Monday, 28 May 2012

Những quan điểm này liệu có đất sống?

UBKTQH trong một động thái khá là bất ngờ với tớ đã nhấn mạnh không thể tiếp tục xem DNNN là công cụ điều tiết vĩ mô. Nói khá bất ngờ vì UBKT xem ra đang “chơi” cái quan điểm được lặp lại của đảng về vai trò chủ đạo của các DNNN (trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa), mặc dù có thể không phải là một hành động “cố ý”.

Có thể UBKT sẽ “bào chữa” rằng quan điểm nhấn mạnh trên của mình chỉ là để tước bỏ cái lý do “ổn định kinh tế vĩ mô” của DNNN để biện minh cho các khoản thua lỗ khổng lồ, buộc các DNNN tập trung vào hoạt động kinh tế như một doanh nghiệp đơn thuần chịu sự chi phối của các lực lượng và nguyên tắc thị trường như các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, nếu tước bỏ cái lý do trên thì DNNN chẳng còn cớ gì để vẫn đóng được vai “chủ đạo” trong nền kinh tế thị trường mang mầu sắc Việt Nam cả. Để có thể điều tiết được kinh tế vĩ mô thì có nghĩa là quy mô và sự lấn lướt của DNNN trong toàn bộ nền kinh tế phải ở mức độ rất lớn (đúng nghĩa là chủ đạo) đủ để mỗi một hành động can thiệp vào thị trường của chúng có ảnh hưởng rõ rệt lên các cán cân thị trường theo chủ ý của nhà nước. Bị tước mất cái vai trò này, xem ra tương lai của DNNN bỗng nhiên trở nên “tầm thường” hơn hẳn!

Mà như thế có nghĩa rằng UBKT đang chủ trương một cuộc cách mạng “mini” về quan điểm xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó DNNN chỉ đóng một vai trò “không phải là chủ đạo”. Xem ra cái quan điểm này hơi... khó nuốt ở Việt Nam đây.
Tuy nhiên, UBKT vô tình hay cố ý thì tớ chỉ thấy khá bất ngờ thôi (vì xem ra điều này nếu có thật như tớ suy diễn thì mới chỉ là “một cơn bão trong chén chè”, rồi mọi việc lại đâu vào đấy). Điều đáng nói hơn với tớ là UBKT đề nghị “chỉ cho phép duy trì các tập đoàn theo nguyên tắc “bốn có ba không”. Bốn có gồm duy trì doanh nghiệp có phục vụ quốc phòng, an ninh; lĩnh vực tạo ra hàng hóa cực kỳ thiết yếu cho nền kinh tế; ngành có áp dụng công nghệ mới nhiều rủi ro; ngành đặc thù như chất độc, thuốc lá, rượu... Ba không là: “không đầu tư vào những ngành vì lợi nhuận đơn thuần; không đầu tư vào những ngành vì địa tô đơn thuần; không đầu tư tạo ra doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng với các thành phần kinh tế khác cùng ngành, cùng lĩnh vực”.

UBKT cũng đề nghị: “tiếp tục áp đặt các nguyên tắc và kỷ luật thị trường, tăng trách nhiệm giải trình với DNNN nói chung và người đại diện chủ sở hữu, cán bộ quản lý chủ chốt của DNNN nói riêng. Doanh nghiệp bị thua lỗ ngoài dự kiến kế hoạch, hoặc không đạt được các mục tiêu kế hoạch, thì giám đốc, tổng giám đốc đương nhiên bị miễn nhiệm...
Các nội dung của 2 cái đề nghị trên của UBKT xem ra khó mà có thể cùng đi chung một con đường. Với doanh nghiệp, đã áp đặt các nguyên tắc và kỷ luật thị trường thì có nghĩa là doanh nghiệp đó được yêu cầu phải hoạt động có lợi nhuận. Nhưng những lĩnh vực thuộc loại “bốn có” nói trên xem ra rất “xương xẩu” cho một doanh nghiệp nhà nước nào đó, mà nếu không có ưu đãi, “cơ chế riêng”... thì cầm chắc chẳng DNNN nào có thể đáp ứng được tiêu chuẩn vừa duy trì được hoạt động và lớn mạnh, vừa có hiệu quả và có lãi.

Hơn nữa, cái đề nghị thứ hai (áp đặt các nguyên tắc kỷ luật thị trường, tăng trách nhiệm giải trình, không đạt mục tiêu kế hoạch thì tổng giám đốc bị miễn nhiệm...) hình như hơi... quen quen với tớ, vì có lẽ nó đã được nhắc đến có khi cả hàng hơn một thập kỷ trước chứ chẳng chơi! Mà kết quả như thế nào thì chẳng cần phải nói ai cũng biết.
Tóm lại, mấy cái quan điểm, đề xuất trên của UBKT trước tiên xem ra là một bước đi mang tính “cách mạng mini” (từ phạm húy!), và thứ hai là một đề xuất vừa “chơi khó” (doanh nghiệp) nhà nước, vừa hơi bị... cũ! Chính vì thế nên tớ rất nghi ngờ tính hiện thực của chúng!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).