Wednesday 8 March 2023

Vinfast – Báo tây cũng vớ vẩn

Dạo này Vinfast cũng năng xuất hiện trên báo/đài tây, từ Reuters đến Bloomberg rồi là CNBC v.v... Có điều, sự xuất hiện này, theo chủ ý của Vinfast hay ở thế thụ động, nếu không kiểm soát thì sẽ có tác dụng ngược, gây hại cho Vinfast hơn là làm lợi cho nó. Đây là điều tớ tâm sự thật với Vinfast, với đồng chí Vượng, vì mong muốn để nó tốt hơn.

Mới ngày 2/3, như tớ đề cập trong post cùng ngày, Reuters đưa tin rằng “VinFast has been certified for a subsidy of up to $7,500 per vehicle under President Joe Biden's incentive program payable to the finance company, according to the U.S. Internal Revenue Service (IRS) website.”

https://www.reuters.com/technology/vinfast-delivers-first-45-cars-us-market-2023-03-02/

Tin này cũng được báo chí trong nước khẳng định, ví dụ như trong bài về phỏng vấn đồng chí chuyên gia Trần Đình Thiên mà tớ đã lôi ra phang mới đây: “Chính phủ Mỹ vừa thông qua khoản tài trợ thuế lên tới 7.500 USD/xe cho ô tô VinFast. Rõ ràng, chính phủ các nước đang rất quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển bền vững như VinFast...”

https://cafef.vn/ts-tran-dinh-thien-nhung-doanh-nghiep-nhu-vinfast-la-nen-tang-tot-de-viet-nam-khang-dinh-vi-the-20230303104318434.chn

Lúc tớ đọc cái tin này, tớ thật sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra, làm cách nào mà Vinfast lại tài tình “chạy chính sách” này được, vì tớ cũng biết láng máng về điều kiện được hưởng khoản tín dụng này.

Thế nhưng cái tin về Mỹ tài trợ thuế lên tới 7.500 USD nói trên lại bị phủ nhận bởi CNBC trong bài ra ngày hôm nay, 8/3: “Xe Vinfast hiện tại cũng KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG tín dụng thuế 7.500 USD ở Mỹ vì chúng không được làm tại Mỹ, mà là tại Việt Nam, là điều sẽ ảnh hưởng đến việc bán xe của nó tại Mỹ”.

https://www.cnbc.com/2023/03/08/vietnam-ev-maker-vinfast-us-auto-market.html

Hôm 2/3, lúc đọc tin Reuters về khoản tài trợ 7.500 USD này, tớ tin tắp lự, bởi nó là báo tây, không nhẽ lại viết láo. Dẫu vậy, tớ vẫn cẩn thận vào trang web của IRS, Mỹ, để xác nhận. Thì quả thật là Vinfast xuất hiện trong danh sách “Những nhà sản xuất xe THƯƠNG MẠI sạch” mà sản phẩm của họ được hưởng “tín dụng cho xe THƯƠNG MẠI sạch” lên tới 45.000 USD.

https://www.irs.gov/credits-deductions/manufacturers-for-qualified-commercial-clean-vehicle-credit

Thấy trong website của IRS có tên Vinfast vậy rồi thì đương nhiên là đã tin lại càng tin. Nên hôm nay, lúc đọc tin của CNBC nói trên về chuyện xe Vinfast không được hưởng tín dụng thuế 7.500 USD tớ rất lấy làm lạ. Tuy đều là báo tây nhưng chắc chắn phải có một báo sai.

Xem kỹ lại trang web của IRS, ở mục “Credits for new clean vehicles purchased in 2023 or after” (dịch: Tín dụng cho các loại xe sạch mới, được mua trong năm 2023 hay sau đó), phần “Index to Manufacturers” (Danh sách các nhà sản xuất có xe được hưởng tín dụng này) thì lại không thấy có tên Vinfast.

https://www.irs.gov/credits-deductions/manufacturers-and-models-for-new-qualified-clean-vehicles-purchased-in-2023-or-after

Bối rối một lúc, tớ (buộc phải) hiểu danh sách của IRS mà Vinfast có tên là danh sách nhà sản xuất XE THƯƠNG MẠI (commercial vehicles), còn danh sách mà không có tên Vinfast là danh sách nhà sản xuất XE KHÁCH (passenger vehicles). Chiểu theo danh sách thứ hai, không có tên Vinfast, thì đúng là xe Vinfast vẫn CHƯA/KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG tín dụng thuế 7.500 USD, đúng như CNBC đưa tin.

Như vậy cũng có nghĩa là Reuters đã đưa tin giả, tin thất thiệt – theo ngôn ngữ của các đồng chí tuyên ráo Việt Nam. Có lẽ tại phóng viên Reuters (người Việt), cũng hời hợt như tớ, chỉ mới nhìn thấy tên Vinfast trong một danh sách của IRS là (đưa) tin luôn rằng xe Vinfast đã được hưởng tín dụng thuế 7.500 USD.

(Lưu ý, đến đây thì tớ vẫn chưa hiểu tại sao Vinfast lại xuất hiện trong danh sách nhà sản xuất xe thương mại của IRS. Bởi đơn giản là tớ chưa thấy Vinfast tuyên bố đã/sẽ sản xuất và bán xe thương mại ở Mỹ. Hay tớ sai/không được cập nhật về chuyện này?).

Từ sự “đá nhau” về thông tin nói trên, điều rút ra là Vinfast chắc chắn biết được tin mà báo chí cả trong và ngoài nước đăng tải ngày 2/3 về chuyện xe của nó được hưởng tín dụng thuế 7.500 USD là tin đểu nhưng nó đã không làm gì, không lên tiếng cải chính. Sự thực này sẽ làm cho không ít người nghi ngờ rằng thậm chí đây là chủ đích của Vinfast.

Thế nhưng khi đọc bản tin CNBC, kết hợp với chuyện bản tin của Reuters không sử dụng cụm từ quen thuộc “theo Vinfast” khi khẳng định về việc xe Vinfast được hưởng tín dụng thuế, tớ cảm nhận được rằng lỗi đưa tin đểu là hoàn toàn của Reuters, và Vinfast là nạn nhân (không miễn cưỡng).

Lời khuyên của tớ cho Vinfast, như nói ở đầu bài, là làm truyền thông thì không chỉ biết tung tin (giả), mà còn phải biết quản lý tin liên quan đến mình, trong trường hợp này chính là tin của Reuters và lẽ ra cần phải lên tiếng đính chính ngay, dù mình không có chủ ý đưa tin như vậy. Khi đã thấy tin giả về mình, nhất là những tin quan trọng nhưng dễ kiểm chứng như vậy, mà không nói năng gì để trục lợi thì sớm muộn cũng sẽ bị lộ và hậu quả sẽ lớn hơn những gì sự trục lợi mang lại.

Một lời khuyên khác cho Vinfast là, đọc bài của CNBC, tớ thấy ái ngại cho Vinfast, đâm ra “quay xe” sang thương nó, bởi giọng điệu của bài báo khá tiêu cực đối với Vinfast. Nếu tớ là đồng chí Thủy, CEO, tớ sẽ từ chối trả lời phỏng vấn của CNBC. Vì nội dung trả lời phỏng vấn đã không tạo được một hiệu quả tích cực nào cho hình ảnh của Vinfast (kể cả chuyện đồng chí Thủy nói về nhu cầu to lớn của xe điện trên thế giới), mà còn, ngược lại, vạch ra sự bế tắc, tương lai ảm đạm của Vinfast ở thị trường Mỹ (ví dụ đoạn nói về chất lượng, đoạn thanh minh về chuyện IPO...).

Nói cách khác, thêm một lần nữa, Vinfast cần xem lại chiến lược truyền thông, kiểm soát tin tức của mình. Không chỉ không nên nói dại (đưa/dùng tin giả), mà nhiều lúc nói dai, nói nhiều cũng không phải là điều hay.

Tớ rất vui lòng nếu Vinfast thuê tớ làm tư vấn truyền thông để tránh những cú hở sườn như kiểu này hehe.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).