------------------------------------------------
Từ cuối tháng 3 đến 3/5, qua 13 phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán tổng cộng 366.400 lượng vàng, tương đương gần 14 tấn. Vì chuyện đấu thầu vàng của NHNN là chuyện vô tiền khoáng hậu ngay cả trên thế giới nên có 3 câu hỏi liên quan tất yếu được đặt ra như dưới đây.
Đấu thầu vàng để làm gì?
Mục đích đấu thầu
đã được NHNN giải thích đôi ba lần, gần đây nhất thì cho rằng là để bình ổn thị
trường vàng (chứ không phải bình ổn giá vàng).
Để bình ổn thị
trường vàng thì, về nguyên tắc, NHNN cần làm cho cung và cầu vàng trong nước ít
biến động một cách tương đối. Do có sự liên thông ở một phạm vi nhất định với
thị trường vàng thế giới, và do cung cầu vàng trên thế giới biến động từng
giây, từng phút, nên, về nguyên tắc, NHNN cũng sẽ phải thường trực trên thị trường
vàng trong nước như người bán/mua cuối cùng 24h/24h, 7 ngày/tuần, nếu họ muốn
bình ổn thị trường vàng. Vì thế, thay vì mang lại sự bình ổn cho thị trường vàng,
việc NHNN thỉnh thoảng thông tung ra thị trường một lượng vàng nhất định nào đó
vào một số thời điểm nào đó để đấu thầu (với giá sàn đặt ra trước đó một khoảng
thời gian không thể gọi là ngắn) sẽ gây ra nhiều “nhiễu” hơn, nếu không muốn
nói là bất ổn hơn cho thị trường vàng trong nước, vì tính chất thời điểm, tần
suất và liều lượng cần thiết có sự lệch pha, khác biệt với xu hướng vận động
liên tục của thị trường trong nước có sự liên thông với thị trường quốc tế.
Có người sẽ biện
hộ rằng hành động can thiệp này của NHNN là nhằm dẹp nạn “đầu cơ” vàng. Tung
vàng dự trữ quốc gia ra bán thì có thể làm cho giá vàng đi xuống và làm thiệt hại
kẻ nào đó đã ôm vàng trước đó đợi giá vàng lên thì bán ra kiếm lãi. Nhưng việc
tung vàng ra bản thân nó đã tạo cơ hội cho kẻ khác đầu cơ khi tin rằng khi chấm
dứt đấu giá vàng hoặc giữa hai đợt đấu giá, giá vàng trong nước sẽ bật lại. Họ
sẽ mua vào và đợi chờ giây phút hiện thực hóa nhận định của mình. Trừ khi NHNN vô
cớ, và có khả năng, cung vàng liên tục và với số lượng lớn để giá vàng trong nước
liên tục đi xuống thì giới đầu cơ mới thiệt hại không gượng được đến mức phải bỏ
chạy khỏi thị trường vàng. Nhưng do số lượng vàng dự trữ rất có hạn (như tính
toán dưới đây), quan trọng hơn, việc sử dụng chúng không phải chỉ để cho bình ổn
thị trường vàng trong nước nên suy ra rằng “nạn đầu cơ” vàng vẫn sẽ còn đất sống
và thậm chí còn sống khỏe với một thị trường vàng nay đã bị NHNN làm cho thêm bất
ổn và thêm cơ hội đầu cơ.
Như vậy, xét về
nguyên tắc thì mục đích của việc đấu thầu vàng mà NHNN tuyên bố xem ra không có
cơ hội để thành hiện thực (bình ổn cái không thể bình ổn được về nguyên tắc).
Phải chăng còn mục đích gì khác?
Đấu thầu còn có thể kéo dài bao lâu?Trong phần này chúng ta thử làm một số ước tính số vàng có trong dự trữ ngoại hối của NHNN và số phiên đấu thầu có thể có, dựa trên các giả định và số liệu thực tế. Theo số liệu về dự trữ ngoại hối của Việt Nam do WB công bố thì từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ vàng trên tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam bình quân là 2,1% (năm cao nhất là 3,6%, thấp nhất là 1,1%). Giả sử tỷ lệ cao nhất 3,6% này được duy trì trong các năm sau đó.
Năm 2012, số liệu
ước tính từ Việt Nam cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào khoảng từ 20 tỷ
đến 23 tỷ đôla. Lấy con số 23 tỷ đôla, tỷ lệ vàng là 3,6% và giá vàng vào ngày
31/12/2012 là 1.660 đôla/ounce để tính thì ra số vàng dự trữ đến cuối năm 2012
là khoảng 414 nghìn lượng. So với lượng vàng đã bán ra qua 13 phiên (366,4 nghìn lượng) thì
có thể thấy ở kịch bản khả quan nhất, NHNN cũng chỉ còn khoảng 48 nghìn lượng trong kho dự trữ.
Đây chỉ là con số
ước tính đến thời điểm cuối năm 2012. Vì dự trữ ngoại hối được Ủy ban Kinh tế
Quốc hội công bố là đã tăng 3,18 tỷ đôla trong quý 1 năm nay, nên có thể suy ra
dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối quý 1 là 26,2 tỷ đôla. Dựa vào tỷ lệ
3,6% và tổng dự trữ ngoại hối là 26,2 tỷ đôla, ta có tổng giá trị vàng trong quỹ
dự trữ ngoại hối là khoảng 943 triệu đôla.
Nếu tính với giá
vàng quốc tế trung bình là 1.500 đôla/ounce trong thời gian đấu thầu vàng vừa
qua thì số vàng dự trữ trước khi đấu thầu là 629 nghìn ounce (522 nghìn lượng).
Trừ đi 366,4 nghìn lượng đã đấu thầu thì NHNN chỉ còn
trong tay tối đa là 156 nghìn lượng sau 13 phiên đấu thầu, tức tương đương khoảng trên dưới 5 phiên đấu thầu nữa, dựa trên số vàng đấu thầu trung bình qua 13 phiên.
Con số 156 nghìn lượng này vẫn còn chưa bằng số lượng vàng ước
tính mà các ngân hàng còn phải tất toán vào 30/6 lên tới hơn 6 tấn, tức là hơn 160 nghìn lượng (theo báo chí, tổng số vàng cần tất toán tạm ước tính là 20 tấn,
trừ đi gần 14 tấn các ngân hàng đã
mua vào qua đấu thầu). Nói cách khác, theo
những giả định và ước tính “hào phóng” nhất thì nếu NHNN có bán sạch quỹ
vàng dự trữ, họ cũng mới chỉ gần làm thỏa cơn khát mua vàng của các ngân hàng để
tất toán.
Hậu quả sẽ ra sao?
Vì số vàng có
trong dự trữ quốc gia mà NHNN nắm giữ rất có hạn, dù chỉ là so với số vàng mà
các ngân hàng có nhu cầu mua vào để tất toán, nên NHNN chắc chắn sẽ phải dùng đến
dự trữ ngoại tệ, vừa để nhập vàng bổ sung vào quỹ vàng đã bị hao hụt nặng, vừa
có vàng để cung cấp tiếp cho các ngân hàng tất toán vàng. Việc dùng đến dự trữ
vàng và ngoai tệ quốc gia sẽ được coi là thỏa đáng nếu nó phục vụ lợi ích
chung, nhưng trong trường hợp này xem ra khó có thể giải thích thỏa đáng khi
các ngân hàng mới là đối tượng được phục vụ chính trong các cuộc đấu thầu.
Điều quan trọng
hơn, hành động bán vàng dự trữ quốc gia này của NHNN làm tăng nạn “vàng hóa”
khi một lượng lớn vàng được tung vào nền kinh tế, làm suy yếu thêm tính hiệu quả
của chính sách tiền tệ của NHNN. Dùng dự trữ ngoại tệ để mua vàng cũng làm suy
yếu quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam, làm giảm khả năng can thiệp bình ổn tỷ
giá và lạm phát mà NHNN đang theo đuổi.
Trong khi đó, NHNN lặp đi lặp lại rằng họ cần can
thiệp bình ổn thị trường vàng để tránh nạn “vàng hóa”, tránh nhập lậu vàng
làm thâm hụt dự trữ ngoại tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của tỷ giá và lạm
phát. Nhưng việc NHNN đấu thầu vàng và dùng dự trữ ngoại tệ để nhập vàng như hiện
nay chẳng phải là sẽ dẫn đến những hậu quả này hay sao?
Những điều nghi ngại của bác hoàn toàn có cơ sở. Em cũng thấy có gì đó không ổn. Những mấy bác lãnh đạo Ngân hàng NN đang ra sức cổ vũ và tuyên bố (khẳng định) họ đã làm đúng theo tinh thần Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, vì giá vàng trong nước ít biết động (dù vẫn cách xa giá vàng thế giới cả khúc!), thị trường vàng đang đi vào ổn định. Tối nay (ngày 5/5), trên thời sự VTV1, bác Bình thống đốc lại lên truyền hình trả lời rất hùng hồn, đầy tự tin rằng NHNN làm rất tốt, và rằng các quyết định của NHNN đúng đắn, đã đạt được mục tiêu bình ổn thị trường. Thêm nữa, giá bán ra chênh lệch có lời là thuộc về người dân, ... (em nghe mệt quá!)
ReplyDeleteChúng ta cứ hô hào là theo nền kinh tế thị trường, nhưng Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào thị trường, nghịch lý hết sức.
Em có vài lời chia sẻ cùng bác.
(P.K.Dương)
Đồng chí Bình có tài hùng biện... liều, tức là ngụy biện, nói theo kiểu lấy được. Đem các lời hùng biện của đồng chí ấy trước đây ra đối chiếu lại thì thấy đồng chí này đi từ ngụy biện đến ngụy biện hơn. Tớ đang định viết một bài với cái tiêu đề như vậy đấy, nhưng sợ "nhạy cảm" quá, chẳng báo nào dám đăng. Đồng chí Dương nghĩ sao?
DeleteBan đầu em nghe bác B nói cũng có lý vì thật sự thì giá vàng trong nước khá ổn định trong thời gian qua. Chỉ có phần "sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là do nhà nước hưởng" thì nghe không lọt tai thôi. Nhưng sau khi đọc bài của bác Ngọc, em thấy bác Ngọc cũng có lý. Khi mà NHNN hết dự trữ ngoại hối rồi thì chắc giá vàng lại tăng thôi. Em thì không rành về thị trường vàng lắm nên có nhiều điều không được hiểu, Bác Ngọc giải thích giúp em nhé!
ReplyDeleteThứ nhất, vàng có lẽ được NHNN xem là tiền tệ chứ không phải là hàng hóa. Như vậy, kiểm soát vàng cũng là một chứ năng của NHNN phải không ạ?
Thứ hai, nếu để nhập vàng tự do thì sẽ làm giảm ngoại hối của cả nước, tăng hiện tượng vàng hóa, giảm tác dụng của monetary policy. Tuy nhiên, nếu hạn chế nhập khẩu thì khi cầu trong nước tăng cao, cung không đủ sẽ làm tăng giá, dẫn đến tăng sự chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới, dẫn đến việc đầu cơ, có đúng không ạ? Nếu vậy, buông cũng không được mà quản lý cũng không được. Vậy, chính sách đúng đắn thật ra là như thế nào? (Bác đừng nói với em là strengthening nền kinh tế trong nước, giảm lạm phát và củng cố đồng nội tệ nha vì nó rất khó khăn và NHNN lại làm mất lòng tin của người dân khá nhiểu rồi.)
Tóm lại, em có vài thắc mắc, mong bác Ngọc cho em vài chỉ dẫn để khai sáng tư duy. Thank bác nhiều.
Tớ rất sẵn sàng thảo luận với các đồng chí! Vì có các đồng chí thì blog này sôi nổi hẳn.
DeleteVề câu hỏi 1 của đồng chí. Tớ không rõ NHNN coi vàng là cái gì (hình như hôm trước trên TV, đ/c Bình coi vàng là một ngoại tệ thì phải), nhưng trong phạm vi hiểu biết của tớ thì dường như vàng được các NHTW coi là một loại tài sản dự trữ an toàn, bên cạnh ngoại tệ và các giấy tờ có giá khác, chứ không hẳn là một loại ngoại tệ (hay tiền tệ như đ/c hỏi), có lẽ vì tính chuyển đổi, lưu trữ của vàng vẫn không được hoàn toàn efficient như các loại ngoại tệ và giấy tờ có giá khác.
Câu 2. Đ/c lật ngược lại vấn đề, hành vi NHNN xuất ngoại tệ để nhập vàng về bản chất có khác với các đối tượng khác mua ngoại tệ để nhập không, nếu xét từ góc độ tổng cung, cầu ngoại tệ cả nước? Tớ thì cho rằng rốt cuộc thì hành động nào cũng dẫn đến hao hụt dự trữ ngoại tệ của NHNN nếu NHNN không muốn tỷ giá biến động.
Bây giờ đọc kỹ lại bài phát biểu của bác B và bài viết của bác Ngọc, em thấy bác B thường hay tự mâu thuẫn. Có lúc bác ấy xem vàng như tiền, nhưng lúc khác lại xem vàng như hàng hóa. Bởi vậy, bác B mới nói thị trường vàng không phải là thị trường hàng hóa ưu tiên. Cho nên, bác B mới lúc thì bình ổn thị trường, lúc thì bình ổn giá... Em thì cho rằng vàng ở VN là một dạng của tiền (hoặc tương đương tiền) vì nó có gần như đủ 3 chức năng của tiền. Mà theo em biết, ở các nước khác, vàng hình như cũng không được mua bán rộng rãi trong công chúng thì phải.
DeleteVậy, theo bác Ngọc, chính sách hợp lý nhất của NHNN là gì? Bởi, nếu muốn tỷ giá không biến động, NHNN không thể cho nhập khẩu vàng tùy thích được, sẽ làm hao hụt dự trữ ngoại tệ và tăng nạn hàng hóa (Em đồng ý là với việc đấu thầu vàng hiện nay thì trước sau gì dự trữ ngoại tệ cũng sẽ bị hao hụt và cung vàng cũng dồi dào hơn => chính sách cực sai lầm.) Mà nếu hạn chế nhập vàng thì giá trong nước và thế giới chênh lệch quá, báo chí lên tiếng mỗi ngày.
Trong trường hợp tự do hóa ngoại tệ và vàng, người dân sẽ cảm thấy VNĐ đang bị mất giá, nhu cầu mua vàng và đô sẽ tăng lên. Cầu vàng nhiều => vàng nhập vào sẽ nhiều hơn => tăng cầu của USD => tỉ giá VND/USD ngày càng mất giá & lạm phát có thể tăng lên... (không biếu suy nghĩ của em có sai chỗ nào không?) Nhưng nếu đúng là như vậy thì cũng không ổn. Bác Ngọc nghĩ sao ạ?
Đoạn trên là tớ đang nói về chuyện coi vàng là cái gì trong con mắt của NHTW trên thế giới và NHNN nói riêng thôi đấy nhé, để trả lời cho câu hỏi của đồng chí. Chứ còn hiển nhiên vàng ở VN trong con mắt người dân (cả tớ nữa) là một loại tiền tệ đặc biệt, có đủ/thực hiện đủ 3 chức năng.
DeleteChuyện có được mua bán rộng rãi vàng trong công chúng không thì tớ nghĩ câu trả lời "có" nhiều hơn "không", vì ít nhất là có những nước mà tớ nghe/biết như Ấn Độ, Singapore, Turkey, Trung Quốc, Ý v.v... chuyện mua bán/vàng là công khai, không cấm đoán. Đ/c ít nghe thấy có thể vì ở những nước khác không mấy ai chú tâm đến vàng để làm gì cả, chưa kể tính thanh khoản kém, không bằng ngoại tệ.
Chính sách về vàng hợp lý nhất, như đồng chí Anonymous nói dưới đây, và tớ cũng viết đôi lần, là làm cho dân thấy giữ vàng chẳng được lợi gì, chẳng để làm gì vì giữ VND vẫn là tối ưu (không sợ lạm phát, lại có lãi...). Chính sách second best về vàng là quản lý vàng như với quản lý ngoại tệ hiện nay, coi vàng là một ngoại tệ.
Chính sách third best là thả nổi, kệ cho vàng lên xuống, kệ cho dân lao vào giữ, buôn bán vàng. Trường hợp này diễn ra khi NHNN bất lực trong quản lý. Suy cho cùng, chuyện này không có gì là đáng sợ lắm vì lượng vàng cần cho dân đầu cơ, buôn bán có vẻ thực sự không lớn lắm so với dự trữ ngoại tệ, nếu có mua vét USD để nhập khẩu vàng thì giỏi lắm NHNN chỉ cần tung độ 1 tỷ USD (nói liều thế) ra là thị trường ngoại hối lại ổn định.
Đ/c nói cầu vàng nhiều dẫn đến nhập khẩu nhiều hơn, tăng cầu USD, về logic là đúng. Nhưng mọi việc đều có liên hệ với nhau một cách dynamic chứ không phải static như thế. Chẳng hạn, khi cầu USD lên, tỷ giá lên sẽ làm USD và vàng trở nên đắt đỏ hơn so với VND, từ đó dần sẽ làm giảm tính hấp dẫn của USD và vàng so với VND, làm kìm hãm nhu cầu về USD/vàng trong dân chúng. Nên trừ khi lạm phát ở VN lên đến 2 con số, hoặc sắp đổi tiền đến nơi thì mới lo rằng tình hình thoát khỏi vòng kiểm soát.
Không biết tớ đã trả lời hết ý đồng chí hỏi chưa? Nếu chưa thì lại bảo tớ nhé.
Em có vài lời với các bác: Theo hiểu biết cũng như thực tế của em, thì vàng ở VN được người dân coi như một loại tiền tệ có giá trị và được sử dụng trong thanh toán, đặc biệt trong các giao dịch có giá trị lớn (đây là một thói quen có từ lâu đời), bên cạnh đồng bạc xanh (usd). Tại sao ở VN có tình trạng đô la hay vàng hóa, cái đó thuộc trách nhiệm của Nhà nước vì để đồng bạc VND mất giá dài dài (các bác tính lùi từ lịch sử đổi mới tới nay thì biết), đánh mất niềm tin của dân chúng vào loại tiền danh nghĩa (pháp định) VND. Hậu quả, là cho đến bây giờ dân ta vẫn thích sài vàng (ưa chuộc vàng) hoặc đô la là đồng tiền giao dịch hoặc cất trữ an toàn nhất.
ReplyDeleteDo đó, mọi biện pháp ngăn cấm giao dịch, mua bán vàng hay đô la có thể tạm thời khắc chế, nhưng về lâu dài, nếu không đổi mới căn cơ nền kinh tế, phát triển bền vững, lấy lại niềm tin của dân chúng (vốn xã hội), thì có lẽ khó mà kiểm soát, quản lý được giá vàng hay ngoại tệ.
Tớ đồng ý với đồng chí về giải pháp lâu dài này, nhưng nhấn mạnh rằng đó là giải pháp lâu dài, theo lý thuyết, và khó có thể xảy ra ở VN trong ít nhất độ chục năm nữa. Có lẽ vấn đề mà các đ/c khác đưa ra là trong ngắn hạn, cụ thể là trong hoàn cảnh như mấy năm vừa qua và bây giờ thì VN nên làm gì, thế nào, mà tớ mới trả lời bên trên.
DeleteChào bác Ngọc!
ReplyDeleteBác gợi ý phân tích thêm các phát biểu về bác Bình từ trước tới nay (bác này hay dùng cái Mâu đâm với cái Thuẫn), vấn đề này em đồng ý với bác. Mong được đọc phân tích của bác. (Bên Blog của bác Lê Hồng Giang trước đây cũng có bài "bắt giò" bác Bình đó!)
(P.K.Duong)
Nói thế thôi chứ tớ cũng có phải người không biết thế nào là ngấy đâu cơ chứ? Nói mãi về một người/tổ chức mà chưa nói đã biết là sẽ như vậy, không có gì thay đổi thì đố đồng chí nói đi nói lại đến quá tam ba bận đấy! Khéo mà tớ sắp phải dừng viết về vàng và đ/c Bình với lại NHNN mất thôi, không thì tớ cũng tẩu hỏa nhập ma mất, lây cái bệnh của họ mất.
Delete