Wednesday, 28 December 2022

Toan tính của Vietnam Airlines

Hôm 27/12, đột nhiên thấy bài viết về Vietnam Airlines (VNA) xuất hiện trên hàng loạt báo chí, kể cả những tờ báo có uy tín như KTSG. Lần mò cũng ra được một vài điều thú vị.

1. Ít nhất có 2 tờ báo đăng bài về VNA với tư cách là nguồn, gồm KTSG, với bài (gọi tắt là bài 1) có tựa đề: “Hàng không Việt Nam: Vẫn cần ‘tiếp nhiên liệu’ để cất cánh” (link: https://thesaigontimes.vn/hang-khong-viet-nam-van-can-tiep-nhien-lieu-de-cat-canh/), tên tác giả không đề như thông thường, mà chỉ là “L.N”, và bài đăng trên trang tin/báo Tổ quốc (gọi tắt là bài 2) với tựa đề: “ Hàng không Việt Nam: Cần các giải pháp hỗ trợ để đẩy nhanh đà “cất cánh”” (link: https://ttvn.toquoc.vn/hang-khong-viet-nam-can-cac-giai-phap-ho-tro-de-day-nhanh-da-cat-canh-20221227165246288.htm ), không có tên tác giả, mà cũng chẳng ghi nguồn (nên đoán là báo nguồn).     

Trong khi đó, trang CafeF đăng lại bài 2 ở trên, có ghi nguồn là Tổ quốc, tên tác giả là Ánh Dương (nhớ không nhầm thì CafeF đăng bài này là vào hôm 27, ghi nguồn là Tuổi trẻ, đến hôm nay xem lại thì ngày đăng lại biến thành 28 và nguồn thì thành Tổ quốc). Điều này cũng gián tiếp cho thấy bài đăng trên Tổ quốc nói trên là bài gốc, được CafeF và một số báo (mạng) khác đăng lại. Điểm “lạ” ở đây là bài gốc ở Tổ quốc thì không có tên tác giả nhưng bay nhẩy một hồi sang các báo khác như CafeF thì lại thấy có tên tác giả.

Với tên tác giả tuy có nhưng là để cho có như kiểu ở KTSG (“L.N”) hoặc lập lờ, lúc có lúc không như trên Tổ quốc hay CafeF, điều này cho thấy sự không chính danh, khuất tất, ném đá giấu tay, có mục đích không tốt, nhằm tuyên truyền có lợi cho VNA (nói thêm ở phần sau). Nói cách khác, bài báo 1 hay 2 trên đều là của VNA viết hoặc cung cấp nội dung và mượn tay các báo để đăng cho vẻ khách quan.  

2. Nội dung của 2 bài báo nói trên về cơ bản là... từ một lò mà ra. Dàn bài như nhau, gồm 2 phần, phần 1: “Doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ” (ở bài 1) hay “Doanh thu tăng nhưng hãng nào cũng lỗ” (ở bài 2); phần 2: “Vẫn cần một cú hích mạnh” (ở cả 2 bài).

Ngoài nội dung đa phần là giống nhau, trừ các điểm khác biệt nêu dưới đây, điều toát lên từ 2 bài là khéo léo mượn ngành “hàng không Việt Nam” để biện báo, kể khổ cho VNA, theo kiểu nói lấy được, đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, bên ngoài là nguyên nhân gây thua lỗ cho ngành hàng không Việt Nam nói chung và VNA nói riêng.

Bài 1 tuy có nêu mức lỗ của các hãng hàng không Việt Nam khác ngoài VNA như Vietjet và Bamboo (còn bài 2 thì không), nhưng cả 2 bài đều lờ đi, không so sánh con số lỗ khủng của VNA với của Vietjet, hãng có thị phần gần bằng VNA (7.700 tỉ >< 760 tỉ) và đã không chỉ ra nguyên nhân chủ quan tại sao VNA lại lỗ nhiều thế so với Vietjet (ít nhất thì phải như bài này, đã phân tích rõ một số nguyên nhân chủ quan: https://vietnambiz.vn/vndirect-du-bao-vietjet-lai-rong-hon-1300-ty-trong-nam-2022-2022126121924165.htm  ) 

Điểm khác biệt khác là trong phần “Vẫn cần có một cú hích mạnh”, bài 1 thì có thêm đoạn viết về việc Chính phủ có nhiều biện pháp liên quan đến giá xăng dầu để cứu doanh nghiệp hàng không, còn bài 2 thì không.

Khác biệt cuối cùng là phần kết luận liên quan đến VNA, bài 1 chỉ dám nêu ngắn gọn là “Còn đối với các hãng có vốn chủ sở hữu nhà nước, đơn cử như Vietnam Airlines, cần có sự cởi mở hơn về chính sách quản lý, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian cho các quy trình xét duyệt thủ tục, để doanh nghiệp có thể bắt kịp với sự thay đổi của thị trường và giúp gia tăng tính linh hoạt, tính tự chịu trách nhiệm”, trong khi bài 2 thì lê thê hơn, kể khổ nhiều hơn cho VNA (so với các hãng tư nhân), gồm nào là không có quyền chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, “nhất cử nhất động” đều đợi sự phê duyệt của nhà nước, nào là chỉ được phép kinh doanh đúng ngành nghề vận tải hàng không để tránh đi chệch “đường băng” – là quy trình không kịp so với tốc độ thay đổi của thị trường và làm giảm tính linh hoạt, tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có vốn nhà nước.

(Bài 1 còn có thêm một Box liệt kê các gói hỗ trợ của các nước Trung Quốc, Thái Lan và Úc cho các hãng hàng không, nhưng mục đích là gì thì không rõ, bởi VNA cũng đã được hưởng các gói hỗ trợ kiểu này hoặc hơn thế).  

3. Tóm lại, qua các bài tuyên truyền kiểu “mượn gió bẻ măng” trên, VNA toan tính gì?

Dựa vào phần kết luận của 2 bài trên, có thể thấy VNA kêu gọi được trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và được kinh doanh đa ngành (kinh doanh ngoài ngành hàng không).

Về tự chủ sản xuất kinh doanh, ô hay, VNA mượn danh doanh nghiệp nhà nước, hãng hàng không quốc gia, làm mình làm mẩy vận động để Nhà nước phải móc túi ra hàng chục nghìn tỉ đồng bơm vốn để giữ cho nó sống sót (và đang đòi nữa) thì đương nhiên nó phải có nghĩa vụ hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước đúng nghĩa chứ? Đòi tự chủ à, ok, ok, tốt thôi, vậy hãy mạnh dạn đòi Nhà nước thoái vốn, ngừng bơm vốn, để đổi lấy quyền tự chủ như Vietjet ấy, chứ đừng khôn lỏi vừa muốn bú sữa Nhà nước vừa muốn tự tung tự tác như doanh nghiệp tư nhân.

Về kinh doanh đa ngành, không rõ VNA có mắc kẹt, hoặc trục lợi ở khoản đầu tư, kinh doanh ngoài ngành nào không mà xem ra rất “quyết liệt” đòi hỏi điều này. Nhưng trên hết, không rõ dựa vào đâu mà VNA tự tin cho rằng nếu được đầu tư kinh doanh đa ngành thì sẽ có lãi (lớn). VNA hãy nhớ rằng bản thân mình đang còn ngắc ngoải không biết đến bao giờ, đang đòi Nhà nước rót thêm vốn để tồn tại, và đến việc kinh doanh chính ngạch là vận tải hàng không còn làm không ra cái gì, ít nhất là so với Vietjet, thì đừng nên mơ tưởng đầu tư ngoài ngành để rồi trở thành một Vinashin phẩy của Việt Nam. Vẫn muốn đầu tư, kinh doanh ngoài ngành ư? Tốt thôi, một lần nữa hãy mạnh dạn lên tiếng đòi Nhà nước thoái vốn đi!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).