Wednesday 21 January 2015

Huy động vàng trong dân: 5 lý do cần cân nhắc (Bài đăng trên Doanh nhân Sài Gòn, 20/1/2015)

http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/huy-dong-vang-trong-dan-5-ly-do-can-can-nhac/1086323/

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, có khoảng 300-500 tấn vàng, tương đương 20 tỷ USD, đang nằm trong dân - một số vốn "nhàn rỗi" khổng lồ.

Mới đây NHNN đã chính thức được giao nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động vàng trong dân. Tuy nhiên, chủ trương này đã và đang gặp bế tắc ở việc huy động như thế nào và làm gì với số vàng huy động được từ dân.

Một giải pháp huy động và sử dụng hay được đề cập nhất và xem ra khả thi nhất là NHNN phát hành chứng chỉ huy động vàng và trả lãi cho số vàng huy động được này. Về phương án sử dụng, NHNN sẽ giao (hoặc cho vay) số vàng này cho Bộ Tài chính để bộ này đem làm tài sản thế chấp vay nước ngoài lấy ngoại tệ về phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Theo người viết, giải pháp trên không có tính thực tiễn và không có lợi, vì các lý do sau:
Thứ nhất, khi đã phải huy động bằng chứng chỉ vàng, tức có trả lãi, điều này vô hình trung lại kích hoạt thêm việc đầu cơ nắm giữ vàng trong dân vì họ vừa có thêm công cụ để đầu cơ, bảo toàn tài sản của mình, lại vừa được hưởng lãi, cũng tương tự như việc nắm giữ ngoại tệ. Điều này sẽ làm cho dân chúng càng có xu hướng ly khai mạnh hơn nữa việc nắm giữ tiền đồng, một hậu quả tương tự như nạn “đô la hóa”, và ở đây tạm gọi là nạn “vàng hóa”.

Đô la hóa và nay thêm vàng hóa chắc chắn sẽ càng làm suy yếu thêm tính hữu hiệu của chính sách tiền tệ của NHNN, vì nay VND chỉ là một cấu thành trong tổng phương tiện thanh toán bên cạnh đô la (ngoại tệ) và vàng hoặc chứng chỉ vàng.

Thứ hai, nếu như để ở dạng vàng vật chất thì giá trị sử dụng của nó còn bị hạn chế. Chẳng hạn, khi thực hiện giao dịch lớn thì số vàng phải vận chuyển sẽ nhiều - một yếu tố mang tính rủi ro cao. Nay, với việc hợp pháp hóa sự tồn tại của vàng vật chất thông qua chứng chỉ vàng, việc giao dịch, thanh toán, và cất trữ tài sản vàng này trong dân chúng lại trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn bao giờ hết.

Trên nhiều phương diện, chứng chỉ vàng sẽ có giá trị và được chấp nhận rộng rãi như tiền mặt, tín phiếu, trái phiếu, séc, và các loại giấy tờ có giá khác (chí ít thì trong phạm vi ngoài hệ thống ngân hàng). Bởi vậy, chủ trương phát hành chứng chỉ vàng sẽ mang đến một tác dụng không mong muốn là làm trầm trọng thêm nạn vàng hóa.

Thứ ba, về mặt tổ chức, NHNN không thể, không có chức năng tổ chức cả một mạng lưới huy động và chi trả vàng từ tất cả các tỉnh thành xuống đến ít nhất là cấp quận, huyện. Nếu được làm, và muốn làm, NHNN sẽ phải bỏ ra một chi phí khổng lồ (và cuối cùng lại tính vào ngân sách nhà nước) để xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực cho công việc này. Nên có nhiều khả năng là NHNN sẽ phải dựa vào hệ thống ngân hàng và đại lý ủy quyền để thực hiện việc huy động và chi trả vàng/chứng chỉ vàng.

Đương nhiên, ngoài việc vẫn phải tốn chi phí để trả cho hệ thống thu gom và chi trả vàng như thế này, NHNN còn hợp pháp hóa lại sự hiện diện của vàng trong hệ thống ngân hàng và các chân rết đại lý, là điều mà NHNN đã cố gắng chấm dứt, xóa sổ không lâu trước đây.
Thứ tư, do huy động vàng bằng chứng chỉ vàng nên vàng huy động phải được chuẩn hóa. Nhưng hiện nay, lượng vàng tiêu chuẩn đóng dấu thương hiệu do NHNN phê duyệt chỉ là một phần (nhỏ) trong tổng số vàng có trong dân.

Để việc huy động vàng đạt đến quy mô có ý nghĩa, NHNN cần phải buộc dân chúng chuyển đổi số vàng vật chất phi quy chuẩn này thành vàng quy chuẩn. Vậy những chi phí liên quan này ai sẽ gánh chịu? Nếu NHNN không trực tiếp gánh chịu thì cuối cùng NHNN (và rốt cuộc là ngân sách) cũng sẽ phải gánh chịu, nếu muốn huy động được, vì dân chúng có vàng sẽ tính hết những loại chi phí này vào lãi suất họ đòi hỏi NHNN phải đáp ứng nếu muốn “mượn” vàng của họ. Chưa kể, chuyện chuyển đổi vàng này sẽ tạo ra nhiều rủi ro, bất ổn như vốn đã từng xảy ra trước đây.

Thứ năm, khi NHNN huy động vàng, họ phải trả lãi cho số lượng vàng huy động này. Dưới góc độ là một tài sản đầu tư, người sở hữu vàng sẽ đòi hỏi một lãi suất đủ lớn để hấp dẫn họ. Nên không thể hy vọng phí tổn lên ngân sách từ kênh huy động này sẽ thấp, rẻ được.
Số vàng này, sau đó, nếu theo đúng kế hoạch, sẽ được Bộ Tài chính dùng làm tài sản thế chấp để vay nước ngoài. Cứ cho là vì đã dùng vàng làm thế chấp thì lãi suất vay nước ngoài sẽ thấp hơn là vay chỉ bằng uy tín của Chính phủ Việt Nam, nhưng lãi suất này sẽ không thể thấp hơn lãi suất cho vay các chính phủ phương Tây, đồng thời sẽ phải cộng thêm các chi phí vận chuyển, bảo quản vàng vật chất đến các kho được chỉ định làm nơi giữ tài sản bảo đảm này, cũng như các chi phí thanh lý, phòng ngừa rủi ro, nếu Chính phủ Việt Nam không đáp ứng được nghĩa vụ nợ của mình.

Với lãi suất phải trả cho người có vàng trong nước, lãi suất trả cho khoản vay nước ngoài, cộng thêm vô số chi phí liên quan như kể trên, khó có thể nói rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có lợi hơn nếu huy động vàng trong dân để làm thế chấp vay nước ngoài, thay vì đi vay trực tiếp nước ngoài.

Chừng nào không tính được rõ ràng bằng con số cụ thể bài toán lãi suất và chi phí khi huy động vàng rồi mang đi vay nước ngoài so với khi đi vay nước ngoài trực tiếp thì chừng đó chủ trương huy động vàng này còn là vô nghĩa, hoặc sẽ là một điều có hại nếu nó được thực hiện.

Các lý do trên cho thấy cần cân nhắc hết sức thận trọng trước khi hiện thực hóa chủ trương này.

23 comments:

  1. Bác BCN lúc nào cũng khen hay dễ dãi thế! Theo đ/c Ngọc, vậy cứ để số vàng trong dân ngủ im, không động đậy thì có lợi hơn cho nền kinh tế? Người dân có vàng cất , trong khi nhà nước cần vàng thì việc huy động và trả lãi cho dân là hợp lý (và hợp tình), hai bên cùng có lợi, chức sao lại bảo là không nên? Lời khuyên "cần cân nhắc hết sức thận trọng" là thừa và lại mang tính nước đôi vì làm gì có chuyện không cân nhắc, thận trọng khi đưa ra một quyết định lớn? Đ/c Ngọc cứ lập luận nước đôi hoài nghe chán quá! Nên hay không nên thì nói thẳng bằng những lý lẽ sắc bén, chứ cứ khuyên nên thận trọng thì ai chẳng khuyên được? Tớ thì thấy rất nên sử dụng nguồn lực có sẵn (và đang ngủ im) trong dân để khỏi lãng phí! Nói vậy, có gì không vùa ý thì cũng đừng get crazy mà đuổi tớ ra khỏi diễn đàn nhen đ/c???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tiêu đề nguyên bản là không nên huy động vàng, được báo sửa lại (chắc để ko gây phản ứng?). Và từng ý một trong bài đều ngụ ý rằng không nên huy động vàng vì có hại hoặc vì tổn thất. Đồng chí còn muốn nói thẳng thế nào nữa? Còn chuyện đồng chí nói là nên huy động thì hãy cãi lại, phủ nhận các luận điểm của tớ đi nhé, rồi hãy nói là nên!

      Delete
  2. Em thấy những cái bác Ngọc viết ra mới mẻ, đọc thấy dễ hiểu, có lý thì em khen thôi. Chứ em nông dân mà, không đủ kiến thức để phản biện sâu sắc như các bác đâu :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bac dong vai quan xanh cho bac Ngoc thi tuyet lam (ma co khi la TOn Ngo Khong bien hoa tu bac Ngoc ra day chu)! So rry, co the bac la de tu ruot cua bac Ngoc cung nen!

      Delete
  3. Thu nhat, vang la tai san, no phai sinh loi. Ai muon su dung no, phai tra mot muc lai nhat dinh. Dieu do la cong bang. Tai san nam im, khong sinh loi, trong khi nguoi khac can ma khong duoc dung thi rat vo ly. Khong giu vang thi nguoi dan se giu nha, giu dat. Sao lai goi la vang hoa? The mua nha, mua dat thi goi la nha hoa, dat hoa? Lap luan nay sai hoan toan. van de la tra lai suat bao nhieu chu khong the noi la khong nen huy dong vang vi phai tra lai suat! Luan diem nay sai nghiem trong va khong nen xuat phat tu mot vi TS!

    Thu hai, viec hop phap hoa quyen cat giu vang (nhu mot loai tai san) cho dan chung la viec nen lam (nhu cat giu nha dat, xe co...). sao la khong nen?

    Thu ba, NHNN co the huy dong vang thong qua cac ngan hang. Ngan hang huy dong vang va NHNN huy dong lai tra mot muac chenh lenh vua phai. Co gi khó khan?

    Thu Tu, viec chuyen doi vang sang vang chuan la tuy theo nhu cau cua moi nguoi. neu thay co loi, ho se chuyen doi. Neu thay bat loi, ho se khong lam, sao d/c Ngoc lai lo gium cho ho? Hon nua, NHNN hoan toan co the huy dong vang SJC, ACB... can gi phai dua ra quy chuan moi?

    Thu Nam, nhu ban Lam Ban da noi, nha nuoc can tai san cua dan thi phai tra lai suat; nguoi dan dua tai san cho NN thi phai co loi. Chuyen rat binh thuong vay ma dc Ngoc cung thac mac.

    Ro chan!

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Thế nào là "vàng hóa"? Sai về chuyện vàng hóa là sai ở chỗ nào, cụ thể là gì? Tại sao đang nói chuyện vàng hóa lại xọ sang chuyện trả lãi suất? Ai bảo là không nên huy động vàng vì phải trả lãi suất?

      2. Ai bảo không được cho hợp pháp quyền cất giữ vàng? Đoạn nào nói vậy?

      3. Ai nói NHNN không thể huy động vàng (hoặc có khó khăn) qua các ngân hàng? Đoạn nào nói vậy?

      4. Nếu dân thấy bất lợi khi chuyển đổi vàng thì làm sao mà NHNN còn huy động vàng được nữa? Khi vàng không quy chuẩn thì ai sẽ định giá/chất lượng vàng thay cho các ngân hàng? Nếu không cần thiết có vàng quy chuẩn thì 2 năm vừa rồi việc gì NHNN phải tung ra vàng quy chuẩn?

      5. Huy động vàng đúng là chuyện bình thường (người cần và kẻ có để đáp ứng), nhưng có nên làm vậy không (với những tác hại đã nếu)?

      Nghĩ cho kỹ rồi hãy phang tiếp nhé.

      Delete
    2. Và đọc cho kỹ để mà hiểu tớ nói gì đã nhé rồi hãy phang!

      Delete
  4. D/c tự viết bây giờ lại chối? Đc dọc kỹ lại những gì mình viết va thua nhan la minh da lap luan sai di!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đừng để tớ phải thô lỗ một lần nữa nhé, đồng chí ếch. Mấy lần như vậy chưa đủ sao?

      Delete
    2. Haha, sao tho lo vay? Da dam choi thi dam chiu chu? Viet bai dang tren mang thi cu de cho thien ha binh luan thoai mai chu. Dung sai the nao de cho nhung nguoi khac nhan xet. Neu ban viet dung, thi du co ai che sai, se co nhieu nguoi benh vuc cho ban. Con neu ban viet sai hoac chua dung thi nen tu rut kinh nghiem de lan sau viet tot hon chu sao lai cu tu dua bao len, che nguoi khac roi lai noi dien voi ai che minh? Neu vay, ban Ngoc lai tu bien minh thanh ech roi sao? Cong bang ma noi, bai viet tren cua ban da dung nhung lap luan rat ky cuc. Tai san trong dan nam im, khong sinh loi, khong khai thac chang le lai tot? Nha nuoc huy dong vang trong dan va tra lai suat hop ly la dieu qua tot (cho ca dan, cho ca NN) the ma ban lai dua ra nhung lap luan rat phi logic de phan bac. Ban moi dung la ech!

      Delete
  5. Tôi thấy anh Ngọc cứ chằm chằm chê ngân hàng NN. Gì cũng chê! Hình như anh có thành kiến gì đó với NHNN hay đơn giản chỉ muốn khoe kiến thức? Có những cái anh viết đúng, nhưng nhiều cái anh viết sai. Chuyện không nên huy động vàng trong dân (như lời bác cảnh báo) là rất...kỳ cục! Tài sản trong dân là nguồn lực. Nó cần được khai thác hiệu quả để sinh lợi cho dân và cho nước. Anh dùng những lập luận kỳ cục để phản bác chuyện huy động vàng trong dân là rất võ đoán. Cái này thì anh sai chắc!

    ReplyDelete
  6. Thoi thi to cung kien tri de giai thich cho dc Ngoc thay dc sai cho nao nhe. Doc cho ky nhe:
    1- Ban lap luan: " khi đã phải huy động bằng chứng chỉ vàng, tức có trả lãi, điều này vô hình trung lại kích hoạt thêm việc đầu cơ nắm giữ vàng trong dân vì họ vừa có thêm công cụ để đầu cơ, bảo toàn tài sản của mình, lại vừa được hưởng lãi, cũng tương tự như việc nắm giữ ngoại tệ. Điều này sẽ làm cho dân chúng càng có xu hướng ly khai mạnh hơn nữa việc nắm giữ tiền đồng, một hậu quả tương tự như nạn “đô la hóa”, và ở đây tạm gọi là nạn “vàng hóa”" Vay hoa ra, neu vang duoc huy dong co lai suat thi dan chung se co xu huong giu vang (con bay gio thi khong?). Vay sao tien VND co lai suat cao hon, nguoi dan lai khong muon nam giu ma lai muon mua vang, do la, nha dat???
    2. Ban viết:" Nay, với việc hợp pháp hóa sự tồn tại của vàng vật chất thông qua chứng chỉ vàng, việc giao dịch, thanh toán, và cất trữ tài sản vàng này trong dân chúng lại trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn bao giờ hết.". Nói vay, cai gi thuan loi cho dan thi khong nen lam? Hop phap hoa chuyen giu vang cua dan bang chung chi vang la sai? Cho nay ban rat tầm bậy!

    3. Ban viet: "NHNN không thể, không có chức năng tổ chức cả một mạng lưới huy động và chi trả vàng từ tất cả các tỉnh thành xuống đến ít nhất là cấp quận, huyện. Nếu được làm, và muốn làm, NHNN sẽ phải bỏ ra một chi phí khổng lồ". O tren, mot ban da viet co the huy dong vang thong qua he thong ngan hang, khong can to chuc mang luoi khong lo nua. Nói vay mà ban van khong hieu a?

    4. Ban viet: "Để việc huy động vàng đạt đến quy mô có ý nghĩa, NHNN cần phải buộc dân chúng chuyển đổi số vàng vật chất phi quy chuẩn này thành vàng quy chuẩn. Vậy những chi phí liên quan này ai sẽ gánh chịu?" Ban nen nho rang, trong dan, co nhieu nguoi da co vang quy chuan. Ai co nhu cau gui tien cho nha nuoc thi gui va cung co nguoi san sang doi vang quy chuan de gui. Cung co the huy dong vang mieng co thuong hieu nhu SJC, ACB, Bao tin Minh Chau... Dau co gi kho dau ma ban cu phuc tap hoa van de?

    5. Ban viet: "Thứ năm, khi NHNN huy động vàng, họ phải trả lãi cho số lượng vàng huy động này. Dưới góc độ là một tài sản đầu tư, người sở hữu vàng sẽ đòi hỏi một lãi suất đủ lớn để hấp dẫn họ. Nên không thể hy vọng phí tổn lên ngân sách từ kênh huy động này sẽ thấp, rẻ được." Noi nhu ban vay cac ngan hang huy dong tien dong hay USD tra lai suat thi la mat tien cua co dong a? Vay tra lai suat la chuyen binh thuong mien la sau khi tra lai suat van con co loi. Bai toan kinh te so dnag do ai cung biet ma TS Ngoc ko biet? Hay don gia ban chi muon tan cong NHNN bang moi cach, bang moi lap luan du la vo van?

    Tom lai, voi bai viet nay, bai tu lam xau hinh anh cua minh vi no do qua, sai qua! Khong the chap nhan duoc!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em có ý kiến thế này,
      (1) Bác chắc cũng là người có học thì nên viết tiếng Việt có dấu, chấm phẩy rõ ràng. Đó là vấn đề tối thiểu. Nói thật bác Ngọc rảnh quá chứ ai chat không dấu với em là em lơ lơ luôn rồi.
      (2) Em không phải quân xanh của bác Ngọc - tự khẳng định. Còn dân ta có câu ném đá dấu tay, anh hùng bàn phím để chỉ các đồng chí ẩn danh chém gió (không liên quan nhé, nói vu vơ thế thôi)
      (3) Em là nông rân, kiến thức hạn hẹp, đọc bài bác Ngọc thì hiểu thế này: Vàng là của dân. Ừ thì nhiều đấy nhưng NN muốn dùng thì phải làm sao? Cách duy nhất là "mượn" vàng đó (phải trả lãi x% cho dân) để dùng làm tài sản cầm cố vay ngoại tệ của nước ngoài (phải trả lãi y% cho nước ngoài)., dùng tiền vay đó để đầu tư xyz. Như vậy ý bác Ngọc là lãi suất sẽ không rẻ, mà còn kéo theo nhiều hệ lụy như trong bài. Bây giờ muốn biết việc này có lợi hay không thì sẽ phải cân đối giữa (i) chi phí đi vay tiền bằng biện pháp khác và (ii) hiệu quả đầu tư của NN. Bác Ngọc chỉ nói là: "Các lý do trên cho thấy cần cân nhắc hết sức thận trọng trước khi hiện thực hóa chủ trương này." chứ không phải tuyệt đối không làm.

      Ngứa mắt quá thì nói thôi.

      Delete
    2. Tiếp thu ý kiến của đồng chí, tớ quyết định từ nay sẽ chỉ (có thể) trả lời các comment không nặc danh và có dấu, và tất nhiên là phải nghiêm túc. Đồng chí nào cố tình vi phạm thì đừng có mừng rằng tớ không trả lời vì chắc là tớ thấy mình sai nhé.

      Delete
    3. Đọc bài viết trên của bác Ngọc, tự nhiên mình cũng muốn khuyên:
      1. Các ngân hàng cần cẩn trọng vì huy động tiết kiệm phải trả lãi suất, nhỡ không cho vay được thì toi.
      2. Người dân có tiền, muốn gửi tiết kiệm, hãy cẩn trọng, coi chừng ngân hàng có thể phá sản.
      3. Ai mua nhà đất, phải cẩn trọng vì mua nhà có thể lỗ (vì nhà đất xuống giá,
      4. Ai ra đường phải cẩn trọng vì có thể bị xe...đạp tông phải
      5. Phá già tiền đồng so với USd phải cẩn trọng vì coi chừng làm rối thị trường tiền tệ; ngược lại ổn định tỷ giá phài cẩn trọng vì coi chừng XK trì trệ...

      Tóm lại là làm cái gì cũng có thể khuyên là nên cẩn trọng. Thậm chí, khi đưa ra lời khuyên cũng phải cẩn trọng vì có thể bị chê là khuyên gì dại thế hay khuyên gì giống cóc , nhái thế....

      Lời khuyên cuối cùng, bác Ngọc nên cẩn trọng vì nhiều bài phân tích của bác có thể làm mất uy tín của chính bác (khi nó phi logic...)


      Delete
    4. Chính xác! Tất cả những cái trên đều phải tính toán, lên kế hoạch cẩn thận chứ không phải là thích thì cứ làm và làm đại.
      Uy tín của tớ không nằm ở lời khuyên, không thuộc phạm vi phán xét của đồng chí.

      Delete
    5. Vậy thì ai chẳng khuyên được, cứ gì phải là TS? Và nếu vậy, sao lúc đầu đc bào là "không nên"? Vì đ/c bảo không nên cho nên nhiều bạn mới bảo là phi lý và mới phang đ/c! Vậy họ cũng có lý chứ sao lại đòi đuổi họ???

      Delete
    6. Vì theo tính toán của tớ cho kết luận là không nên huy động! Do đó tớ khuyên là nếu các đồng chí muốn làm thì trước đó phải tính toán thận trọng, cân nhắc thiệt hơn như tớ đã tính, đã vạch ra. Và một khi đã cân nhắc thận trọng (như tớ dã làm, đã vạch ra) thì các đồng chí cũng sẽ đi đến kết luận là không nên!

      Delete
    7. Bổ sung: đến đây mới thấy vai trò của TS, những người nhìn xa hơn cái mũi của mình, không như nhiều người khác ko phải là TS.

      Delete
    8. Bạn phân tích chung chung, không nói được lãi suất nào thì nên, lãi suất nào thì không nên. Nếu lãi suất huy động vàng rất thấp (thường là vậy) thì tại sao lại không nên? Nói chung TS như bạn cũng chỉ nhìn thấy cái mũi mình thôi!

      Delete
    9. Hehe, thôi nhé đồng chí! Dùng nick khác đi rồi chuyển đề tài

      Delete
  7. Bạn BCN ngứa mắt thì người khác cũng ngừa mồm. Tất nhiên, phải là người có chút kiến thức mới hiểu được đ/c Ngọc viết sai / đúng, hay / dở, chứ nêu không có gì thì làm sao hiểu được cách thức chơi chữ của đ/c Ngọc. Tôi thấy cả bạn BCN và dc Ngọc đều tự mâu thuẫn với chính mình (hay là tự diễn biến nhận thức?!). Chính đc Ngọc bảo: "Tiêu đề nguyên bản là không nên huy động vàng, được báo sửa lại (chắc để ko gây phản ứng?). Và từng ý một trong bài đều ngụ ý rằng không nên huy động vàng vì có hại hoặc vì tổn thất...". Như vậy, lúc đầu dc Ngọc bảo không nên (vì toàn thấy có hại), nhưng bây giờ cả hai đều bảo là nên thận trọng! Làm gì mà không phải thận trọng (lời khuyên này là quá thừa và không đáng để lên báo và để khoe trên blog như một cao kiến gì đó). Tóm lại tôi thấy chính dc Ngọc (và đồng minh của dc Ngọc) cũng quanh co chứ chẳng có lập trường kiên định nào.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).