Wednesday, 2 May 2012

Chiến lược phát triển tối ưu cho Việt Nam trong giai đoạn tới


Câu chuyện tái cơ cấu kinh tế đang trở thành một vấn đề được tranh luận khá rầm rộ gần đây. Lục lại các bài viết trước, tớ tìm ra được bài này và thấy tính thời sự vẫn còn nên post lên đây để mọi người đọc tham khảo và comment, nếu có thể. Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân, số 30/4/2009.


Đi tìm mô hình tăng trưởng tối ưu

30/04/2009

Một khi Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn nhờ có một lực lượng lao động có trình độ cao hơn và thể chất tốt hơn thì tự khắc Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài hướng đến các phân đoạn giá trị gia tăng cao hơn.
Khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm bộc lộ những “tử huyệt” của nền kinh tế Việt Nam, theo cách gọi và hiểu của nhiều người, thể hiện qua giảm sút của xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, dẫn đến tụt giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp. Nói cách khác, theo họ, với mức độ phụ thuộc rất lớn vào vốn, công nghệ và thị trường nước ngoài như hiện nay, mô hình tăng trưởng mà Việt Nam đang theo đuổi là không bền vững và sớm muộn cũng phải tìm cách thay đổi nếu không nền kinh tế sẽ không bao giờ cất cánh nổi và một bộ phận lớn dân chúng không bao giờ thoát khỏi được đói nghèo.

Đối mặt với vấn đề này, đã có không ít kinh tế gia trong và ngoài nước kêu gọi Việt Nam theo đuổi một mô hình tăng trưởng khác phù hợp hơn, mà cụ thể là nhấn mạnh vào phát triển thị trường tiêu dùng nội địa, thay đổi mô hình xuất khẩu từ tập trung vào xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sơ chế hoặc những mặt hàng gia công có giá trị thặng dư thấp sang sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có giá trị thặng dư cao hơn, tiến tới tự chủ được phần lớn nguyên liệu sản xuất đầu vào, hạn chế và/hoặc hướng đầu tư nước ngoài vào những ngành sản xuất để xuất khẩu những hàng hóa có giá trị thặng dư cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, kèm theo chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực v.v...

Không cần phải nói, định hướng phát triển như trên quả là tối ưu. Không ai muốn làm công ăn lương lao động quần quật trong các xưởng “vắt mồ hôi” 12-14h/ngày để rồi hàng tháng lĩnh đồng lương ít ỏi như công nhân trong các khu chế xuất. Không ai muốn thấy các nhà tư bản nước ngoài mang vào Việt Nam những công nghệ lạc hậu làm ô nhiễm môi trường và tiêu tốn năng lượng do giá năng lượng vẫn còn được kiểm soát ở mức thấp. Không ai muốn thấy một con tàu trị giá vài chục đến hàng trăm triệu đôla hoặc một cái áo sơ mi bán ở nước ngoài có giá vài chục đôla mà phần giá trị thặng dư Việt Nam được hưởng chỉ là chút ít giá trị nhân công trong đó. Và tất nhiên cũng không một ai muốn thấy tài nguyên thiên nhiên của ta bị xúc lên mang bán đi với giá rẻ để rồi ta lại phải mua chính những sản phẩm chế ra từ những tài nguyên đó với giá đắt hơn nhiều.

Nhưng định hướng trên mãi vẫn chỉ là định hướng (và quá dễ để thấy, để nói, để bảo vệ nó, thậm chí không cần phải là một kinh tế gia) còn thực hiện được hay không, đến bao giờ mới thực hiện được, và thực hiện như thế nào lại là chuyện hoàn toàn khác.

Nhìn lại những gì chúng ta đã và đang có

Lực lượng lao động có chất lượng được cải thiện song song với một số cải thiện khác trong nền kinh tế sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu kinh tế và đặc điểm của nền kinh tế, với tỷ trọng kinh tế nội địa tăng lên, giảm tương đối mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam lên thêm một vài bậc trên bậc thang giá trị gia tăng và trình độ phát triển.

Hãy nhìn lại những gì chúng ta đã và đang có. Một nguồn nhân lực tuy rất dồi dào về số lượng nhưng yếu về chất lượng, chứ không như chúng ta vẫn tự nhận, hay nghe được từ một số nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ yếu về sức khỏe thể chất (so với nhân lực Trung Quốc chẳng hạn) mà nguồn nhân lực Việt Nam còn kém về trình độ nghề nghiệp (ngoài chuyện có tỷ lệ biết đọc biết viết cao tương đối so với mức thu nhập bình quân ở mức thấp của Việt Nam). Tất nhiên, với lực lượng lao động như vậy thì thế mạnh chỉ là làm những công việc giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn hay phải bỏ chi phí đào tạo lớn. Công việc như vậy thì không thể mong hưởng mức lương cao, vì quy luật cung cầu đóng vai trò điều tiết ở đây. Mức lương không thể cao vì nguồn cung lao động còn rất dồi dào với dân số tăng nhanh (trên 1%/năm) và dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Lương trung bình ở Việt Nam cũng không thể tăng cao vì với những công việc giản đơn, lực lượng lao động Việt Nam còn phải cạnh tranh với lao động ở vô số quốc gia đông dân đang phát triển khác có mức lương rẻ không kém như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, thậm chí là Lào hay Campuchia.

Chúng ta cũng chỉ có một nguồn tài nguyên hữu hạn và không phong phú nếu so sánh tương đối theo mức bình quân đầu người. Tuy nhiên, Việt Nam hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm như vậy để tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa.

Việt Nam cũng có một chút lợi thế về địa chính trị do nằm cạnh Trung Quốc và ở khu vực kinh tế năng động Đông Nam Á, vì thế có thể trở thành một mắt xích trong dây chuyền phân công lao động quốc tế, và có thể trở thành “vùng đệm” thay thế một phần Trung Quốc khi có biến động ở nước này.

Với một lợi thế so sánh như hiện tại thì Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài mô hình phát triển hiện tại, tập trung vào khai thác tối đa lực lượng lao động. Tất nhiên, mô hình này có thể được điều chỉnh một chút cho phù hợp hơn.

Với thế mạnh (gọi chính xác hơn là lợi thế so sánh) lớn nhất là lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, tiếp theo là lợi thế về địa chính trị và tài nguyên như vậy thì đương nhiên Việt Nam chỉ hấp dẫn nhất đối với những nhà tư bản trong và ngoài nước bỏ vốn phát triển những ngành chế tạo, sản xuất sử dụng nhiều lao động có giá rẻ tương đối so với các quốc gia khác, cũng như những ngành công nghiệp khai khoáng và những ngành, những phân đoạn công việc trong chuỗi phân công lao động mà chủ yếu là ở phân đoạn lắp ráp, gia công đơn giản.

Các cuộc khảo sát các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam của phía Nhật cũng cho thấy tính chính xác của nhận định trên, khi một phần lớn giới doanh nghiệp Nhật cho biết họ đầu tư vào Việt Nam vì lực lượng lao động, tiếp đến là vị trí địa lý và một phần là do nguồn tài nguyên.

Mô hình lý tưởng

Như vậy, có thể thấy rằng với một lợi thế so sánh như hiện tại thì Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài mô hình phát triển hiện tại, tập trung vào khai thác tối đa lực lượng lao động. Tất nhiên, mô hình này có thể được điều chỉnh một chút cho phù hợp hơn, chẳng hạn như lực lượng lao động này không nhất thiết chỉ tập trung vào những doanh nghiệp xuất khẩu mà còn cần nên được hút thêm vào những doanh nghiệp hướng thị trường nội địa, sản xuất những mặt hàng thâm dụng lao động mà ta vẫn phải nhập khẩu. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược này là hấp thu tối đa lực lượng lao động hiện có và có xu hướng tăng lên hàng năm nhằm giảm thiểu thất nghiệp và tạo thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Cần lưu ý rằng nói như trên không có nghĩa là Việt Nam sẽ vẫn mãi phải theo mô hình trên hoặc phải bằng lòng với mô hình phát triển trên. Điểm mấu chốt của vấn đề là lợi thế so sánh. Bản thân lợi thế so sánh không phải là một định số mà là một biến số, có thể thay đổi theo thời gian. Lực lượng lao động có thể đạt được những biến chuyển về chất trong thời gian tới với sự tăng cường đầu tư vào giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thể chất của nhà nước cũng như của cá nhân. Vì việc đầu tư này cần đến tiền và thời gian nên sự biến chuyển về chất chỉ có thể diễn ra dần dần, cùng với quá trình tích lũy cho đầu tư của nhà nước và cá nhân, không thể hy vọng và không nên cưỡng bức quá trình này diễn ra theo kiểu đốt cháy giai đoạn, “đại nhảy vọt”. Mọi thứ đều có liên quan với nhau trong một khuôn khổ có hạn các nguồn lực, nên, ví dụ, dồn sức cho đào tạo giáo dục trong khi cắt giảm chi tiêu cho những mục tiêu quan trọng không kém khác như phát triển hạ tầng, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực điều hành kinh tế của Chính phủ và các công ty v.v... thì rốt cuộc một lực lượng lao động với trình độ cao cũng không dẫn đến tăng trưởng cao và bền vững vì bị trói buộc bởi, ví dụ, một cơ sở hạ tầng kém phát triển, một công nghiệp phụ trợ què quặt v.v.

Một khi lợi thế so sánh đã thay đổi, và Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn trên mặt chi phí lao động giản đơn nhưng lại trở nên cạnh tranh hơn nhờ có một lực lượng lao động có trình độ cao hơn và thể chất tốt hơn thì tự khắc Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài hướng đến các phân đoạn giá trị gia tăng cao hơn, tất nhiên vẫn phải có sự phối hợp của lợi thế địa chính trị và với điều kiện Chính phủ vẫn duy trì được những hấp dẫn khác hiện tại như môi trường chính trị ổn định và quá trình cải cách vẫn theo hướng tiếp tục và tích cực.

Lực lượng lao động có chất lượng được cải thiện song song với những cải thiện khác trong nền kinh tế như nói ở trên còn sẽ dẫn đến những thay đổi về cơ cấu kinh tế và đặc điểm của nền kinh tế, với tỷ trọng kinh tế nội địa tăng lên, giảm tương đối mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam lên thêm một vài bậc trên bậc thang giá trị gia tăng và trình độ phát triển.

Tóm lại, vấn đề của nền kinh tế Việt Nam và một mô hình phát triển lý tưởng không phải là điều quá khó để nhìn thấy. Nhưng với những giới hạn trong những gì chúng ta đang có thì điều mà giới chuyên gia cũng như những nhà hoạch định chính sách cần tập trung đến việc làm thế nào để phân bổ một nguồn lực hữu hạn như vậy cho thật hợp lý vào những lĩnh vực mang tính then chốt – chất lượng lực lượng lao động – quyết định tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong tương lai, chứ không phải là tập trung vào tranh cãi mô hình tăng trưởng nào (ví dụ, kinh tế gia công hay kinh tế công xưởng, như có người từng chỉ ra) Việt Nam nên theo đuổi.


3 comments:

  1. Ơ, vừa bốt cái còm men lên, quay đi quay lại đã mất tiu đâu rùi!
    Đồng chí Ngọc xem hộ cái!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Comment của đồng chí Mai như dưới đây:
      --------------------------------
      Phân tích của đồng chí Ngọc rất có lý, và còn có tính thời sự dài dài, ít ra quãng chục năm nữa.

      Cũng về vấn đề mà đồng chí đề cập, trên Vietnamnet hồi lâu rùi có mấy bài này có cách xem xét vấn đề khá độc đáo, và có một số ý gần giống với ý của đồng chí Ngọc nè:

      http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/vn-cuoc-quyet-dau-giua-cong-nghe-nguon-va-cong-nghe-rac
      http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/giai-oan-cho-kinh-te-gia-cong
      -------------------------------
      Tớ không biết lý do gì mà comment của đồng chí không hiện lên. Chắc tại đồng chí khen tớ! Cái blog của tớ nó kỳ lắm, chỉ thích người khác chê chủ nhân chứ không thích khen đâu, chắc vì thế nó mới tự động xóa comment của đồng chí, hehe.

      Delete
    2. Bây giờ tớ mới đọc 2 cái link của đồng chí và thấy rằng thế này. Quan điểm của tớ giống với tác giả Đoàn Tiểu Long (hay ngược lại) là vì tớ và đồng chí ấy đều đọc các sách của các tác giả mà đồng chí đó nêu ra (tớ cũng đã làm một số nghiên cứu về vấn đề chuyển giao công nghệ, tác động của FDI và xuất khẩu v.v... nên phải đọc khá nhiều các nghiên cứu liên quan). Qua 2 cái link của đồng chí tớ nhớ ra thêm là tớ viết bài này có lẽ là vì đọc được mấy bài cùng chủ đề trên TBKTSG, thấy điên quá mới viết lại. Hồi đó tớ vừa mới nói lời chia tay với TBKTSG xong nên không gửi bài phản biện đến đó mà đăng trên tờ Đại biểu Nhân dân.
      Đến đây thì tớ phải tự khen tớ một phát (và blog của tớ thì không xóa comment tự nâng bi của tớ!) và chê các đồng chí tác giả khác nhiều phát rằng các đồng chí như Vũ Quang Việt, Trần Văn Thọ, và một số đồng chí TS, GS trong và ngoài nước khác có cùng quan điểm như thế có lối tư duy khô cứng, sách vở (may mà tớ đọc ít hơn các đồng chí ấy, chắc thế!), và thậm chí, trung thực mà nói, chẳng có công trình nghiên cứu nào được đăng ở các tạp chí học thuật quốc tế có uy tín để chứng tỏ các đồng chí ấy hiểu sâu và hiểu đúng vấn đề (có lẽ trừ đồng chí Thọ có một vài bài đăng ở những tạp chí không có tên tuổi). Tớ rất buồn vì quan điểm của các đồng chí này đang thắng thế và tiếp tục đẩy Việt Nam vào bế tắc và tụt hậu.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).