Wednesday 4 January 2023

Về vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng Quốc gia hùng mạnh nhất thế giới

Báo chí mấy ngày trước hân hoan, hồ hởi, phấn khởi đăng tin Việt Nam đứng hàng thứ 30 trong bảng xếp hạng Quốc gia hùng mạnh nhất thế giới do US News tiến hành. Có mấy điểm cần lưu ý để người Việt Nam đỡ... hồ hởi thái quá.

Thứ nhất, bảng xếp hạng này là xếp hạng cho tổng cộng 85 quốc gia trong năm 2022. Vì vậy, thứ hạng 30 sẽ bớt “long lanh” hơn nhiều khi tổng số nước có trong bảng xếp hạng chỉ là 85 so với chẳng hạn hơn 200 các nước có trên thế giới.

Có một vụ việc hơi hơi giống vụ này. Đó là năm 2006 khi đồng chí chuyên gia Lê Đăng Doanh có loan báo trên tờ Tuổi trẻ tin tức rằng Việt Nam được kỳ vọng sẽ đứng thứ 17 thế giới về tiềm lực kinh tế (vào năm 2025), theo một xếp hạng/dự báo của Goldman Sachs đưa ra năm 2003. Bỉ nhân đã viết bài đăng trên cùng tờ Tuổi trẻ phang lại đồng chí Doanh về cái thứ hạng loại “impossible” này (link: https://tuoitre.vn/2025-vn-dung-thu-17-ve-tiem-luc-kinh-te-170046.htm ). Sau cùng, đồng chí Doanh đăng bài cải chính cái tin vịt này (trong cùng link trên, và ở link này: https://tuoitre.vn/2025-vn-dung-thu-17-ve-tiem-luc-kinh-te-169210.htm). Té ra Việt Nam đứng thứ 17 (đội sổ) trong số 17 nước có “nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới”, thua cả Bangladesh, Indonesia và Philippines. Về thứ hạng chung, Việt Nam vẫn bị xếp hạng 63/170 nền kinh tế.      

Thứ hai, cũng trong bảng xếp hạng của US News, Việt Nam được xếp hạng 47 (trên tổng số 85 nước so sánh) trong năm 2022 về chỉ số “Best Countries Overall” – tiếng Việt không biết dịch thế nào cho đúng, đại loại chỉ cần hiểu đây là chỉ số phản ánh mức độ tốt – xấu toàn diện của một nước so với các nước khác trên thế giới. Thứ hạng này của Việt Nam năm 2021 thì cao hơn đáng kể trong năm 2021, tận 40, nhưng là so với... 77 nước khác, tức không có thay đổi, cải thiện gì sất, thậm chí chi li ra (về mặt toán học) thì còn tụt hậu.

Với vị trí tổng thể 47 cho năm 2022, Việt Nam còn thua cả các nước Đông Nam Á dạng lìu tìu như Indonesia (#41), Philippines (#46), chứ chưa kể đến các nước Đông Nam Á ở... tầng trên gồm Malaysia (#39), Thailand (#28), Singapore (#19).

Thứ ba, quay lại với xếp hạng thứ 30 của Việt Nam nói trên. Đây là xếp hạng cho chỉ số “Power” mà được báo chí Việt Nam dịch ra là “Hùng mạnh” dễ dẫn đến sự ngộ nhận thái quá. Đọc kỹ các thuộc tính liên quan đến chỉ số này (mà báo Việt Nam dịch sai – phóng đại lên, gồm câu có chữ “religiously” (xem bản dịch của báo Việt Nam ở đây: https://tuoitre.vn/quoc-gia-hung-manh-nhat-the-gioi-my-thu-nhat-viet-nam-xep-hang-30-20230101103237168.htm?fbclid=IwAR2GQiQow2qo-qxi_PDJrxWcWBBtOw0Xp1_EV9KjqM9iEEjw1B3OQP4KPVU&mibextid=Zxz2cZ so với giải thích của US News ở đây: https://www.usnews.com/news/best-countries/rankings/power ) thì bỉ nhân cho rằng chỉ số về “Power” nên dịch thành “Ảnh hưởng”.

Ảnh hưởng này lên thế giới, theo US News, gồm/được phản ánh qua điểm số cho 5 tiêu chí: nhà lãnh đạo, ảnh hưởng về kinh tế, ảnh hưởng về chính trị, độ mạnh của các đồng minh quốc tế, và sức mạnh quân đội.

Với các tiêu chí trên, nhà lãnh đạo theo phong cách đu dây, làm ai/nước nào cũng phải chèo kéo/dọa dẫm lôi về phía mình thì cũng đã là kiếm được một mớ điểm cao.

Về ảnh hưởng kinh tế, nước chuyên đi gia công, làm thuê cấp thấp, ký hiệp định tự do với đủ loại phe, đủ loại nước thì đúng là không thể thiếu được trên trường quốc tế (không có thì lấy ai gia công?), và đương nhiên do đó cũng kiếm thêm được một mớ điểm nữa cho xếp hạng.

Về ảnh hưởng chính trị, thôi nói cho nhanh, gọn thì cũng giông giống như ảnh hưởng của lãnh đạo.

Về độ mạnh của đồng minh quốc tế, làm bạn, làm đối tác toàn diện với Nga là đủ để kiếm thêm một mớ điểm nữa rồi.

Về sức mạnh quân đội, hẳn cũng không thể tệ khi có một đội quân đông về số lượng và vũ khí thì chủ yếu được đồng minh Nga trang bị mà vẫn (từng) được đánh giá vào loại tiên tiến nhất thế giới (cho đến khi xảy ra chiến tranh Nga – Ukraine).

Như vậy, có thể diễn giải lại như thế này: Theo xếp hạng của US News thì Việt Nam đứng thứ hạng thứ 30 trong tổng số 85 nước về tầm ảnh hưởng lên thế giới (nói công bằng là thứ hạng khá, với các chỉ tiêu được giải thích ở trên). Nhưng đồng thời cũng cần luôn nhớ rằng Việt Nam cũng “bị” xếp hạng dưới trung bình về chỉ số toàn diện của quốc gia – 47/85.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).