Friday 3 March 2023

Lại Vinfast, lại chuyên gia!

Sau mấy bài về TS. Nguyễn Sĩ Dũng và ý tưởng hỗ trợ Vinfast của đồng chí ấy, tớ nghĩ thế nào cũng sẽ có một số đồng chí chuyên gia khác lên tiếng ủng hộ, bảo vệ Vinfast.

Quả là thế, và đến hôm nay thì có thêm đồng chí TS. Trần Đình Thiên hô hào “chúng ta” phải ủng hộ mạnh mẽ về vật chất lẫn tinh thần (cho Vinfast), thậm chí chỉ đích danh Nhà nước và Chính phủ phải đóng vai trò định hướng, dẫn dắt (sự ủng hộ này):

“VinFast là doanh nghiệp Việt, đang nỗ lực khẳng định năng lực và vị thế Việt Nam, không có lý gì chúng ta lại không quan tâm như vậy. Chúng ta càng cần phải quan tâm tới VinFast bằng sự ủng hộ mạnh mẽ cả về vật chất lẫn theo tinh thần. Mà trước tiên, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt phải là hành động thực tiễn của Nhà nước, của Chính phủ.”

 (https://cafef.vn/ts-tran-dinh-thien-nhung-doanh-nghiep-nhu-vinfast-la-nen-tang-tot-de-viet-nam-khang-dinh-vi-the-20230303104318434.chn )

Đồng chí Thiên yêu thích và tự hào quá Vinfast ơi, như tớ, thì cứ tự mình ủng hộ nó cả về vật chất lẫn tinh thần thôi, chứ đừng vơ “chúng ta” vào, nghe... tội lắm.

Muốn hô hào thiên hạ ủng hộ, giúp đỡ một ai đó thì trước tiên phải xem người đó có đáng được ủng hộ, giúp đỡ không. Nếu nói Vinfast “đang nỗ lực khẳng định năng lực và vị thế Việt Nam” để làm lý do kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ thì nó vừa chưa đúng, vừa chưa đủ.

Chưa đúng vì sản xuất và xuất khẩu ô tô (điện) là cuộc chơi và toan tính của riêng Vingroup/fast/Vượng, chứ nó không phải là kết quả của việc Vingroup/fast/Vượng muốn và “nỗ lực khẳng định năng lực và vị thế Việt Nam” như mỹ danh mà đồng chí Thiên khoác cho nó.

Nếu dùng kiểu ngụy biện, đao to búa lớn rằng đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước, thông qua Vinfast, thì hãy đặt câu hỏi tại sao trước đó đồng chí hay những nhà ái quốc tương tự không đau đáu, lên tiếng hô hào kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ những doanh nghiệp ô tô thuần Việt chân chính như Vinaxuki, muốn tự sản xuất ô tô Made in Vietnam đúng nghĩa, chứ không chỉ nhập và lắp ráp là chủ yếu, đến thiết kế cũng đi thuê như Vinfast? Hay họ quá thấp cổ bé họng, không mang lại lợi lộc gì nên... quên đi?

Chưa đủ vì kể cả có lý do chính đáng, đáng được ủng hộ, giúp đỡ thì cần phải có những phẩm chất, cần đáp ứng những tiêu chí khác. Một trong những phẩm chất, tiêu chí đó là sự đàng hoàng, minh bạch, và cầu thị v.v..., cho xứng với một doanh nghiệp lớn “gánh” cho cả năng lực và vị thế của Việt Nam như các đồng chí đã và đang hô hào.

Vingroup/fast đã quá nổi (tai) tiếng về những hành vi trấn áp người tiêu dùng. Bản thân tớ khi viết các bài về Vinfast cũng đã được một số người nhắc nhở về nguy cơ bị “dập” bởi đội quân chuyên nghiệp của Vingroup/fast. Và quả thật, một trong các bài viết về Vinfast của tớ trên blog đã có sự “bất thường” đủ cho thấy đã có sự can thiệp.

Một doanh nghiệp đàng hoàng, chính trực sẽ không có những hành vi côn đồ, mafia như vậy. Còn tất nhiên nếu đã có những hành vi như vậy thì dù có tốt cỡ thế nào ở những khía cạnh khác thì không thể nào đòi hỏi phải có sự ủng hộ, giúp đỡ hết mình của “chúng ta” được, có chăng chỉ là của bọn có đặc quyền đặc lợi liên quan đến nó, có lợi ích với nó mà thôi.

Vinfast đã đủ gian dối khi tung ra những thông tin không trung thực, trước sau bất nhất. Muốn ví dụ minh họa thì có ngay chuyện nó rêu rao đã có các giấy phép liên quan ở Mỹ hay được hãng này, hãng kia nhận bảo hiểm, nhận tài trợ... mà thực tế là chưa như tớ đã chỉ ra trước đây.

Nhân tiện, xin cập nhật rằng Vinfast, cho đến ngày 2/3/2023, VẪN CHƯA ĐƯỢC cơ quan chức năng về an toàn giao thông của Mỹ (NHTSA) cấp chứng nhận/xếp hạng an toàn giao thông. Đây là thông tin từ Reuters nên chắc không phải là tin láo (https://www.reuters.com/technology/vinfast-delivers-first-45-cars-us-market-2023-03-02/ ). (Ờ thế mà không hiểu sao xe Vinfast vẫn chạy ra đường ở Mỹ được nhỉ?).

Cũng bản tin Reuters trên còn có những thông tin về sự bất nhất, về bản chất chính là sự lừa dối, của Vinfast, ví dụ như Vinfast đã phải đối mặt với sự giận dữ, bực tức của những người đặt hàng lúc đầu khi biết VF8 trong đợt giao hàng đầu tiên có phạm vi di chuyển thấp hơn so với được công bố lúc bán hàng. Và Vinfast cũng bỏ đi option về việc thuê pin là kế hoạch mà nó quảng cáo là giúp giảm chi phí sở hữu.

Thử đặt mình vào những người từng bị Vingroup/fast trấn áp, lừa dối, cho ăn bánh vẽ, bị ảnh hưởng về vật chất như vậy thì sẽ thấy, sẽ hiểu tại sao trong từ “chúng ta” của đồng chí Thiên chỉ có một bộ phận là thấy tự hào quá Vinfast ơi, luôn ủng hộ mạnh mẽ Vinfast (bằng mồm, chứ bảo mua xe Vinfast đi thì chưa chắc)!

Và cũng rất mong đồng chí Thiên hay những chuyên gia tương tự hãy bỏ tiền túi mua xe Vinfast để ủng hộ nó về vật chất, chứ đừng đòi nhà nước bỏ tiền thuế của dân ra để trợ cấp cho nó, tội dân lắm!

2 comments:

  1. Xe hãng cho lease được xe là xe thương mại thì được tax credit này. Sẽ làm giảm monthly payment của leasing contract cho khách hàng. Nếu khách mua luôn xe thì không được ưu đãi thuế này.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).