Friday 6 March 2015

Giảm phát: Đừng để quan niệm sai lầm xui khiến (Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân, ngày 7/3/2015)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=342869

Một diễn biến đáng chú ý của nền kinh tế trong tháng 2.2015 là lần đầu tiên sau nhiều năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 – tháng có Tết Nguyên đán – giảm so với tháng trước. Đây cũng là tháng thứ tư liên tiếp chứng kiến CPI giảm. Như thường lệ, dư luận lại tiếp tục lo ngại đây là dấu hiệu giảm phát của nền kinh tế. Và theo lẽ thông thường, một khi nền kinh tế bị rơi vào tình trạng giảm phát thì người ta thường tự động nghĩ ngay đến các biện pháp kích thích kinh tế, gồm kích thích chi tiêu của dân chúng và Chính phủ, thông qua nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa để CPI tăng trưởng ở mức dương trở lại.
 
Lý do để người ta hay gắn chuyện giảm phát với kích thích chi tiêu vì người ta tin rằng giảm phát là hậu quả của việc tổng cầu yếu, mà đến lượt nó lại một phần do chi tiêu suy yếu của dân chúng và Chính phủ yếu hoặc suy giảm tạo nên. Tổng cầu yếu hoặc suy giảm thì đương nhiên sẽ đồng nghĩa với tăng trưởng GDP yếu hoặc suy giảm. Bởi thế, giảm phát thường được coi là một điều có hại, cần phải tích cực phòng chống mỗi khi nền kinh tế có triệu chứng giảm phát, và biện pháp phòng chống chủ yếu vẫn là thông qua kích thích chi tiêu nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế.
 
Cũng cần lưu ý rằng, hiện vẫn có quan chức định nghĩa giảm phát là do tình trạng cung vượt cầu. Đây là cách hiểu sai lầm về giảm phát. Theo cách hiểu chính thống, giảm phát là hiện tượng giá cả giảm đi, hay nói cách khác, lạm phát tăng trưởng ở mức âm.
 
Lý thuyết là như vậy, và đúng là nếu muốn tiếp tục có tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng thu nhập và việc làm thì phải nuôi dưỡng tổng cầu, không được để tổng cầu suy yếu kéo theo giảm phát xảy ra. Nhưng trên thực tế, cái gọi là giảm phát ở Việt Nam hiện nay có bản chat hoàn toàn khác với lý thuyết nói ở trên.
 
Hãy khoan nói đến tổng cầu có yếu hay không ở Việt Nam. Cần phải nhấn mạnh ngay rằng sẽ là một thiếu sót, sai lầm lớn nếu chỉ quy hiện tượng CPI giảm là do duy nhất tổng cầu yếu. CPI tổng thể (của cả một rổ hàng hóa và dịch vụ trong cả nền kinh tế) giảm còn có thể là vì CPI của một, hay một số hàng hóa và dịch vụ trong cả rổ hàng hóa và dịch vụ được dùng để tính CPI tổng thể suy giảm mạnh hơn sự gia tăng CPI của những hàng hóa và dịch vụ còn lại.
 
Cụ thể hơn, trong trường hợp của Việt Nam thời gian qua, trong rổ hàng hóa và dịch vụ dùng để tính CPI tổng thể, hầu như chỉ có nhóm vận tải, nhà ở và vật liệu xây dựng có CPI giảm, song hành với sự sụt giảm của giá dầu thô thế giới. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại hầu như đều tăng  so với các tháng cùng kỳ của năm 2014. Nếu chỉ căn cứ vào CPI để suy ra tình trạng tổng cầu thì rõ ràng không thể nói tổng cầu ở Việt Nam yếu vì giá cả của hầu hết hàng hóa và dịch vụ, trừ nhóm vận tải, nhà ở, vật liệu xây dựng, đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngay cả với nhóm vận tải, nhà ở, vật liệu xây dựng, giá cả giảm cũng không đồng nghĩa là nhu cầu tiêu dùng về nhóm này yếu đi, đơn giản vì giá xăng dầu – một trong những yếu tố chi phối mạnh nhất đến sự biến động giá cả của nhóm này – đã sụt giảm mạnh, tới 40 - 50% kể từ tháng 6.2014.
 
Trở lại với câu chuyện tổng cầu có yếu hay không. Như đã dẫn chứng bởi Tổng cục Thống kê, có một số chỉ số, trong đó có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 2 tháng đầu năm nay tăng tới 10,7% so với cùng kỳ các năm trước (2 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng 6,2%; còn 2 tháng đầu năm 2013 tăng 3,6%), cho thấy không những không có chuyện tổng cầu yếu mà ngược lại, tổng cầu còn tăng mạnh.
 
Điều đáng nói hơn là nguy cơ đến từ quan niệm sai lầm nói trên về giảm phát ở Việt Nam. Với niềm tin sai lầm rằng nền kinh tế đang phải trải qua giai đoạn giảm phát mà hậu quả để lại sẽ là suy giảm tăng trưởng GDP và thu nhập của dân, cũng như tình trạng công ăn việc làm, đã và đang có nhiều người và nhiều tổ chức lên tiếng kêu gọi, vận động Chính phủ có những hành động nhằm cứu nền kinh tế ra khỏi tình trạng lạm phát đang ám ảnh trong đầu họ.
 
Nếu Chính phủ nghe theo lời kêu gọi này và tung ra những gói kích thích, những biện pháp thúc đẩy tổng cầu tăng hơn nữa thì nền kinh tế chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng nóng (tăng trưởng thực tế vượt mức tăng trưởng tiềm năng), biểu hiện ở việc lạm phát quay lại, thâm hụt thương mại và ngân sách nới rộng, áp lực lên tỷ giá gia tăng. Nói cách khác, nền kinh tế sẽ lại rơi vào trạng thái bất ổn vĩ mô như suốt cả một thời gian dài tăng trưởng nóng trước đây.
 
Hiện tại, dường như Chính phủ đang nhận thức đúng và do đó đã mạnh mẽ phủ nhận chuyện tổng cầu yếu và giảm phát hiện nay. Nhưng ta vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm vì đây dường như chỉ là sự chuyển biến về nhận thức mới diễn ra gần đây. Cần nhớ lại, cho đến tận trước đây không lâu đã không ít lần vài quan chức hữu trách của Chính phủ còn để cập đến tình trạng tổng cầu yếu để lý giải cho nguyên nhân CPI tăng trưởng thấp. Chính phủ cần phải duy trì được lập trường đúng đắn và thống nhất về giảm phát như hiện nay để không bị lung lạc trước áp lực bắt nguồn từ quan niệm sai lầm về giảm phát của nhiều người đòi hỏi có những chính sách có nguy cơ gây bất ổn vĩ mô trong tương lai.

8 comments:

  1. Chúc mừng năm mới a Ngọc và toàn thể gia đình. Năm mới an lành và nhiều may mắn. Tôi đã về sống và làm việc ở VN, vợ và các con vẫn bên Thụy Sĩ.

    Anh Ngọc viết rất đúng. Hiện nay đa phần các quan chức cũng hiểu ra. Sau nhiều cú cứ làm bừa dẫn tới khủng hoảng lạm phát liên tục, mất uy tín nên giờ họ cũng sợ; sắp đại hội Đảng các cấp nữa nên không ai dám làm liều, tốt nhất là ngồi chơi cho qua năm đại hội.

    Lạm phát do tiền tệ xảy ra khi hầu như tất cả các nhóm hàng đều liên tục tăng giá. Nhưng lạm phát do cầu kéo hay chi phí đẩy có thể xảy ra do sự tăng liên tục nhu cầu hay chi phí của một vài nhóm hàng. Tương tự, thiểu phát do cầu giảm hay chi phí giảm có thể xảy ra do sự giảm liên tục nhu cầu hay chi phí của một vài nhóm hàng.

    Ở VN vừa qua giảm phát là do tăng cung đi kèm giảm chi phí (giá xăng dầu), không có yếu tố giảm cầu (nhưng cầu vẫn trì trệ từ 2 năm nay).

    Tôi vẫn nghĩ lạm phát là thời kỳ mặt bằng giá liên tục tăng lên, chưa thấy hoặc đã xuất hiện xu thế tăng chậm lại nhưng chưa rõ), ví dụ quý này 10%, quý tới 6%, quý tiếp nữa 9%...
    Còn giảm phát là thời kỳ tốc độ lạm phát giảm dần, ví dụ quý này 10%, quý tới 9%, quý tiếp nữa 7%...
    Và thiểu phát là thời kỳ mặt bằng giá liên tục giảm xuống, quý sau thấp hơn quý trước (chỉ số giá âm).
    Có lẽ tôi hiểu sai ? Dùng từ bây giờ khác thời trước ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Úi, sao anh không ở lại luôn với vợ con mà về làm gì? Dù sao cũng chúc mừng anh đã về quê mẹ sống, chứ không như tôi, chưa biết đến bao giờ.

      Về khái niệm lạm phát, giảm phát và thiểu phát, tôi nghĩ là lạm phát chỉ là hiện tượng giá cả nói chung tăng lên, kỳ này so với cùng kỳ của năm trước. Nên dù giá chỉ tăng 1%, 2% yoy thì cũng gọi là lạm phát.

      Còn giảm phát thì ngược lại, ví dụ, tăng -1%, -2% yoy (tức giá cả giảm 1%, 2% yoy).

      Riêng về thiểu phát, đó là giảm phát và phải đi kèm với tình trạng GDP tăng trưởng âm, chẳng hạn liên tục trong 2 quý yoy (có lẽ gần với khái niệm suy thoái hơn). Không có tăng trưởng GDP âm thì không gọi là thiểu phát, mà chỉ gọi là giảm phát thôi.

      Hiện tượng anh nói, giảm phát giảm dần trong các quý, tôi không biết tiếng Việt gọi là gì, dịch từ đâu, nhưng theo tôi thì đó vẫn chỉ là lạm phát (thuần túy), và thông thường người ta kèm thêm những từ như falling inflation, slowing inflation để diễn tả tình trạng mức độ gia tăng lạm phát đang giảm đi. Cũng có nơi dùng từ deinflation và có người (như anh) dịch là giảm phát, nhưng nói thật là đọc sách báo, tôi hầu như không thấy từ disinflation được dùng, mà chỉ chủ yếu là inflation và deflation, rồi thì recession, stagflation.

      Delete
    2. đính chính: disinflation chứ không phải là deinflation.

      Delete
  2. Em thì cũng hiểu disinflation là falling inflation, nghĩa là "the inflation rate is positive, but declining over time" nhưng không hiểu dịch ra tiếng Việt là gì?

    ReplyDelete
  3. What is deflation and how is it different from disinflation?
    The MIT Dictionary of Modern Economics defines deflation (thiểu phát) as “A sustained fall in the general price level.”1 Deflation represents the opposite of inflation, which is defined as an increase in the overall price level over a period of time. In contrast, disinflation (giảm phát), represents a period when the inflation rate is positive, but declining over time.

    Deflation, inflation, and disinflation represent different behavior of the price level. The price level is commonly measured using either a Gross Domestic Product Deflator (GDP Deflator) or a Consumer Price Index (CPI) indicator. The GDP Deflator is a broad index of inflation in the economy; the CPI Index measures changes in the price level of a broad basket of consumer products. The Chart shows the monthly percentage change in the CPI (all urban consumers, all items) over the prior 12-month period, and includes periods of deflation, inflation, and disinflation in consumer prices.

    Two brief periods, the first from approximately mid-1949 to mid-1950, and the second, approximately from the fall of 1954 to the summer of 1955, shown in Chart, indicate brief periods of deflation in the consumer price index. Other than these two brief periods, the CPI Index shows inflation in consumer prices over nearly the entire 1947 to 1999 period. The period from mid-1980 to mid-1983 indicates a period of disinflation, a period when the rate of inflation was declining from month to month.

    Periods of deflation typically are associated with downturns in the economy. The two temporary periods of deflation corresponded to recessions in the U.S. economy. However, periods of deflation need not be as short as these two brief episodes in the 1950s. During the Great Depression of the 1930s the nation experienced a long period of deflation. As noted by Samuelson and Nordhaus (1998), “Sustained deflations, in which prices fall steadily over a period of several years, are associated with depressions, such as occurred in the 1930s or the 1890s.”2

    References
    1. Pearce, David W., editor. The MIT Dictionary of Modern Economics. 1992. MIT University Press.
    2. Samuelson, Paul A., and William D. Nordhaus. Economics. 1998. The McGraw-Hill Companies.

    Nguồn: http://www.frbsf.org/education/publications/doctor-econ/1999/september/deflation-disinflation-causes

    ReplyDelete
  4. Tôi thì dịch đó là "giảm phát", còn deflation là "thiểu phát".
    Xem đồ thị minh họa trong Blog của tôi: http://toithichdoc.blogspot.com/2015/04/what-is-deflation-how-is-it-different.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi nghĩ miễn là chúng ta hiểu đúng nghĩa bằng tiếng Anh với 2 từ deflation and inflation. Còn tiếng Việt thì thực ra không có từ tương đương, mà phải vay mượn từ Hán Việt để diễn giải. Để đối chiếu, tôi kiểm tra 2 từ này bằng tiếng Nhật (cũng dùng Hán tự) nhưng họ lại phiên âm inflation và deflation ra tiếng Nhật chứ không tìm nghĩa tương đương bằng chữ Hán. Suy ra, hoặc người đi trước đã không dùng đúng, hay chỉ mượn tạm 2 từ lạm phát và giảm phát/thiểu phát để mô tả inflation và deflation, hoặc cách dùng phổ biến hiện nay "giảm phát" cho deflation đã trở nên chuẩn mực, cũng giống như trường hợp tiếng Nhật, từ phiên âm đã thành chuẩn mực (nói thật là tôi không hiểu được nghĩa Hán Việt của từ giảm phát và thiểu phát, kể cả lạm phát, mặc dù tôi có học chữ Hán qua tiếng Nhật).

      Riêng về từ disinflation thì tôi nghĩ không cần phải dùng từ Hán Việt (như anh dùng là giảm phát) để minh họa vì có thể dùng từ thuần việt là "lạm phát giảm". Ví dụ câu "2000-05 was a disinflation period" thì hoàn toàn có thể dịch một cách sáng nghĩa thành "2000-05 là một giai đoạn lạm phát giảm", mà không cần phải bận tâm đó là thiểu phát hay giảm phát.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).