Tuesday 6 March 2018

Một chính phủ rạch ròi, minh bạch (Bài đăng trên TBKTSG, 6/3/2018)

http://www.thesaigontimes.vn/269486/Mot-chinh-phu-rach-roi-minh-bach.html


Chính phủ Singapore mới đây đã công bố dự toán ngân sách cho năm tài khóa 2018 với một loạt điểm mới, “tốt” nhiều hơn “xấu”.

Về điểm “xấu”, nổi bật nhất là kế hoạch tăng thuế tiêu dùng dịch vụ và hàng hóa (GST) từ 7% lên 9% vào “một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian” 2021 đến 2025. Chính phủ Singapore ước tính tăng GST sẽ giúp tăng thu thêm cho ngân sách khoảng 0,7% GDP hàng năm, và tiền thu được dùng để lấp khoảng cách thu chi trong tương lai.

Điểm khác biệt với Việt Nam là Singapore không tìm cách làm an lòng dân chúng về tác động tiêu cực của việc tăng GST bằng những câu nói khơi khơi kiểu như tăng thuế “tác động không đáng kể” đến đời sống dân cư (câu này được vận dụng cho hầu như bất cứ sự tăng lên về thuế, phí nào đó ở Việt Nam).

Thay vào đó, Singapore đưa ra những giải pháp thích hợp để giảm nhẹ tác động của tăng thuế lên bộ phận dân cư dễ tổn thương nhất. Những giải pháp này gồm Chính phủ chi trả thay GST cho dịch vụ giáo dục và y tế công cộng (được trợ giá), tăng mức tài trợ cho Quỹ Phiếu bù đắp GST (tính trung bình, Phiếu bù đắp GST giúp các gia đình có thu nhập thấp và người có tuổi giảm được khoảng một nửa số thuế GST họ đã phải trả hàng năm), thực thi gói bù trừ giúp cho công dân Singapore điều chỉnh được với sự tăng lên về GST này.

Một điểm “xấu” khác là Chính phủ tăng mức phí nộp bởi người chủ thuê giúp việc người nước ngoài từ 265 SGD lên 300 SGD cho người giúp việc thứ nhất và 450 SGD cho người thứ hai. Nhưng Chính phủ chỉ áp dụng mức phí 60 SGD cho gia đình nào có người già, trẻ con hoặc người tàn tật muốn thuê người giúp việc. Đổi lại, gia đình có người có tuổi muốn được mức ưu đãi này thì phải thỏa mãn điều kiện cao hơn là người có tuổi đó phải trên 67 tuổi, thay vì 65 tuổi như trước đây. Qua đây có thể thấy rõ chủ đích của Chính phủ Singapore là những gia đình có hoàn cảnh thì sẽ được giúp đỡ, còn thì Chính phủ không khuyến khích sự ỷ lại, lười biếng.

Trong danh sách những điểm “xấu” còn có thêm việc đánh thuế khí thải ở mức 5 SGD/tấn khí thải nhà kính cho những cơ sở xả thải trên 25.000 tấn/năm trong giai đoạn từ 2019 đến 2023 (mức này sẽ được xét lại vào năm 2023, có thể tăng lên đến 10 hoặc 15 SGD/tấn vào năm 2030). Ngược lại, Chính phủ cũng củng cố Quỹ Sử dụng hiệu quả năng lượng để giúp các công ty cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, cắt giảm khí thải. Đồng thời, nhằm giảm bớt tác động của việc tăng thuế khí thải lên giá điện và gas (ước tính bình quân chi phí điện gas mỗi hộ gia đình sẽ tăng thêm 1%), Chính phủ tăng mức trợ cấp điện gas cho các hộ dân sống trong HDB thêm 20 SGD/năm từ 2019 đến 2021.

Chính phủ cũng tăng thuế lên người mua nhà (nhưng chỉ áp dụng với nhà trị giá trên 1 triệu SGD) và đồng thời tăng thuế thuốc lá thêm 10% nữa. Nhưng chắc chắn đây là những loại thuế được cổ vũ bởi đa phần người dân sở tại.

Ở chiều hướng ngược lại, về những điểm “tốt”, một điểm nhấn trong dự toán ngân sách của Singapore năm nay là “SG Bonus”, theo đó một phần trong số 9,6 tỷ SGD (khoảng 165 ngàn tỷ đồng) thặng dư ngân sách dự kiến cho năm 2017 sẽ được “chia” cho công dân Singapore từ 21 tuổi trở lên trong năm 2018 (mỗi người sẽ nhận được từ 100 SGD đến 300 SGD, tùy theo thu nhập của họ). Dự kiến việc này sẽ làm Chính phủ Singapore tiêu tốn 700 triệu SGD. Theo đại diện của Chính phủ, đây là một trong những cam kết hành động của Chính phủ nhằm giúp người dân chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình, chăm sóc những đối tượng cần chăm sóc và làm phổ biến tinh thần cho đi.

Danh sách những điểm “tốt” còn kéo dài với những hành động cụ thể như tăng phần đóng góp của Chính phủ vào Quỹ tiết kiệm cho giáo dục (Edusave) để mỗi học sinh tiểu học nhận được 230 SGD (từ mức 200 SGD) và 290 SGD cho mỗi học sinh trung học (từ mức 240 SGD). Học bổng cho học sinh gia đình có thu nhập thấp cũng được nâng lên mức 900 SGD từ mức 750 SGD. Thêm vào đó, Chương trình bữa ăn học đường cũng cung cấp nhiều bữa ăn hơn học sinh trung học.

Về nơi ăn chốn ở, Chính phủ Singapore cũng tăng cường cải thiện điều kiện nhà ở cho dân chúng năm nay. Ví dụ, chương trình Trợ cấp nhà cửa để gia đình nào đó muốn mua căn hộ Chính phủ xây (HDB – đa phần người dân Singapore sống trong những căn hộ kiểu này) trên thị trường thứ cấp với mục đích để sống chung với bố mẹ hoặc con cái mình thì sẽ nhận được khoản trợ cấp một lần tăng lên tới 30.000 SGD. Chương trình này cũng được áp dụng với các hộ độc thân, mỗi người/hộ được hưởng 15.000 SGD – mà theo Chính phủ thì đây là đối tượng chủ yếu chăm sóc những thành viên còn lại trong gia đình. Chu đáo hơn, nếu cá nhân nào đó mua căn hộ HDB gần nơi bố mẹ mình sống thì sẽ được Chính phủ trợ cấp 10.000 SGD. “Gần” được định nghĩa cụ thể là trong phạm vi 4km.

Về chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng, các loại quỹ chăm sóc sức khỏe và phát triển cộng đồng sẽ được tổ chức lại hiệu quả hơn, nhận được thêm nhiều kinh phí cấp phát từ Chính phủ hoặc được ưu đãi về thuế.

Về phát triển kinh tế, Chính phủ tiếp tục gia hạn các chương trình như Đồng trả lương (Chính phủ cùng chi trả với doanh nghiệp để tăng lương cho nhân viên), dự tính sẽ tiêu tốn của Chính phủ thêm 1,8 tỷ SGD. Rồi Chương trình hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng mức hoàn thuế lên tới 40% cho năm 2018 và kéo dài thêm sang năm 2019, dự kiến cũng lấy đi thêm 475 triệu SGD từ ngân sách. Ngoài ra còn hàng loạt các quỹ và chương trình tăng cường trợ giúp cụ thể cho các doanh nghiệp, nhất là các start-up, và người lao động nhằm tạo ra các chuyển biến mới cho nền kinh tế.

Về định hướng ngân sách trong tương lai, Chính phủ Singapore tuyên bố rõ mặc dù hiện tại ngân sách đang ở vị thế vững chắc nhưng nếu họ không có các giải pháp thực hiện ngay từ bây giờ thì ngân sách sẽ bị thâm hụt vào thập kỷ tới. Bởi vậy, Chính phủ sẽ phải nỗ lực quản lý thận trọng mức tăng trưởng chi tiêu và tối đa hóa lợi ích thu được từ mỗi đô la chi ra.

Giải pháp cụ thể cắt giảm chi tiêu là giảm tốc độ tăng chi ngân sách của các bộ từ 40% GDP còn 30% GDP từ năm 2019.
Tóm lại, có thể thấy qua dự toán ngân sách của Singapore một Chính phủ có tầm nhìn dài hạn, hết sức minh bạch, công tâm và có trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân, thực sự vì dân và luôn quan tâm đến phúc lợi toàn diện của dân bằng những hành động cụ thể và thiết thực, đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường, với doanh nghiệp. Một điểm nữa cần được nhìn nhận và học hỏi từ Chính phủ Singapore là song song với những hành động tăng thuế phí luôn là những giải pháp rạch ròi, xác đáng nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực lên những đối tượng cần được bảo vệ và khuyến khích phát triển vì lợi ích chung.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).