Tớ đã không dưới dăm lần phải lên tiếng trên báo chí để phản đối ý tưởng thành lập một cái ủy ban nào đó của một đồng chí nào đó, thường là nghị sĩ cứ mỗi khi thấy có một vấn đề gì đó nổi cộm. Lúc thì là lời kêu gọi thành lập Ủy ban tái cơ cấu kinh tế, lúc thì Ủy ban tái cơ cấu ngân hàng, Ủy ban tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, và mới đây thì là Ủy ban quốc gia giải cứu doanh nghiệp của đồng chí nghị Trần Hoàng Ngân. Tóm lại là kính thưa các loại ủy ban.
Trộm nghĩ, giá mà Quốc hội, Chính phủ nghe theo lời quân sư của mấy đồng chí này thì nay ở Việt Nam phải có thêm đến cả chục cái ủy ban ra đời (và sẽ ra đời tiếp), mà cái nào cũng cấp thiết, quan trọng đến độ phải có một đồng chí mèng ra thì cũng phải là Phó Thủ tướng đứng đầu. Thế có nghĩa là phải bầu ra thêm không cả chục thì cũng phải dăm đồng chí Phó Thủ tướng nữa để chuyên trách đứng đầu các ủy ban vì xem ra 4 Phó Thủ tướng hiện nay chỉ có 2 tay, 1 đầu cho một người, khó mà đảm đương kiêm nhiệm mỗi người thêm 1, 2 cái ủy ban nữa, bên cạnh một lô một lốc các loại chức trách kiêm nhiệm khác mà hiện họ đang phải/được gánh.
Rồi nữa, vì các vấn đề nổi cộm này không phải là độc lập với nhau nên cũng lại phải cần một cái siêu ủy ban, đứng trên các ủy ban khác để phối hợp các ủy ban này lại với nhau, không thì, theo logic đòi thành lập ủy ban, các ủy ban này hoạt động rời rạc, mạnh ai người ấy làm, không giải quyết một cách hữu hiệu các vấn đề nổi cộm có mối quan hệ đan chéo chằng chịt lẫn nhau. Rồi nữa, lại phải cần bầu ra thêm một đồng chí chức to hơn, quyền to hơn chục đồng chí Phó Thủ tướng thì mới có đủ thẩm quyền để gõ đầu mấy đồng chí Phó Thủ tướng bên dưới này để cho công việc được chạy hanh thông. Nếu đồng chí to này là Thủ tướng, thì về nguyên tắc Thủ tướng khó mà có thể làm chủ tịch ủy ban của mấy cái ủy ban cùng một lúc (vì cũng chỉ có 2 tay và 1 đầu), nên rốt cuộc khéo mà phải bầu ra thêm it nhất là một đồng chí Thủ tướng nữa để chuyên trách/kiêm nhiệm cái nhiệm vụ thống nhất quản lý các loại ủy ban.
Kinh khủng hơn nữa là những đề xuất như của đồng chí Ngân không chỉ dừng lại ở việc thành lập ủy ban cấp trung ương, mà còn đòi thành lập ủy ban cấp tỉnh nữa. Ối mẹ ơi, xã hội hiện nay mới có song song 2 bộ máy cho cùng một việc mà đã chẳng ra đâu rồi mà nay thêm 1 bộ máy nữa cùng nhúng mũi vào, ví dụ, hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, thì quả thật là tớ không dám hình dung tiếp.
Còn về mặt nhân sự cho bộ máy ủy ban từ trung ương đến cấp tỉnh (sao không đề xuất luôn đến cấp xã nhỉ, cho sâu sát, chứ không thì ai giải quyết sự vụ ở cấp dưới tỉnh?), phải hoan nghênh đồng chí Ngân vì với ý tưởng này nếu được thực thi thì sẽ có thêm hàng ngàn chỗ làm mới cho các ủy ban viên từ chức danh (Phó) Thủ tướng trở xuống, góp phần giải quyết hữu hiệu tình trạng suy giảm việc làm do các doanh nghiệp đóng cửa. Và vì nguồn kinh phí cần có chắc phải đo lường bằng con số nghìn tỷ đồng (lương, phụ cấp, trụ sở, xe cộ, phương tiện làm việc, công tác phí, đào tạo, bồi dưỡng v.v...) nên đây là một nguồn kích cầu quan trọng một công vài ba việc, bù đắp còn hơn những gì mà khối kinh tế tư nhân đang đánh mất do phải đóng cửa.
Đi sâu hơn nữa vào đề xuất của đồng chí Ngân, càng nghiên cứu tớ càng thấy khâm phục trí tưởng tượng trình độ cao của đồng chí. Đồng chí Ngân lấy ví dụ: "Chẳng hạn khi doanh nghiệp kêu lãi suất vẫn cao, cơ quan này phải đứng ra dàn xếp mối quan hệ với ngân hàng để đảm bảo có lãi suất hợp lý cho những dự án tốt. Rồi doanh nghiệp than rằng họ tiếp cận vốn rất khó vì còn kẹt nợ cũ. Vậy thì ủy ban cần đứng ra dàn xếp để khoanh khoản nợ cho doanh nghiệp vay vốn triển khai dự án mới." (Xem tại đây.)
Và (ở một phiên bản báo khác): "Chẳng hạn, doanh nghiệp còn nợ mà chưa được khoanh để vay mới tái đầu tư sản xuất thì người đứng đầu ủy ban có thể chỉ đạo ngay Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính phải tính toán và quyết ngay, tức là đi thẳng vào từng sự vụ hoặc những sự vụ phổ biến một cách rốt ráo." (Xem tại đây.)
Ở phiên bản nào thì cũng cho thấy rằng mỗi ủy ban tương tự thế này cần phải, sẽ làm việc với từng doanh nghiệp một để xác định khó khăn của doanh nghiệp là gì, sau đó thì làm công văn hay gọi điện ngay sang NHNN hoặc Bộ Tài chính (hoặc một ngân hàng nào đó) để yêu cầu/ra lệnh/can thiệp bên đó phải có hành động vì quyền lợi của doanh nghiệp. Hệ hệ, tớ quả thật là không đủ trí tưởng tượng để theo kịp với trí tưởng tượng của đồng chí Ngân. Tớ chỉ mới hình dung được ra được rằng vì có vài trăm nghìn doanh nghiệp, trong số đó có phải đến vài chục phần trăm doanh nghiệp (tức cũng phải đến cả trên trăm nghìn doanh nghiệp) hiện đang kêu khó, than khổ, cần sự giúp đỡ, can thiệp của ủy ban này (và nhiều loại ủy ban khác). Vì mỗi ủy ban viên chỉ có 1 đầu và 2 tay nên 1 người phụ trách chừng chục doanh nghiệp có vấn đề là đã hết ngày làm việc, lịch làm việc kín hết cả mấy quý. Cứ vậy suy ra con số ủy ban viên trực tiếp xử lý các doanh nghiệp đã lên đến hàng chục nghìn, chưa kể con số ủy ban viên gián tiếp.
Lại nữa, vì các ngân hàng, NHNN và Bộ Tài chính sẽ bị các ủy ban viên này gõ đầu can thệp nên họ sẽ phải bố trí từng đó nhân viên để sẵn sàng giải quyết ngay lập tức các vụ việc được chuyển sang từ các ủy ban viên này. Nói cách khác, sẽ phải có hàng chục ngàn nhân viên được bổ sung vào các cơ quan và ngân hàng chỉ để xử lý vấn đề của các doanh nghiệp do ủy ban giải cứu doanh nghiệp các cấp chuyển đến.
Lại chưa kể đến những lĩnh vực vướng mắc khác, ngoài lĩnh vực ngân hàng, có liên quan đến doanh nghiệp (vì doanh nghiệp hiện nay kêu khó đủ thứ, chẳng hạn, ngoài vốn còn thị trường tiêu thụ hàng hóa của họ nữa), nên rốt cuộc số chỗ làm trong các cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng theo cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng nữa. Kèm với đó là kinh phí hoạt động cũng tăng tương ứng.
Vân vân và vân vân. Viết đến đây tớ mới chợt thấy hóa ra trí tưởng tượng của mình cũng đi xa phết (và vẫn còn có thể đi xa hơn nữa, nhưng không dám tưởng tượng thêm). Chợt thở phào một cái, rơi bụp phát xuống đất, đau nhưng mừng và hy vọng khấp khởi rằng nếu đồng chí Ngân cũng tưởng tượng được xa như và hơn tớ thì chắc cũng sẽ biết sợ và đồng chí từ nay về sau sẽ phải cố gắng học được cái thói quen suy nghĩ kỹ 2 lần trước khi nói, tuy rằng bây giờ thì đã muộn rồi (không học được nữa, không có khả năng học).
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ
(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
Bác đánh giá đúng phết! Cái này có nhiều người thắc mắc, sao kì thế, cái gì cơ quan chuyên trách nhà nước không làm được lại phải đẻ ra một ủy ban mới để phụ trách xử lý. Thực tế ở ta, bộ máy hoạt động của nhà nước như thế nào ai cũng biết rồi, như vậy coi chừng số ủy ban mới ra đời có khi kéo dài đến vô hạn (nếu các vấn đề cứ không giải quyết được, mà cái mới nảy sinh liên tục!). Nghịch lý trong cái nghịch lý!
ReplyDelete[Note: Cho em hỏi bác ngoài chủ đề này một chút, về quản lý thị trường vàng ấy, em vừa đọc báo Vietnamnet, thầy bác Trần Du Lịch phát biểu cho rằng vàng miếng là vàng tiền tệ, quản lý như ngoại hối. Nhưng sau đó bác ấy lại nói phải quản lý vàng miếng không để vàng miếng biến thành phương tiện thanh toán, chống sử dụng vàng làm phương tiện lưu thông. (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/122113/khong-can-thiet-co-thuong-hieu-vang-quoc-gia.html)
Theo em nghĩ, đã coi vàng miếng là vàng tiền tệ thì nó phải có chức năng cơ bản là phương tiện trao đổi (lưu thông) chứ, sao cấm nó. Ngược lại, nếu xem vàng miếng là vàng phi tiền tệ thì chúng ta mới quản lý để nó không có chức năng như tiền tệ. Bác Ngọc vui lòng giải thích giúp em!]
Tớ thật thà mà nói rằng các đồng chí bớt nghe mấy đồng chí chuyên gia với chuyên vào ở VN này phát biểu/nhận định nếu không muốn get lost hoặc đau đầu (thay vào đó, hãy nghe tớ nhiều hơn, hehe).
DeleteĐồng chí hiểu thế là đúng vấn đề rồi đấy. Có nghĩa là đồng chí Lịch nói lung tung, thế thôi. Tớ dám chắc là đồng chí Lịch cũng chẳng nắm hết, hiểu hết những vấn đề xung quanh chuyện quản lý vàng của NHNN để mà bình với luận, kiến với nghị đâu. Nhưng chẳng nhẽ lại không nói cái gì, thế mới thành chuyện.
Sáng nay, ngày 22/05/2013 em đọc được bài này trên Dân Trí, được biết Nhà Nước sắp thành lập thêm BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG KHỦNG BỐ các cấp nữa. Thế này dân đen sắp được nhờ rồi anh ạ vì hiện nay có rất nhiều "lực lượng khủng bố dân đen" đang ngày đêm đàn áp bắt bớ dân đen nếu họ yêu nước quá ^^ !
ReplyDeletehttp://dantri.com.vn/xa-hoi/chong-khung-bo-sao-de-do-roi-va-ton-733512.htm
@ MITTAIWAN: Hình như lại đề nghị Thủ tướng làm Trưởng ban này nữa chứ! :))
ReplyDeleteTớ đã bảo mà, mới chỉ ở cấp tướng thôi, khéo phải bầu thêm một vài thủ tướng nữa, chưa kể hàng tá phó thủ tướng nữa chỉ để phụ trách mấy cái ủy ban và ban bệ này mà. Đố đồng chí liệt kê hết được các chức vụ kiêm nhiệm của các đồng chí thủ tướng và phó thủ tướng hiện nay đấy. Ai bảo năng suất lao động ở VN thấp thì chắc chắn là lực lượng thù địch.
DeleteBác Ngân này vậy mà là tiến sỹ cơ đấy, ghê chưa. Mà chắc tại bác ấy rảnh rỗi sinh nông nổi nên mới đề xuất ra nhiều điều kỳ lạ như thế. Người ta càng ngày càng cố tiến gần hơn đến nền kinh tế thị trường thì các bác ấy lại muốn hướng về nền kinh tế bảo hộ, nhà nước làm tất tần tật mọi việc. Ngộ ghê!
ReplyDeleteMà phải nói DN Vietnam cũng lạ thật nữa. Khi kinh tế phát triển, làm ăn thuận lợi thì mạnh miệng bảo muốn được tự do phát huy, nhà nước đừng nên can thiệp vào để vướng tay chân chúng tôi... Vậy mà khi gặp khó khăn thì lại la làng lên là chúng tôi lỗ quá, chết mất rồi, sao không ai giúp đỡ vậy (nhất là các bác bất động sản ý.)Thế nên mới có những người như bác Ngân này, đề xuất tháo gỡ, cho vay chỉ định.... mà không hề biết là việc vay chỉ định là nguyên nhân gây ra tình trạng bấp bênh cho hệ thống ngân hàng hiện nay. Với lại, bộ các bạn ở NHTM đều là những người kém hiểu biết hay sao mà phải đợi cái "ủy ban" của các bác chỉ ra "dự án tốt" và yêu cầu họ cho vay.
À, mà nói đến tiến sỹ mới nhớ, bác TS Vũ Đình Ánh trong nhận định về thị trường vàng có nói một câu khá hay: "Việt Nam là việt nam, không cần phải học quốc gia nào..." Thật chán các bác tiến sỹ quá (em không có ý nói bác Ngọc nha!)
Nói thế chứ, đồng chí cứ thoải mái đi. Tớ mà được liệt vào hạng mấy đồng chí TS này thì chẳng phải là một vinh dự lắm ru?
ReplyDeleteTS thi nhiều, nhưng những đ/c nào làm ở cơ quan thuộc nhà nước chủ quản thì khi các đ/c này phát biểu thì có đáng tin kg ??
ReplyDeleteTớ thì cho rằng các đồng chí này có muốn nói cho tử tế, đúng bài bản thì cũng khó mà nói được. Khả năng tư duy là cái quan trọng, mà cái này xem ra là của hiếm.
ReplyDelete