dự trữ này là cả một quá trình
tích lũy trải qua nhiều năm trước, với giá mua vào (bằng USD) ở những năm trước
thấp xa so với giá của thời điểm trước khi đấu thầu (ví dụ, có thời điểm chỉ là
400 USD/lượng). Sau khi dùng vàng dự trữ cho đấu thầu, NHNN cần phải bổ sung lại
20 tấn vàng này. Với giá vàng thế giới hiện tại, tuy đã thấp hơn khá nhiều so với
trước khi đấu thầu, nhưng so với giá vàng trung bình đã mua trước đây thì vẫn
cao hơn nhiều, nên NHNN phải tung ra một lượng USD lớn hơn trước đây từ quỹ dự
trữ ngoại tệ để mua lại cùng số vàng 20 tấn này. Nói cách khác, có thể NHNN có
lãi khi bán vàng dự trữ với giá bằng VND cao sau đó nhập khẩu vàng về bù lại,
nhưng lại chịu lỗ khi tính theo nguyên giá USD của số vàng có trong dự trữ và cần
bổ sung lại, thể hiện qua tổn thất dự trữ ngoại tệ dùng để mua vàng.
Tóm lại, dù xét
trên nghĩa nào, với mục đích gì thì rốt cuộc những lập luận và giải thích của
NHNN về chuyện vàng càng ngày càng trở nên rắm rối, khó hiểu, và khó thuyết phục.
Gửi bác vài thông tin của các tờ báo mạng lớn ở VN. Không biết các vị này có dám đăng bài của Bác không nữa. Em chúc bác thành công.
ReplyDelete1. Vnexpress:
Tờ báo có nhiều độc giả nhất Việt Nam
Thành lập ngày 26/02/2001.
Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học Công nghệ.
Giấy phép: Số 511/GP - BVHTT ngày 25/11/2002.
Tổng biên tập: Thang Đức Thắng
Tòa soạn: Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Đường dây nóng: 0123 888 0123
Điện thoại: 04 7300 8899 - máy lẻ 4500
Fax: 04 3795 9948
Văn phòng đại diện TP HCM: 408, Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10.
Đường dây nóng: 0129 233 3555
Điện thoại: 08 7300 8899 - máy lẻ 8500
Fax: 08 933 0362
Liên hệ quảng cáo: 09 0436 1114 (HN) - 09 0810 7277 (TP
2. Thanh niên:
TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN QUANG THÔNG
* TP. Hồ Chí Minh
- Báo Thanh Niên:
248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 38394046 - 38322026 - 38332955 Fax: (84.8) 38322025
E-mail: toasoan@thanhnien.com.vn
- Thanh Niên Điện Tử Tiếng Việt:
244 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 39255613 - 39255628 - 39255682 Fax: (84.8) 39255675
E-mail: online_tv@thanhnien.com.vn
* Hà Nội
218 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 38570897 - 38570981 Fax: (84.4) 38570948
E-mail: tshanoi@thanhnien.com.vn
* Phòng quảng cáo
Điện thoại: (84.8) 38322295
E-mail: quangcao@thanhnien.com.vn
* Phòng phát hành
Điện thoại: (84.8) 38397599
phathanh@thanhnien.com.vn
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:
* Văn phòng đại diện khu vực Đông Bắc Bộ
41B, Cát Cụt, quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Điện thoại - Fax: (031) 6256625
E-mail: vphaiphong@thanhnien.com.vn
* Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ
1 Nhà Thờ, TP Thanh Hóa
Điện thoại - Fax: (037) 3855748
E-mail: vpthanhhoa@thanhnien.com.vn
* Văn phòng đại diện miền Trung
144, Bạch Đằng, TP Đà Nẵng
Điện thoại: (05113) 3824231 - Fax: (05113) 3871345
E-mail: vpdanang@thanhnien.com.vn
* Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên
133 Lê Lợi, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: (056) 3824142 - Fax: (056) 3815559
E-mail: vpbinhdinh@thanhnien.com.vn
* Văn phòng đại diện tại Nha Trang
120 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 3819306 - Fax: (058) 3819307
E-mail: vpnhatrang@thanhnien.com.vn
* Văn phòng thường trú Đà Lạt
A22A Trần Lê, P. 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: (063) 3827807 - Fax: (063) 3812930
* Văn phòng đại diện khu vực Đông Nam Bộ
98/18/14 Võ Thị Sáu, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3940818 - 3940819 Fax: (061) 3940817
E-mail: vpdongnambo@thanhnien.com.vn
* Văn phòng đại diện khu vực ĐBSCL
99 Trần Văn Hoài, TP Cần Thơ
Điện thoại: (0710) 3825244 - Fax: (0710) 3825245
E-mail: vpcantho@thanhnien.com.vn
* Giấy phép xuất bản số 607-GP/BVHTT do Bộ Văn hóa thông tin cấp ngày 3.12.2001. Chỉ số ISSN 0866-8329
* Giấy phép hoạt động Thanh Niên Điện tử tiếng Việt số 14/GP-BC do Bộ Văn hóa thông tin cấp ngày 25.9.2003
3. Báo Dân trí:
Cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo điện tử Dân trí trên Internet số 1050/GP - BTTTT Hà Nội, ngày 15-07-2008.
Tòa soạn: Số 2 (nhà 48) Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04-3736-6491. Fax: 04-3736-6490
Email: info@dantri.com.vn. Website: http://www.dantri.com.vn
Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Dân trí tại địa chỉ www.dantri.com.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Dân trí.
4. Báo Vietnamnet:
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT, cấp ngày 27/8/2008
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa
Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734
Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3
Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881
Email: vietnamnet@vietnamnet.vn
5. Báo sài gòn tiếp thị:
BÁO ĐIỆN TỬ SÀI GÒN TIẾP THỊ MEDIA
Giấy phép số 631/GP-BTTTT cấp ngày 07.05.2010
Q tổng biên tập: Nguyễn Xuân Minh
Địa chỉ: 25 Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3, Tp.HCM.
Điện thoại: (08) 39305473 Fax: (08) 39305470
Email: sgtt@sgtt.com.vn
Cám ơn đồng chí. Thực ra tớ muốn email của một (số) cá nhân có trách nhiệm, chứ không phải là email chung, gửi cho cả tòa báo (tớ không định gọi điện cho báo, nên chỉ cần email thôi).
Delete