Có đồng chí nói là cộng tác viên của một tờ
báo nước ngoài gửi email hỏi tớ về chuyện vàng như dưới đây (phần mầu xanh). Tớ trả lời luôn
trên blog này cho tiện cả đôi đường. Các đồng chí có góp ý, bình luận gì thêm
thì nhảy vào giúp tớ nhé.
... Em đang viết một bài đánh giá về chính sách thị
trường vàng của SBV trong năm vừa qua, và tình cờ đọc được những entry của anh
về thị trường vàng Việt Nam. Em rất cảm ơn anh vì những nhận định của anh đưa
ra trên blog đã cung cấp những góc nhìn đa diện hơn về chính sách của SBV. Nhân
đây, em muốn hỏi xin một vài quick comments của anh về thị trường vàng Việt Nam
với tư cách của một chuyên gia kinh tế, để giúp độc giả nhìn nhận rõ hơn về vấn
đề này. Hi vọng anh có thể thu xếp thời gian trả lời giúp em hai câu hỏi chính
sau:
1. Anh đánh giá thế nào về hiệu quả của chính sách quản lý vàng của SBV 1 năm
sau khi nghị định 24 ra đời? Liệu SBV đã đạt được mục tiêu họ đề ra?
2. Anh kì vọng gì về thị
trường vàng sau mốc 30/6? Với sự quản lý của SBV như hiện tại thì giá vàng nội
địa có khả năng tiến sát mức giá thế giới hay không?
Như em hiểu rationale của SBV về chính sách vàng là: Thực hiện độc quyền vàng miếng để kiểm soát hoàn toàn nguồn cung vàng đầu tư, cấm giao dịch thực hiện bằng vàng và hoạt động tín dụng bằng vàng để loại bỏ vàng ra khỏi hệ thống tiền tệ. Hoạt động đấu thầu vàng là nhằm cung ứng vàng cho các ngân hàng đảm bảo tất toán trạng thái trước 30/6 như quy định. Như thế, sau 30.6 khi nhu cầu tất toán vàng không còn, thị trường sẽ không bị bóp méo bởi sốc cầu từ các ngân hàng nữa, và sẽ điều chỉnh theo hướng giảm dần. Vàng tất toán cũng sẽ được trả lại cho người dân theo quy định, như vậy càng đẩy nhu cầu vàng giảm xuống. Người dân sẽ ít có nhu cầu chọn vàng để đầu tư (cầu thấp, biến động khó lường từ chính sách, khó khăn khi giao dịch), nhập lậu vàng hạn chế (vàng nhập lậu không rửa thành vàng miếng được), từ đó ổn định được thị trường vàng, ngoại tệ, và tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng để từ đó tăng đầu tư, trong bối cảnh VND còn yếu và kinh tế thì cũng không sáng sủa gì. Cách hiểu của em về chính sách của SBV như thế có đúng không ạ? Rất mong được anh chỉ bảo thêm.
Như em hiểu rationale của SBV về chính sách vàng là: Thực hiện độc quyền vàng miếng để kiểm soát hoàn toàn nguồn cung vàng đầu tư, cấm giao dịch thực hiện bằng vàng và hoạt động tín dụng bằng vàng để loại bỏ vàng ra khỏi hệ thống tiền tệ. Hoạt động đấu thầu vàng là nhằm cung ứng vàng cho các ngân hàng đảm bảo tất toán trạng thái trước 30/6 như quy định. Như thế, sau 30.6 khi nhu cầu tất toán vàng không còn, thị trường sẽ không bị bóp méo bởi sốc cầu từ các ngân hàng nữa, và sẽ điều chỉnh theo hướng giảm dần. Vàng tất toán cũng sẽ được trả lại cho người dân theo quy định, như vậy càng đẩy nhu cầu vàng giảm xuống. Người dân sẽ ít có nhu cầu chọn vàng để đầu tư (cầu thấp, biến động khó lường từ chính sách, khó khăn khi giao dịch), nhập lậu vàng hạn chế (vàng nhập lậu không rửa thành vàng miếng được), từ đó ổn định được thị trường vàng, ngoại tệ, và tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng để từ đó tăng đầu tư, trong bối cảnh VND còn yếu và kinh tế thì cũng không sáng sủa gì. Cách hiểu của em về chính sách của SBV như thế có đúng không ạ? Rất mong được anh chỉ bảo thêm.
Tớ trả lời:
1.
Mục
tiêu nào mới được chứ? Như tớ đã viết trong một loạt bài đăng trên báo rồi trên
blog này, mục tiêu của NHNN thay đổi đến nay đã vài lần rồi, và lần nào thì tớ
cũng đã chứng minh rằng đó hoặc không phải là mục tiêu thật sự của NHNN, hoặc chắc
chắn không thành công (xin tìm lại các bài về cùng chủ đề trên blog này để rõ
thêm; các bài viết hình như bắt đầu từ khoảng nửa năm sau của 2001, đầu tiên với
bài viết “Có nên bình ổn giá vàng” trên VEF thì phải).2. Tớ không đầu tư, không nắm giữ vàng nên đương nhiên tớ không kỳ vọng gì vào thị trường vàng ở Việt Nam cả, chỉ quan sát nó với tư cách là quan sát viên để có chuyện mà viết báo và blog thôi! Và vì bệnh nghề nghiệp, cũng như kiến thức và kinh nghiệm mách bảo, tớ không muốn, không thử dự đoán tương lai của thị trường vàng, giá vàng ở Việt Nam sẽ như thế nào vì trò dự đoán này không khác gì gieo quẻ phán vận hạn cả. Nói như thế nhưng cũng có nghĩa là đồng chí đừng có tin vào bất cứ dự đoán với nhận định của bất cứ ai cả, kể cả người trong cuộc là NHNN, và những người “nửa trong nửa ngoài cuộc” là các chuyên gia X, Y, Z hay đăng đàn xuất hiện trên báo chí trả lời về vàng cả.
Trở lại với câu hỏi trên của đồng chí. Tớ nói đừng tin ai và không dự đoán nhưng không có nghĩa là bảo mọi người đừng dự đoán, vì ai cũng sẽ dường như đều nhìn thấy một yếu tố gì đó ám chỉ xu hướng của thị trường (thế nên mới có người nhảy vào trong khi người khác thì lại rút ra).
Với tớ, những yếu tố quan trọng nhất quyết định xu hướng giá vàng ở Việt Nam đó là (i) giá vàng thế giới, (ii) lạm phát ở Việt Nam, (iii) tin đồn, (iv) hành động, khả năng và mức độ can thiệp của NHNN.
Về giá vàng thế giới. Thông thường các biến động mạnh của giá vàng thế giới sẽ là mồi để những cơn sốt nóng, sốt lạnh vàng trong nước xảy ra. Cho dù NHNN có “ổn định” được thị trường vàng theo cái nghĩa mà họ nói, chỉ có họ mới hiểu được, (tự) đánh giá được, nhưng trước những biến động mạnh về giá vàng thế giới như tháng vừa qua thì có 10 NHNN chắc cũng sẽ phải thúc thủ trước thị trường, khỏi bận tâm đến chuyện bình ổn hay không nữa.
Về lạm phát ở Việt Nam. Cũng giống như với USD, nhu cầu nắm giữ hay thoát khỏi vàng sẽ phụ thuộc một phần vào kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam, vào khả năng phá giá VND. Nhu cầu này sẽ tự khuyếch đại khi có hành động bầy đàn góp mặt, tạo thành những cơn sốt nóng.
Về tin đồn. Những tin đồn tương tự như đổi tiền nếu còn xuất hiện thì sẽ tạo ra những cơn sóng to hay nhỏ trên thị trường vàng, tùy theo mức độ có-vẻ-như-thật của chúng và mức độ nghiêm trọng nếu là sự thật.
Về sự can thiệp của NHNN. Tớ đã nói rằng hành động can thiệp của NHNN như vừa qua chỉ tạo thêm những “nhiễu” cho thị trường, thậm chí tạo thêm cơ hội đầu cơ, tạo ra những cơn sóng mới.
Với những yếu tố trên (luôn có khả năng xảy ra, tương tác với nhau), đồng chí bây giờ chắc đã thấy tại sao tớ không muốn đưa ra bất kỳ một dự đoán, nhận định nào về xu hướng thị trường cả. Và thế cũng có nghĩa là mọi chuyện đều có thể xảy ra, và mọi nhận định của NHNN hay của ai đó đều có khả năng không trở thành sự thật!
Về rationale của SBV mà đồng chí đang cố gắng “nhét vào mồm” SBV thì cũng có thể là đúng như vậy (đúng như SBV đang nghĩ). Nhưng đó tất nhiên chỉ là sự đơn giản hóa trong phòng thí nghiệm kinh tế học, theo các giả thiết. Bất kể một trong những yếu tố trên xuất hiện/góp mặt thì đều có thể làm đảo lộn kết quả “thí nghiệm”.
(Nếu đọc xong phần trả lời trên mà đồng chí vẫn có định trích dẫn, đưa tớ lên báo tây thì đừng có nêu chỗ kiếm tiền của tớ đấy nhé, vì nguyên tắc compliance. Tớ sợ thất nghiệp lắm!).
No comments:
Post a Comment