Quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng nhằm quản lý và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn. Các
cuộc khủng hoảng gần đây, như sự sụp
đổ của ngân hàng SVB và
Signiture Bank ở Mỹ, biên độ
lãi sụt giảm mạnh tại các ngân hàng Trung Quốc bởi nợ xấu trong ngành bất động
sản của nước này, hay sự đóng cửa của ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới,
Credit Suisse... một lần nữa đã bộc lộ rõ những yếu kém trong công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng nói chung và đặt ra yêu cầu cấp thiết phải
xây dựng và vận hành được một hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu hơn.
Xác định rủi
ro
Đây là yếu tố đầu
tiên và trọng yếu trong công tác quản trị rủi ro mà thường ngân hàng nào cũng
(cần) nhận thức được và nỗ lực thực hiện tốt. Tuy nhiên, thực tế không luôn như
vậy, và ví dụ về sự sụp đổ của SVB cho thấy đôi khi, ngay cả các ngân hàng tưởng
chừng rất mạnh khỏe nhưng vẫn hoàn toàn có thể chết trên đống tài sản có chất
lượng cao của mình. Điều này cho thấy nhiều ngân hàng vẫn thiếu khả năng nhận
biết rủi ro đang hiện hữu kịp thời. Họ đã đánh giá thấp rủi ro liên quan đến
danh mục cho vay, đầu tư của ngân hàng hoặc không nhận ra tác động tiềm năng của
sự suy thoái thị trường.
Để khắc phục điểm
yếu này, các ngân hàng cần chú trọng vào công tác phân tích rủi ro tín dụng liên
quan đến danh mục cho vay và đầu tư,
đánh giá tác động của suy thoái thị trường, và xác định được các ngành hoặc khu vực kinh tế cụ thể nào đã được cho vay, đầu tư quá nhiều, có khả
năng dẫn đến rủi ro đổ vỡ.
Đánh giá rủi
ro
Một yếu kém khác
trong quản trị rủi ro là việc các ngân hàng không thể đánh giá và định lượng rủi
ro một cách chính xác. Điều này có thể do bất cập trong các mô hình đo lường rủi
ro, các kịch bản kiểm tra căng thẳng nhưng không đủ... căng thẳng, hoặc do dựa
quá nhiều vào dữ liệu lịch sử vốn có thể không phản ánh được các điều kiện thị
trường cực đoan. Những điểm yếu này đã bộc lộ rõ ràng qua tình trạng kinh doanh
suy giảm ở các ngân hàng liên quan đến bất động sản tại Trung Quốc, khi các
ngân hàng có thể đã đánh giá thấp tác động của sự suy giảm đáng kể giá trị bất
động sản và nợ xấu tăng vọt.
Để khắc phục yếu
kém này, các ngân hàng cần liên tục cập nhật và cải tiến các mô hình đo lường rủi ro để định lượng và
đánh giá chính xác rủi ro, từ đó tiến
hành kiểm tra căng thẳng và phân tích các kịch bản một cách nghiêm ngặt để đánh
giá khả năng chịu đựng của danh mục của ngân hàng trong các hoàn cảnh bất lợi.
Điều này bao gồm xem xét các kịch bản với các điều kiện thị trường cực đoan, có
các cú sốc về thanh khoản, thay đổi lãi suất và tỷ giá biến động, giá trị tài sản sụt giảm mạnh (không chỉ,
ví dụ, giảm 10-20% mà lên đến 50% hoặc hơn), tăng vọt các khoản nợ không có khả
năng thu hồi, và số lượng các khách hàng mất khả năng chi trả tăng lên. Các
ngân hàng cần đảm bảo các bài kiểm tra căng thẳng của mình bao phủ thỏa đáng
các rủi ro tiềm ẩn và chuẩn bị các chiến lược giảm thiểu tác động phù hợp.
Tuân thủ quy định
Về lý thuyết, ngân
hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng
dẫn và quy định gồm, ví dụ, các
tiêu chuẩn vốn an toàn tối thiểu,
thanh khoản, và quản lý rủi
ro để đối phó thành công hơn các cuộc
khủng hoảng tiềm năng, và
duy trì sự ổn định tài chính. Tuy
nhiên, rất may (và đã trở thành không may) cho những ngân hàng “cỡ nhỏ” như SVB
và Silvergate, từng vận động hành lang thành công để nằm ngoài phạm vi chế tài
của luật lệ được chính quyền Mỹ thiết kế và tung ra sau cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới 2008 nhằm giảm thiểu rủi ro dẫn đến các cuộc khủng hoảng tương tự,
với lý do rằng chúng là những ngân hàng nhỏ, rủi ro thấp và chủ yếu cho vay “các
công ty tạo ra công ăn việc làm trong nền kinh tế sáng tạo”, gồm các công ty
kinh doanh tiền ảo và quỹ đầu tư mạo hiểm.
Kết quả của việc
“nằm ngoài vòng pháp luật” trên là, chẳng hạn với SVB, giới lãnh đạo đã bỏ qua
những nguyên tắc kinh doanh ngân hàng cơ bản mà các ngân hàng thông thường khác
phải tuân thủ, thực hiện – như thậm chí không có giám đốc rủi ro hầu như suốt cả
năm 2022, và không thực hiện phòng ngừa rủi ro trong các vụ đánh cược lãi suất
của mình – là những yếu tố rốt cuộc dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.
Như vậy, các ngân
hàng phải thấm nhuần nhận thức rằng (xây dựng và thực thi) quản trị rủi ro trước
hết là có ích và giúp cho chính mình, chứ không phải chỉ là gánh nặng hành
chính, kinh tế được áp đặt vô lối, phiền phức bởi cơ quan chức năng lên các
ngân hàng để rồi từ đó tìm cách lảng tránh hoặc thực thi một cách đối phó cho
có.
Cho vay, đầu tư tập trung quá mức
Một số ngân hàng đã
cho vay và/hoặc đầu tư quá tập trung vào các ngành hoặc khu vực địa lý cụ thể,
làm tăng sự tổn thương đối với các cuộc khủng hoảng cục bộ. Với các ngân hàng cho
vay tập trung vào ngành bất động sản tại Trung Quốc, các ngân hàng này đã chịu
tổn thất đáng kể khi lĩnh vực bất động sản Trung Quốc suy sụp.
Bởi vậy, các
ngân hàng nên phân tán, đa dạng hóa
danh mục cho vay của họ sang các ngành công nghiệp và khu vực địa lý khác nhau
để giảm thiểu tác động của sự suy thoái trong các ngành cụ thể và giảm thiểu rủi
ro liên quan đến từ sự cho vay quá tập trung. Tất
nhiên, để đa dạng hóa danh mục cho vay một cách hữu hiệu, tối ưu, các ngân hàng
phải thực hiện tốt việc xác định và đánh giá đúng mức rủi ro, như nói ở trên, nhằm
xác định mức phân bổ tối ưu cho các ngành lĩnh vực, ngành, khu vực địa lý khác
nhau để sao cho vừa đảm bảo không tước đi cơ hội tối đa hóa lợi nhuận từ những khoản
cho vay có lợi suất cao nhưng cũng không làm tăng quá mức rủi ro tổng thể cho
danh mục đầu tư, cho vay của mình.
Quản trị doanh
nghiệp và văn hóa tỉnh táo với rủi ro
Các ngân hàng đôi
khi thiếu đi một khuôn khổ và tập quán quản trị rủi ro hữu hiệu và mạnh mẽ, thể
hiện qua các khiếm khuyết trong giám sát rủi ro cũng như trong các ủy ban/nhân
sự cho bộ phận quản lý rủi ro, và sự thiếu vắng một nền văn hóa tỉnh táo với rủi
ro. Ví dụ, việc đóng cửa của SVB nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập
các ủy ban và nhân sự quản lý rủi ro riêng biệt, độc lập, và đảm bảo rằng Hội đồng
quản trị ngân hàng có đủ chuyên môn về xác định và giám sát rủi ro.
Lập kế hoạch dự
phòng và quản lý khủng hoảng
Có ngân hàng không
có hoặc không xây dựng được các kế hoạch dự phòng toàn diện và khuôn khổ quản
lý khủng hoảng, bao gồm các quy trình định sẵn để quản lý nhu cầu thanh khoản,
giao tiếp với các bên liên quan và phối hợp với cơ quan quản lý... Việc thiếu
các kế hoạch định sẵn thường sẽ dẫn đến việc chậm triển khai các biện pháp
thích hợp và làm tăng tác động của cuộc khủng hoảng, như đã được chứng kiến qua
tình trạng rất lúng túng, thụ động, hầu như phó thác số phận của mình – các
ngân hàng bị đóng cửa vừa qua cho bên thứ ba, gồm định chế tài chính khác hoặc
cơ quan chức năng.
Giám sát và
báo cáo rủi ro