Thursday, 9 May 2013

Lại NHNN!

Trong bản tin tối qua, NHNN lại biện bạch về chuyện vàng. Nhưng càng biện bạch lại càng thấy tối/rối thêm.

Điểm thứ nhất, NHNN cho rằng: "trước khi có Nghị định 24, mỗi năm NH Nhà nước phải cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Việc này đã gây ảnh hưởng đến tỉ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ ngoại hối.
Nay, khi NH Nhà nước độc quyền nhập khẩu, sản xuất vàng miếng làm giảm mạnh nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu vàng. Việc NH Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng cùng với hiệu quả của các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ giúp tình hình cung cầu ngoại tệ cải thiện cơ bản, giảm đáng kể tình trạng đô la hóa nền kinh tế".  
 
Và: "....lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu vàng nhỏ hơn nhiều so với trước đây và chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ lượng ngoại tệ NH Nhà nước đã mua vào thời gian qua. Hiện dự trữ ngoại hối nhà nước đang ở mức cao nhất từ trước đến nay."

Việc NHNN độc quyền không nhất thiết làm giảm nhu cầu dùng dự trữ ngoại tệ để can thiệp/ổn định. Thay vì trước đây NHNN phải tung ngoại tệ gián tiếp vào thị trường vàng thông qua việc tung ngoại tệ để ổn định tỷ giá khi các chủ thể kinh tế khác mua gom ngoại tệ trong nền kinh tế để nhập khẩu vàng thì nay NHNN phải trực tiếp tung ngoại tệ ra để tự mình nhập khẩu vàng.

Số ngoại tệ NHNN trực tiếp bỏ ra để nhập khẩu vàng đúng là có thể nhỏ hơn về lượng, như NHNN nói, so với tổng lượng ngoại tệ trước đây các chủ thể kinh tế huy đồng từ cả nền kinh tế. Nhưng thế không có nghĩa là NHNN thoát được việc phải can thiệp gián tiếp trên thị trường ngoại tệ vì vẫn có một lượng vàng nhất định được nhập lậu, làm ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ, buộc NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp. Cộng cả phần trực tiếp và gián tiếp này thì tổng lượng dự trữ ngoại tệ mà NHNN phải dốc ra để can thiệp vào thị trường vàng và ngoại tệ không chắc đã nhỏ hơn lúc NHNN vẫn chưa dành độc quyền nhập khẩu và cho đấu thầu vàng. NHNN phải chứng minh được rằng thực ra lượng vàng nhập lậu là không đáng kể thì mới kết luận như trên được.

Điểm thứ hai, chẳng hiểu cái khái niệm "đô la hóa" của NHNN là thế nào mà lại nói được rằng đã "giảm đáng kể tình trạng đô la hóa nền kinh tế" nhờ độc quyền nhập khẩu vàng. Giả sử trước khi NHNN được độc quyền nhập khẩu vàng, có 10 tỷ đô la được lưu thông trong toàn nền kinh tế (trừ phần nằm ở dự trữ ngoại tệ của NHNN). Nếu như thông thường các tổ chức được nhập khẩu vàng thì giả sử họ huy động 5 tỷ đô la từ số này để nhập khẩu vàng, tổng số đô la lưu thông trong nền kinh tế còn lại là 5 tỷ đô la. Tuy nhiên, thế này cũng vẫn chưa thể nói là nạn đô la hóa đã giảm, vì song song với 5 tỷ đô la đang lưu thông vẫn có thêm một lượng vàng mới, trị giá 5 tỷ đô la được đưa thêm vào lưu thông, nên nạn đô la hóa thực ra vẫn không thay đổi về bản chất (chính xác ra thì nạn đô la hóa có giảm đi; nhưng nền kinh tế lại bị "vàng hóa" khi có thêm 5 tỷ đô la giá trị vàng vào lưu thông. Và hậu quả của vàng hóa hay đô la hóa thì như nhau; tức nạn "ngoại tệ hóa" không thay đổi).

Sau khi NHNN được độc quyền nhập khẩu vàng, thay vì cần nhập khẩu 5 tỷ đô la giá trị vàng về cho nền kinh tế, NHNN nay chỉ cần xuất ra, ví dụ, 2 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ để nhập khẩu vàng về bán đấu thầu (đúng ý/lý luận của NHNN nhé!).

Nhưng nếu vậy thì nạn đô la hóa (chính xác hơn: "ngoại tệ hóa") lại còn trầm trọng thêm! Thay vì trong nền kinh tế chỉ có tổng lượng ngoại tệ+vàng tương đương 10 tỷ đô la (gồm 5 tỷ đô la tiền mặt, 5 tỷ đô la giá trị vàng) đang lưu thông vào thời điểm trước khi NHNN được độc quyền vàng, nay do NHNN tung thêm 2 tỷ đô la giá trị vàng mà nó nhập khẩu về nữa, trong nền kinh tế lúc này có tổng cộng 12 tỷ đô la tiền mặt và vàng. Tức là nạn đô la hóa (ngoại tệ hóa) rõ ràng là trầm trọng hơn trước khi NHNN độc quyền nhập khẩu vàng chứ?

Nạn đô la hóa (ngoại tệ hóa) chỉ không đổi, không tệ đi nếu NHNN không nhập khẩu vàng bằng ngoại tệ dự trữ.

Điểm thứ ba, NHNN nói: "Đồng thời, việc chấm dứt chính sách huy động vàng, cho vay vàng đã loại trừ rủi ro liên quan đến vàng trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Cơ quan này cho biết, hơn 1 năm qua, các tổ chức tín dụng đã mua được hơn 100 tấn vàng trên thị trường trong nước để chi trả cho người dân mà không cần ngoại tệ nhập khẩu vàng".

Nếu chỉ để ngăn các tổ chức tài chính ngân hàng nhập khẩu vàng, khuyến khích chúng phải mua vàng trong dân thì cần gì NHNN phải độc quyền nhập khẩu vàng? Thay vào đó, NHNN chỉ cần không cấp phép nhập vàn cho chúng, như trước đây NHNN vẫn làm, là được thôi chứ?

Tóm lại, tớ rất thích NHNN vì nhờ nó mà tớ luôn có chuyện để mà viết blog và đặc biệt là viết báo để cải thiện cuộc sống (nhuận bút kiếm được từ khai thác đề tài về NHNN nhiều phết đấy, cũng phải mua được vài lạng vàng phân phối chứ chẳng chơi).

2 comments:

  1. Bác Ngọc phân tích khá hợp lý. Em chỉ bổ sung thêm "điểm thứ ba" mà bác đề cặp đến NHNN, thật ra hoạt động kinh doanh vàng của các NHTM cũng là một mảng bình thường, nhưng vấn đề thanh tra, kiểm soát của NHTW đối với hoạt động này đã bị buông lỏng, thậm chí làm ngơ, tương tự như hàng loạt các sai phạm khác. Hiện giờ các biện pháp của CP/NHTW theo em nghĩ là đối phó trong ngắn hạn vì đã để hậu quả xảy ra rất nghiêm trọng.

    Bác Ngọc vui tính quá! Bác cứ tưởng dễ kiếm tiền từ mấy tờ báo trong nước à. Bác nói không khéo, đụng chạm tùm lum, chắc gì họ đã dám đăng bài của bác. Nếu có bài nào được đăng, em nghĩ chắc họ phải cân nhắc lắm, thậm chí phải chỉnh lại ý tứ của bác. Mà làm như thế thì không đúng theo ý đồ của bác, bác chắc gì vui!

    (P.K.Dương)

    ReplyDelete
  2. Tớ nói thật đấy chứ, về chuyện nhuận bút ấy. Đề tài về NHNN và các chính sách của nó chiếm đáng kể trong số bài được đăng trên các loại báo chí (thậm chí cả Tạp chí Ngân hàng, là tờ tạp chí của NHNN, đến mức mà một đồng chí của tạp chí này phải nhắc nhở tớ rằng đấy là tạp chí của NHNN!). Nhưng đồng chí nói đúng là gần đây bài về NHNN của tớ tự nhiên không được đăng nữa. May mà vẫn còn blog này để giải khuây. Nhưng dù sao đi nữa tớ cũng phải cám ơn NHNN đã mang lại cho tớ cả tiền lẫn cảm hứng sáng tác!

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).