Tuesday 15 May 2012

Tại “khủng hoảng kinh tế”!


Một trong những lý do rất được ưa thích của những ai khi cần phải tìm một cái gì đó để đổ lỗi và lý giải cho những yếu kém và thua lỗ, thất thoát của mình hay của chung là tại “khủng hoảng kinh tế (thế giới)”! Vinashin và Vinalines (rồi ngay cả Vinacomin gần đây) nữa là điển hình của chuyện này. Nhiều nghìn tỷ đồng đã (và đang có nguy cơ tiếp tục) thành mây khói mà tội đồ dường như duy nhất lại là tại thằng “khủng hoảng kinh tế”. Điều hay ho là thằng tội đồ này không chỉ bị vạch mặt chỉ tên bởi các ông hữu trách ở những doanh nghiệp này mà ngay cả các đồng chí ở trên trung ương nữa, thế mới tuyệt.

Thôi thì Vinashin ta khỏi phải bàn đến nữa vì như thế nào thì mọi sự đã và đang dần rõ ra như ban ngày rồi. Ta chỉ đề cập đến Vinalines, với những con tầu cũ nát mua gấp rút khẩn trương trong những năm qua. Lý do biện hộ cho việc mua tầu cũ này thì ít được nhắc đến, và nếu có thì cũng rất chung chung, khó hiểu. Dường như người ta đã quên mất, hay cố tình lãng quên sự thiển cận, ngu xuẩn của mình, của những quan chức liên đới mà chính vì đó mới có chuyện Vinalines ra sức thu mua tầu cũ.

Còn nhớ hồi bắt đầu xảy ra khủng hoảng hồi cuối năm 2008 đầu năm 2009, chính Vinalines và một số vị chuyên gia với chuyên vào cũng như quan chức khi được phỏng vấn, bình luận về cơ hội cho Việt Nam trong khủng hoảng đều nêu ra cơ hội mua tầu cũ giá rẻ mà dường như nếu không mua thì cơ hội không bao giờ xảy đến lần nữ. Vì vậy, tất cả đều đồng thanh kêu gọi nhà nước hỗ trợ để họ đi thu mua tầu cũ.

Là người cũng dính dáng đôi chút đến ngành vận tải biển nên tớ hãi với cái dàn đồng thanh này quá, bèn viết bài: "Cơ hội có thật nào cho Việt Nam trongkhủng hoảng” trên VNN có mục đích can ngăn, làm tỉnh ngộ mấy cái đầu hâm hâm (chẳng biết thật hay giả vờ) này.

Không rõ thực hư ra sao, nhưng có thể đoán Vinalines trên thực tế đã không bỏ lỡ “cơ hội trời cho” này và đã mua một số con tầu cũ vào thời điểm khủng hoảng, và kết cục như hôm nay cũng chỉ là kết cục không đến sớm thì cũng muộn hơn mà thôi, chẳng có gì lạ, ngạc nhiên cả.

Chỉ buồn một nỗi là bài học quá khứ luôn là bài học chóng quên nhất và tội đồ thật sự thì té ra lại không phải là những cái đầu ngu dốt, cơ hội này mà là tại thằng “khủng hoảng kinh tế”. Còn nạn nhân thì vẫn luôn chỉ là dân đen!

P/s: Dạo này tự nhiên tớ chán viết quá. Báo chí thì tự mình nghỉ chơi với người ta hoặc người ta nghỉ chơi với mình. Còn blog thì chẳng còn mấy ham hố cập nhật khi mà quanh đi quẩn lại chỉ toàn thấy những chuyện ngớ ngẩn, điên khùng của ông bộ này với lại chuyên gia kia… chẳng nhẽ cứ nói mãi thì nhàm quá. Thôi thì thỉnh thoảng cũng phải cố mà viết cái gì đó không thì sẽ quên sạch cả kỹ năng viết lách như thế nào mất. Đồng chí nào có đề tài gì hay hay muốn tớ comment thì mang ra cho tớ với nhé.

5 comments:

  1. "Dạo này tự nhiên tớ chán viết quá. Báo chí thì tự mình nghỉ chơi với người ta hoặc người ta nghỉ chơi với mình. Còn blog thì chẳng còn mấy ham hố cập nhật khi mà quanh đi quẩn lại chỉ toàn thấy những chuyện ngớ ngẩn, điên khùng...".

    Đấy, mới thế mà anh Ngọc đã chán rồi đấy, nên đừng trách bọn tôi mấy chục năm nay nói như nước đổ lá khoai mà không chán mới lạ. Không những không được nói đúng sự thật mà còn phải nói song phải nói đúng chỉ đạo của cấp trên (gọi là tuyên truyền hay phổ biến chính sách sách mà). Thật khâm phục một số bác vẫn kiên trì nói. Tất nhiên không tính các bác cả đời toàn nói láo, chỉ đến lúc về hưu mới dám nói gần thật.
    Chẳng ai quên các bài học quá khứ: Không có cách làm giầu gì nhanh bằng đầu tư cho Vinashin hay Vinalines. Từ bài học này, tới đây sẽ bỏ sung tiếp 100.000 tỷ nữa cho riêng Vinalines để làm giầu tiếp. Khi người ta đã đưa con cháu miệng còn hôi sữa vào giữ các vị trí tổng giám đốc... thì phải bổ sung tiền cho họ chứ.
    Nhưng hy vọng vẫn có ánh sáng cuối đường hầm cho đất nước này.

    ReplyDelete
  2. Vâng, cũng cần nói với anh rằng tôi có cảm giác giống anh (“nói như nước đổ lá khoai”) kể từ sau khi tôi bắt đầu cái nghiệp viết báo mới chỉ được một vài tháng. Được đến bây giờ là đã cố gắng lắm rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bai viet này của anh hay và thú vị
      Nó giống như thời gian gần đây các bố thi nhau nói: chứng khoán đã xuống đáy? mà nguyên câu này người ta đã nói tới hàng năm nay, sự thực là hết đáy này thì xuất hiện đáy khác.

      Delete
    2. Bai viet này của anh hay và thú vị
      Nó giống như thời gian gần đây các bố thi nhau nói: chứng khoán đã xuống đáy? mà nguyên câu này người ta đã nói tới hàng năm nay, sự thực là hết đáy này thì xuất hiện đáy khác.

      Delete
  3. Chao anh Lai Tran Mai, qua Blog TS Ngoc, toi cung doc nhieu va nhan thay cung nan, may ma cac anh dang lam viec cho cac cong ty nuoc ngoai phat huy duoc tai nang cua minh, con lam o cac DN trong nuoc nay thi chan nan den chet. Nhung cung mong cac anh co nhung bai viet hay cho doc gia duoc tham khao nhe. Chuc suc khoe cac anh.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).