Dư luận lại nóng
lên với chuyện tỷ giá. Mặc dù tớ đã viết nhiều, rất nhiều về vấn đề này nhưng
xem ra các đồng chí dư luận không thèm xem, không thèm nhớ, đáng để tớ nghiêm
khắc khiển trách và xem xét kỷ luật cảnh cáo!
Bài dưới đây đăng
trên VEF tháng 11/2011 là bài về tỷ giá mới nhất của tớ, post lại để các đồng
chí dư luận dùng như một trọng tài đối chiếu đúng sai cho cuộc tranh luận nên
hay không phá giá VND. Các đồng chí lưu ý về lập luận phá giá với lạm phát, phá giá với nợ nước ngoài,
phá giá với xuất nhập khẩu (cả ở bài chính và comment mà tớ trả lời bạn đọc) để
mà thấy các đồng chí chuyên ra với quan chức phát ngôn phiến diện, linh tinh,
sai bét.
Nói tóm lại, tớ cho rằng nên phá giá vì đã để tỷ giá ổn định quá lâu rồi và
xem ra trình độ/năng lực đối phó với khủng hoảng tỷ giá ở Việt Nam vẫn chẳng có
mấy tiến bộ. Nhưng cách làm thì đương nhiên như tớ nói ở phần kết luận, là đừng
có nói gì mà dại, cứ lẳng lặng/tù mù mà làm, giống hệt như ý kiến của đồng chí Nguyễn
Đức Độ nói ở đây (phải khâm phục đồng chí Độ này có tầm nhìn và tư duy ... giống
tớ!).
----------------------------------------------------------------------------------------------
Nên đối xử như thế nào với tỷ giá USD?
Tác giả: TS.
Phan Minh NgọcBài đã được xuất bản.: 07/11/2011 06:00 GMT+7
(VEF.VN) - Đến hẹn lại lên, câu chuyện tỷ giá
càng về cuối năm lại càng nóng bỏng, và càng nóng bỏng hơn khi: một mặt, trước
đây một thời gian Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tuyên bố tỷ giá sẽ chỉ tăng dưới
1% cho đến hết năm nay; mặt khác, cho đến đầu tháng 11 này, "quota"
1% này đã dùng gần hết.
Câu hỏi lớn nhất mà dư luận đang quan tâm về
chuyện tỷ giá là liệu NHNN có giữ được cái mục tiêu này hay buộc phải
"điều chỉnh" hơn thế nữa.
Đứng ở góc độ NHNN nói riêng, Chính phủ nói
chung, có một số lý do quan trọng để đưa tỷ giá vào vòng kiểm soát chặt chẽ.
Tỷ giá với lạm phátTrước hết, nếu tỷ giá biến động mạnh (thường đồng nghĩa với phá giá nội tệ, hay được "điều chỉnh" mạnh ở Việt Nam), nó sẽ châm ngòi hoặc làm gia tăng vòng xoáy lạm phát, thông qua kênh nhập khẩu, cũng như vòng xoáy chuyển đổi danh mục tài sản từ/bằng VND ra đôla.
Mặc dù, về lý thuyết, phá giá nội tệ cũng cải
thiện tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhưng xem ra xuất khẩu của Việt Nam
cho đến nay có vẻ không bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi biến động tỷ giá VND/USD.
Trong nhiều trường hợp, tác động của những yếu tố khác mới là động lực chính
thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, ví dụ như sự gia tăng giá cả hàng hóa trên thế
giới, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các biện pháp hỗ trợ/trợ
cấp xuất khẩu của Chính phủ, và thậm chí là sự chủ động bán hàng phá giá của
một số doanh nghiệp và ngành nghề ở Việt Nam để giành giật thị trường và/hoặc
giải phóng năng lực sản xuất dư thừa trong nước v.v...
Vì thế, nếu xét đến tác động vĩ mô như trên thì
NHNN thường mong muốn xác lập tỷ giá VND/USD ở mức ổn định nhất có thể (về mặt
danh nghĩa) hoặc chỉ biến động trong một biên độ hạn hẹp.
Tuy nhiên, cần phải hiểu sâu hơn một chút về
quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tỷ giá. Theo cách hiểu trên thì tỷ giá gây ra
lạm phát và vì thể để chống lạm phát cần phải ổn định tỷ giá. Nhưng trên thực
tế ở Việt Nam, đa phần áp lực đẩy tỷ giá tăng (nội tệ mất giá) là xuất phát từ
lạm phát. Và lạm phát thì lại thường là kết quả trực tiếp của chính sách tiền
tệ nới lỏng gây ra. Vì thế, có thể nói hành động ổn định tỷ giá để kiềm chế lạm
phát như vậy về bản chất là vừa không trị đúng nguồn gốc căn bệnh lạm phát là
do cung tiền tăng, lại vừa tốn kém một cách vô ích vì phải dùng quỹ dự trữ
ngoại hối để can thiệp bình ổn tỷ giá mà rốt cuộc vẫn phải phá giá. Việc này
cũng tương tự như bệnh nhân huyết áp cao tiếp tục ăn nhiều mỡ, muối trong khi
lại bỏ tiền ra để mua và dùng thuốc để hạ huyết áp.
Tỷ giá với đầu cơ tiền tệ và ổn định môi trường
kinh doanh
Lý do quan trọng thứ hai để NHNN ưa chuộng một
chế độ tỷ giá tương đối ổn định là nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh tương
đối ổn định để doanh nghiệp có thể tính toán được bài toán đầu tư và lợi nhuận
để yên tâm đầu tư mà không sợ phải đối mặt với những rủi ro bất trắc từ biến
động tỷ giá. Tuy nhiên, thiện ý này cũng chính là con dao 2 lưỡi và là một
trong những nguồn gây bất ổn cho chính sách tỷ giá của NHNN hiện nay.
Ngoài ra, thiện ý trên cũng nhằm mục đích sâu xa
là triệt tiêu động cơ đầu cơ tiền tệ, với quan niệm rằng khi đã tuyên bố (và
trên thực tế có cố gắng thực hiện) ổn định tỷ giá như vậy thì giới đầu cơ chẳng
có lý do gì để kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng vọt nay may hòng kiếm lợi nhuận. Tuy
nhiên, vì đây thường là cuộc chiến không cân sức giữa một bên là NHNN và bên
kia là thị trường, với cán cân thường nghiêng về phía thị trường, với cả một
bản ghi "thành tích" đầy đủ trong quá khứ nên rốt cuộc ý đồ này cũng
trở nên phản tác dụng khi chính nó (sự kìm nén tỷ giá) lại trở thành ngòi nổ
cho những đợt phá giá mạnh khi NHNN không còn cách nào khác.
Tỷ giá với gánh nặng trả nợ nước ngoài
Một lý do rất quan trọng khác góp mặt vào chủ
trương ổn định tỷ giá VND/USD là chuyện liên quan đến trả nợ nước ngoài. Có thể
nói cho đến nay chắc chắn gần như 100% số người được hỏi sẽ cho rằng để tỷ giá
tăng mạnh (tức phá giá mạnh VND) sẽ làm cho gánh nặng nợ quốc gia, nợ của doanh
nghiệp bằng ngoại tệ tăng lên. Tuy nhiên, rất tiếc đây lại là một nhận định
chưa đầy đủ.
Trên bề mặt thì đúng là nếu VND bị phá giá ví dụ
5%, gánh nặng nợ bằng ngoại tệ nhưng quy ra VND sẽ tăng thêm đúng 5%. Trước
đây, Chính phủ và doanh nghiệp chỉ cần huy động 20 triệu VND để mua USD và trả
cho mỗi 100 USD tiền vay nợ trong và ngoài nước. Nếu phá giá VND 5% thì con số
VND cần để mua được mỗi 100 USD sẽ là 21 triệu. Đúng là Chính phủ và doanh
nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng từ việc phá giá này bằng cách thu hẹp tương ứng lợi nhuận
ròng của mình tính bằng VND (đối với doanh nghiệp) hoặc tăng thêm thâm hụt ngân
sách (đối với Chính phủ).
Nhưng đây mới chỉ là một phần (nổi) của câu
chuyện. Nếu giả sử VND bị áp lực phải phá giá 5% để lập lại cân bằng thương
mại, nhưng NHNN kiên định không phá giá với nỗi e ngại nêu trên. Để kiên định
làm được việc này, NHNN phải hoặc là dùng các biện pháp hành chính để duy trì
mức tỷ giá danh nghĩa hiện thời (ví dụ bằng cách theo dõi, thanh tra và phạt
các tổ chức tài chính tín dụng mua bán ngoại tệ vượt quá biên độ cho phép),
và/hoặc là tung USD trong quỹ dự trữ ngoại hối của mình ra thị trường để ổn
định tỷ giá hiện hành. Cách thứ nhất thì NHNN đã và đang làm, nhưng tất nhiên
chỉ hữu hiệu được một thời gian rồi cũng phải theo cách thứ hai, như thực tế đã
cho thấy.
Tóm lại, rốt cuộc, hao hụt quỹ dự trữ ngoại hối
là cái giá trực tiếp phải trả để ổn định tỷ giá, và sâu xa hơn nữa là để tránh
cho gánh nặng nợ nần bằng ngoại tệ (tính theo VND) của các doanh nghiệp và
Chính phủ không tăng lên. Suy ra tiếp điều gì nữa? Doanh nghiệp thì có lợi vì
tự nhiên được "bù lỗ", "bao cấp" một cách gián tiếp từ
nguồn lực quốc gia. Đối với cả quốc gia, vì gánh nặng nợ của Chính phủ được đổ
lên vai NHNN nên rút cục tiền chỉ chui từ túi nọ sang túi kia (ví dụ, từ NHNN
sang Bộ Tài chính). Đến đây, ta có thể thấy rõ ai sẽ kêu gọi không phá giá và
NHNN có nên phá giá không khi cần thiết phải làm thế.
Điều đáng lo ngại hơn là hành động can thiệp ổn
định tỷ giá của NHNN không thể ở quy mô lớn và kéo dài được vì quỹ dự trữ ngoại
hối nhỏ nhoi của mình. Cuối cùng thì NHNN cũng phải chấp nhận phá giá VND khi
áp lực phá giá tiếp tục tăng lên. Càng o ép, càng "kiên định" với ổn
định tỷ giá lâu thì mức phá giá sau này càng lớn, như thực tế minh họa. Và lúc
đó thì cả doanh nghiệp và Chính phủ đều không tránh khỏi phải đối mặt với gánh
nặng nợ nần lớn hơn quy ra theo VND, và cũng tức là cái giá phải trả lớn hơn từ
dự trữ ngoại hối của NHNN.
Như vậy, có thể thấy sự chần chừ, e ngại phá giá
VND, "điều chỉnh" VND thường xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ, đúng
đắn về vai trò của tỷ giá trong việc kiềm chế lạm phát, về mối quan hệ giữa trả
nợ nước ngoài và phá giá nội tệ, cũng như về vai trò của tỷ giá với ổn định môi
trường kinh doanh, triệt tiêu động cơ đầu cơ tiền tệ v.v...
Lập trường trong chính sách tỷ giá
Với nhiều lý do, nhưng đa phần không chính đáng
như phân tích ở trên, có thể thấy sẽ là điều nguy hại nếu NHNN một mặt tiếp tục
thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng để hậu thuẫn tăng trưởng, một mặt tìm mọi
cách để "ổn định" tỷ giá.
Nhưng giả sử nếu NHNN buộc phải tiếp tục thi
hành chính sách tiền tệ nới lỏng (không nhiều thì ít) vì một áp lực nào đó. Kết
cục đương nhiên là áp lực lạm phát gia tăng và áp lực phá giá nội tệ (tăng tỷ
giá) cũng gia tăng. Khi đó, nếu NHNN khiên cưỡng và cố gắng một cách thái quá
không thực hiện phá giá khi tình hình đòi hỏi phải phá giá thì sự ổn định (nếu
có) và sự chống đỡ của NHNN trước áp lực phá giá của thị trường cũng chỉ mang
tính ngắn hạn hay chỉ thành công trong ngắn hạn, để rồi khi buộc phải phá giá,
hậu quả của nó lên lạm phát sẽ ở mức trầm trọng hơn do còn có sự góp mặt của
tâm lý và kỳ vọng phá giá tiếp tục do NHNN đã rơi vào thế "sức cùng lực
kiệt" và sẽ dễ dàng/tiếp tục bị tấn công bởi giới đầu cơ tiền tệ.
Vậy NHNN cần có sách lược "PR" với
công chúng về lập trường trong chính sách ngoại hối của mình như thế nào cho
thích hợp nhất trong hoàn cảnh buộc phải tăng cung tiền (kể cả như hiện nay,
mặc dù chính sách tiền tệ được nhấn mạnh là "chặt chẽ" thì tốc độ
tăng M2 và tín dụng vẫn là trên chục phần trăm/năm)? Trong bối cảnh nguồn dự
trữ ngoại hối mỏng và luôn trên đà cạn kiệt, năng lực xử lý và khả năng đối phó
với các bất ổn vĩ mô còn rất hạn chế, (và kết quả là) thói quen hay dùng đến
các công cụ hành chính thay cho công cụ thị trường, cũng như thực tế trong quá
khứ NHNN đã nhiều lần phải "nói một đằng, kết quả ra một nẻo", thì
việc NHNN tuyên bố cam kết giữ ổn định tỷ giá (không tăng quá 1%) như vừa rồi
là điều rất không nên, chí ít vì... chẳng mấy ai tin!
Để thuyết phục công luận rằng mục tiêu phá giá
này (không quá 1%) là hoàn toàn có thể đạt được, NHNN phải cho thấy cung tiền
hoặc là không đổi (không tăng), hoặc là giảm đi (thắt chặt tiền tệ). Vì thế,
cung cách xử lý hiện nay, thường dừng lại ở việc công bố những con số thống kê
nào là FDI và kiều hối là bao nhiêu, thặng dư tài khoản vốn là thế này v.v...,
sẽ chẳng mang lại hiệu quả đáng kể nào. Chừng nào còn dấu hiệu của lạm phát,
với CPI ở mức dương, thì chừng đó lòng tin sẽ còn rất mong manh.
Cũng có người khuyến nghị hãy tuyên bố một chủ
trương phá giá dần dần (và định kỳ) để tránh cho thị trường những cú sốc lớn
khi NHNN buộc phải phá giá trong trường hợp kiên định giữ tỷ giá một cách thái
quá, còn các chủ thế kinh tế thì tiên liệu được trước tình hình để có những
điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Nhưng việc này cũng là
một con dao 2 lưỡi vì xu hướng thị trường được bảo đảm ngầm định như vậy sẽ là
mảnh đất tốt cho sự đầu cơ với kỳ vọng tỷ giá chắc chắn sẽ càng ngày càng tăng
lên.
Vậy chỉ còn một giải pháp xem ra ít rủi ro hơn
là NHNN hoặc không tuyên bố gì/rõ về chủ trương trong chính sách ngoại hối của
mình, hoặc là vẫn tiếp tục trung thành với "chiêu" cũ: "điều
hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường" với những cú điều
chỉnh tăng giảm đột ngột và bất thường, như được dùng cho đển trước thời điểm
có tuyên bố giữ cho tỷ giá không tăng quá 1%, ít nhất cũng sẽ có tác dụng một
phần nào đó làm nản lòng các nhà đầu cơ vì "không biết đường nào mà
lần", đồng thời làm giảm áp lực lên tỷ giá do không còn bị chịu nhiều áp
lực phát sinh từ chuyện bất đối xứng đồng tiền.
________________________
Comment của bạn
đọc
Canonhoa
Tôi đề nghị Nhà Nước nên cử chuyên gia qua Campuchia học tập họ về
cách quản lý và sử dụng đồng nội tệ cũng như ngoại tệ USD. Theo tôi, trong
nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, Campuchia còn nhiều điểm thua Việt Nam
nhưng cách đối xử của họ giữa đồng nội tệ (đồng Ria) với đồng ngoại tệ (USD)
thật sự công bằng và tiến bộ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Người dân Campuchia khi
cầm đồng Ria họ thật sự tin tưởng và tự hào vào đồng nội tệ của mình (không
thua kém đồng USD), vì họ có thể chuyển đổi dễ dàng bất kỳ lúc nào, bất cứ ở
đâu trên lãnh thổ của mình. Còn ở Việt Nam, đồng VNĐ có phải là đồng tiền hạng
2 không, khi không thể lưu hành trên thị trường Quốc tế, cũng không được dễ
dàng chuyển đổi thành ngoại tệ (USD) trên thị trường trong nước ?
Minh Thu
Chào TS. Ngọc ! Bài viết cảu TS với chủ đề rất hay và rất "nóng"...; những phân tích cũng rất gần với suy nghĩ chung của xã hội hiện nay, tôi cũng rất đồng tình với quan điểm không nên có những tuyên bố mang tính " hứa hẹn" mà khả năng chưa biết có thực hiện được không (?) vì NHNN khác Cục dự trữ liên bang Mỹ, phải có năng "lực" mới phát biểu có trọng lượng được, nếu không dẽ làm rối thị trường và mất uy tín cho bản thân người lãnh đạo. Việt nam hay có những ngơời dũng cảm " phát ngôn liều" ví dụ như vị lãnh đạo Bộ y tế khoá trước khi được ôộ nhiệmdđã hùng oồn tuyên bố "trong 3 năm sẽ xoá bỏ việc một gường bệnh nằm ghép 2 đến 3 bệnh nhân" và êến nay khi về hưu rồi thì thấy phát biểu " quả đúng" vì mỗi gường bệnh bây giờ năm từ 4-5 người (!)" . Quay lại chủ đề tỷ giá theo quan điểm của tôi chúng ta xác định định hướng cơ chế thị trường thì nên để tỷ giá điều chỉnh theo cung cầu thị trường, có can thiệp nhưng có mức độ nhỏ thôi đường bóp méo nó, nên kinh tế sẽ gánh hậu qur ngay đó. Còn tôi xin phép TS. nên đọc lại bản thảo trước khi đăng chứ ví dụ : 100 USD = 21 triệu thì sai số lớn quá dẽ làm người đọc hoài nghi về tính chính xác của bài viết.
Trân trọng
Minh Thư
Chào TS. Ngọc ! Bài viết cảu TS với chủ đề rất hay và rất "nóng"...; những phân tích cũng rất gần với suy nghĩ chung của xã hội hiện nay, tôi cũng rất đồng tình với quan điểm không nên có những tuyên bố mang tính " hứa hẹn" mà khả năng chưa biết có thực hiện được không (?) vì NHNN khác Cục dự trữ liên bang Mỹ, phải có năng "lực" mới phát biểu có trọng lượng được, nếu không dẽ làm rối thị trường và mất uy tín cho bản thân người lãnh đạo. Việt nam hay có những ngơời dũng cảm " phát ngôn liều" ví dụ như vị lãnh đạo Bộ y tế khoá trước khi được ôộ nhiệmdđã hùng oồn tuyên bố "trong 3 năm sẽ xoá bỏ việc một gường bệnh nằm ghép 2 đến 3 bệnh nhân" và êến nay khi về hưu rồi thì thấy phát biểu " quả đúng" vì mỗi gường bệnh bây giờ năm từ 4-5 người (!)" . Quay lại chủ đề tỷ giá theo quan điểm của tôi chúng ta xác định định hướng cơ chế thị trường thì nên để tỷ giá điều chỉnh theo cung cầu thị trường, có can thiệp nhưng có mức độ nhỏ thôi đường bóp méo nó, nên kinh tế sẽ gánh hậu qur ngay đó. Còn tôi xin phép TS. nên đọc lại bản thảo trước khi đăng chứ ví dụ : 100 USD = 21 triệu thì sai số lớn quá dẽ làm người đọc hoài nghi về tính chính xác của bài viết.
Trân trọng
Minh Thư
Trong một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu lại được tài trợ bằng nguồn
vốn đầu tư từ nước ngoài, việc ổn định tỷ giá gần như là một bài toán
bắt buộc (hoặc ít nhất là có tiền lệ ở các nước thành công với chính
sách xuất khẩu).
Nếu suy nghĩ như vậy, thì một khi Việt Nam còn
giữ định hướng sản xuất
để xuất khẩu và còn mong muốn thu hút đầu tư từ nước ngoài thì còn phải
ổn định giá trị tiền đồng.
để xuất khẩu và còn mong muốn thu hút đầu tư từ nước ngoài thì còn phải
ổn định giá trị tiền đồng.
Vấn đề đặt ra là, Việt Nam có khả năng ổn định
tiền đồng hay không? và
có lợi hay không khi ổn định tiền đồng với tình hình hiện tại?
có lợi hay không khi ổn định tiền đồng với tình hình hiện tại?
Ở câu hỏi thứ nhất, Việt Nam có khả năng ổn định
tiền đồng vào thời
điểm hiện tại. Tuy nhiên, khả năng này ngày càng bị bào mòn bởi: Lạm
phát + thâm hụt thương mại + suy giảm đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân của
các vấn đề này - chính bởi việc đầu tư không hiệu quả. Vấn đề của Việt
Nam không phải là thiếu vốn mà là sử dụng vốn quá yếu kém.
điểm hiện tại. Tuy nhiên, khả năng này ngày càng bị bào mòn bởi: Lạm
phát + thâm hụt thương mại + suy giảm đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân của
các vấn đề này - chính bởi việc đầu tư không hiệu quả. Vấn đề của Việt
Nam không phải là thiếu vốn mà là sử dụng vốn quá yếu kém.
Ở câu hỏi thứ hai, Nếu là một nước định hướng
xuất khẩu, thì phải xuất
siêu, khi đó tỷ giá ổn định sẽ vừa khuyến khích doanh nghiệp theo đuổi
con đường xuất khẩu, vừa khuyến khích được đầu tư nước ngoài, đồng thời,
thặng dư thương mai sẽ càng củng cố cho khả năng ổn định tỷ giá.
siêu, khi đó tỷ giá ổn định sẽ vừa khuyến khích doanh nghiệp theo đuổi
con đường xuất khẩu, vừa khuyến khích được đầu tư nước ngoài, đồng thời,
thặng dư thương mai sẽ càng củng cố cho khả năng ổn định tỷ giá.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta thấy một câu
chuyện khác, cán cân thương
mại những năm gần đây liên tục bị âm, được bù đắp bằng kiều hối và đầu
tư nước ngoài. Nếu vì lý do nào đó, nguồn ngoại tệ này suy giảm thì việc
giữ vững được cần bằng cung - cầu ngoại tệ trong nước liệu còn có thể?
mại những năm gần đây liên tục bị âm, được bù đắp bằng kiều hối và đầu
tư nước ngoài. Nếu vì lý do nào đó, nguồn ngoại tệ này suy giảm thì việc
giữ vững được cần bằng cung - cầu ngoại tệ trong nước liệu còn có thể?
Giữ tỷ giá, trong trường hợp này rõ ràng không
có lợi!
Rất nhiều người đang lo lắng rằng, nếu phá giá
VNĐ, sẽ có thể tạo nên một cơn bão giá, trong lúc nhà nước đang cố gắng kiềm chế lạm phát. Điều
này chỉ đúng một phần. Việc điều chỉnh này chỉ gây ảnh hưởng đến "hàng
nhập khẩu", và một thực tế khá đau đớn là nền kinh tế của chúng ta phụ
thuộc quá lớn vào nhập khẩu, từ cây kim, sợi chỉ, cho đến phôi thép,
linh kiện... Các lĩnh vực này sẽ có một bước nhẩy vọt về giá, tuy nhiên,
đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, vì vậy nó khó lòng có thể
đẩy lạm phát lên cao. Duy chỉ có một điều, nó sẽ ảnh hưởng mạnh đến các
doanh nghiệp nhập khẩu (để tiêu dùng hoặc sản xuất). Cần có một bước đệm
điều chỉnh để bảo vệ các doanh nghiệp này.
Vậy bài toán đặt ra là điều chỉnh tỷ giá khi nào
và như thế nào? Xin đề xuất về 2 vấn đề này:
- Để cho các doanh nghiệp 6 tháng chuẩn bị cho
một cú sốc về tỷ giá. (Trả hết nợ bằng $ và điều chỉnh kế hoạch sản xuất).
- Hỗ trợ hết mức có thể để các doanh nghiệp trả
nợ với tỷ giá cũ, có
thể điều này sẽ làm hao mòn đáng kể dự trữ của VN, nhưng đây có lẽ là
biện pháp hỗ trợ cần thiết.
thể điều này sẽ làm hao mòn đáng kể dự trữ của VN, nhưng đây có lẽ là
biện pháp hỗ trợ cần thiết.
- Điều chỉnh tỷ giá thành từng đợt, tuy nhiên rõ
ràng, dứt khoát và kiên quyết. Chấp nhận những đau đớn (đã dự báo trước).
- Sự xáo trộn lớn trong các doanh nghiệp xuất
khẩu, sẽ là cơ hội để tái
cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế. Việc tận dụng cơ hội này như thế nào, sẽ
quyết định tương lai của nền kinh tế.
cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế. Việc tận dụng cơ hội này như thế nào, sẽ
quyết định tương lai của nền kinh tế.
Có thể với nhiều người, đây là một biện pháp "hạ cánh
cứng" đối với
VNĐ và với nhiều doanh nghiệp, nhưng theo tôi, nó là cần thiết để giảm
gánh nặng bao cấp tỷ giá của ngân sách, mà khoảng cách đã quá rộng để có
thể "vá víu được"!
VNĐ và với nhiều doanh nghiệp, nhưng theo tôi, nó là cần thiết để giảm
gánh nặng bao cấp tỷ giá của ngân sách, mà khoảng cách đã quá rộng để có
thể "vá víu được"!
Quochoi Nguyen
Đồng tiền VNĐ là đồng tiền chưa có giá giá trị
chuyển đổi quốc tế, vì vậy nó chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp là thị trường VN,
giá trị của nó lẽ ra phải phản ánh được quan hệ giá trị nội tại của VN, sau đó
mới đến mối quan hệ với USD là quan hệ ngoại lai. Lẽ ra phải xem xét kỹ quan hệ
giá trị nội tại , sau đó mới tính đến ngoại lai, thì bài viết này và suy nghi
chung của các nhà quản lý là xét quan hệ ngoại lai để tính việc phá giá bao
nhiêu là tốt ! Thật là buồn và buồn cười. Họ coi giá trị lao động của cả xã hội
VN như trò chơi trên bàn cuả họ, nếu như vậy thì chẳng bao giờ sờ đến được bản
chất sự vật đang hiện hữu là gì. Không bao giờ có ai hỏi câu hỏi là : tại sao
cứ phải phá giá VNĐ ? trong khi bản thân USD đang phá giá ngay trong thị trường
Mỹ, và vì vậy mất giá so với các đồng tiền khác là dĩ nhiên, tại sao nó cứ phải
lên giá so với VNĐ ? Một sự thật không bao giờ hay đổi là : giá trị thực của
đồng tiền là hiện vật vật chất, là hàng hóa được trao đổi ngang giá và do năng
suất lao động xã hội quyết định, ở đây NSLĐ XH trong phạm vi hẹp là quôc gia có
đồng tiền đó. NSLĐ của nền SX VN không quá thấp , nhưng do quản lý vĩ mô không
tốt và chi tiêu công quá mức không hiệu quả lâu ngày, nên NSLĐ XH bị kéo thấp
xuống, do đó VNĐ mất giá trong thị trường nội tệ là tất yếu, nhưng so với USD
thì chưa chắc đã mất giá như cách mà VN đã làm trước đây, đó là cách làm duy ý
chí , không trên cơ sở nào cả.
moclan
Tác giả phân tích rất hay, chỉ tiếc đoạn cuối thì ... hơi đuối. Quan trọng nhất là khuyến nghị để nhà nước nên làm gì thì lại ko rõ, tác giả còn e ngại điều gì chăng?
Tác giả đã đề cập khá toàn diện và dễ hiểu một vấn đề phức tạp và chuyên sâu. Mong các nhà quản lý tiền tệ của VN đọc được bài báo này và có những cân nhắc phù hợp.
Về giải pháp, tôi nhất trí với những phân tích của tác giả để có thể kết luận rằng VN nên thả nổi USD như các ngoại tệ khác. Như vậy đồng USD sẽ có lên có xuống (như các đồng ngoại tệ khác) chứ ko chỉ có lên như bao lâu nay, đồng thời cho phép mua bán USD tự do qua ngân hàng theo đúng giá thị trường, như vậy sẽ ko còn chợ đen và giảm tâm lý tích trữ đôla của người dân. Lúc này tỷ giá sẽ phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, thường căng thẳng ở một số thời điểm nhất định trong năm, NHNN có thể can thiệp bằng cách: tăng mua dự trữ khi giá xuống và bán khi giá lên: vừa có lợi nhuận vừa góp phần bình ổn thị trường. Ngoài ra tuỳ thuộc tình hình có thể áp dụng các biện pháp khác như áp trần lãi suất đôla thấp đồng thời với trần tín dụng đôla khi lãi suất VND có sự chênh lệch đáng kể như hiện nay. Rồi tăng dự trữ cả euro và khuyến khích thanh toán XNK bằng euro ở khu vực này...
Tác giả phân tích rất hay, chỉ tiếc đoạn cuối thì ... hơi đuối. Quan trọng nhất là khuyến nghị để nhà nước nên làm gì thì lại ko rõ, tác giả còn e ngại điều gì chăng?
Tác giả đã đề cập khá toàn diện và dễ hiểu một vấn đề phức tạp và chuyên sâu. Mong các nhà quản lý tiền tệ của VN đọc được bài báo này và có những cân nhắc phù hợp.
Về giải pháp, tôi nhất trí với những phân tích của tác giả để có thể kết luận rằng VN nên thả nổi USD như các ngoại tệ khác. Như vậy đồng USD sẽ có lên có xuống (như các đồng ngoại tệ khác) chứ ko chỉ có lên như bao lâu nay, đồng thời cho phép mua bán USD tự do qua ngân hàng theo đúng giá thị trường, như vậy sẽ ko còn chợ đen và giảm tâm lý tích trữ đôla của người dân. Lúc này tỷ giá sẽ phụ thuộc vào cung cầu của thị trường, thường căng thẳng ở một số thời điểm nhất định trong năm, NHNN có thể can thiệp bằng cách: tăng mua dự trữ khi giá xuống và bán khi giá lên: vừa có lợi nhuận vừa góp phần bình ổn thị trường. Ngoài ra tuỳ thuộc tình hình có thể áp dụng các biện pháp khác như áp trần lãi suất đôla thấp đồng thời với trần tín dụng đôla khi lãi suất VND có sự chênh lệch đáng kể như hiện nay. Rồi tăng dự trữ cả euro và khuyến khích thanh toán XNK bằng euro ở khu vực này...
Việt Nam đang theo đuổi chính sách đồng tiền mạnh?
vì cớ gì khi Việt Nam lạm phát khoảng 20%/năm còn Mỹ lạm phát khoảng 2%/năm mà tỷ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 2-3%/năm, như vậy có phải VN đang theo đuổi chính sách đồng tiền mạnh.
để dễ hiểu 1 doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu có
giá vốn hàng tương đương 100usd vào đầu năm là 2trVND và xuất khẩu với giá là
110USD, cuối năm do lạm phát 20% nên giá vốn hàng là 2,4trVND cho sản phẩm, quy
đổi tỷ giá VND/USD tăng 5% thì khi đó giá vốn hàng tính theo USD là 114,29usd
trong khi với mức lạm phát của Mỹ chỉ là 2% thì giá bán chấp nhận được chỉ là
112,2usd vậy phải chăng đồng tiền VN đang mạnh lên so với USD?
do đó tôi hy vọng NHNN sẽ có chính sách hợp lý cho vấn đề tỷ giá
Camautown
Đầu năm vốn bán món hàng 2tr, cuối năm lạm phát tăng 20% + 5% quy đổi VND/USD =2,52 tr trừ lạm phát của Mỹ 2% =2,469tr vậy thì VND bị thiệt hại 469,000 đồng trên cùng một món hàng rồi làm sao VND mạnh lên được?
Đầu năm vốn bán món hàng 2tr, cuối năm lạm phát tăng 20% + 5% quy đổi VND/USD =2,52 tr trừ lạm phát của Mỹ 2% =2,469tr vậy thì VND bị thiệt hại 469,000 đồng trên cùng một món hàng rồi làm sao VND mạnh lên được?
Xin cảm ơn độc giả đã đọc và phản hồi. Xin được nói thêm một chút về các ý kiến phản hồi.
@ Canonhoa: Thực ra thì tôi vẫn ủng hộ chuyện VND là đồng tiền duy
nhất được chấp nhận trong lưu thông và thanh toán ở Việt Nam, nhưng phải là sự
chấp nhận một cách tự nguyện bởi mọi tầng lớp dân cư. Sự chấp nhận tự nguyện
này là kết quả của lòng tin mạnh vào VND, đến lượt mình là kết quả của lạm phát
thấp v.v…
@ Minh Thư: Rất cám ơn bạn đã chỉ ra sai sót tính toán này. Quả thực khi bạn chỉ ra rồi tôi mới phát hiện ra. Tôi sẽ cẩn thận hơn khi đọc xét lại bản thảo trước khi gửi đăng những lần sau.
@ Quochoi Nguyen: Dường như bạn coi nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đóng, không có xuất nhập khẩu và trao đổi vốn với nền kinh tế thế giới? Nếu câu trả lời của bạn là không thì bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bạn đặt ra rồi đấy.
USD mất giá so với các đồng tiền khác nhưng VND mất giá so với USD thì không có gì là lạ lùng, khó hiểu. Nếu so với các đồng tiền khác (lên giá so với USD), VND cũng mất giá. Chừng nào lạm phát ở Việt Nam còn cao hơn ở Mỹ (và các nước có đồng tiền lên giá so với USD) thì chừng đó còn áp lực phá giá, và sớm muộn cũng phải phá giá.
@ Sannamphat và Camautown: Nếu lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ và tỷ giá danh nghĩa VND/USD chỉ được điều chỉnh tăng lên (phá giá) ở mức độ nhỏ thì VND lên giá thực tế so với đôla (real appreciation of VND), và do đó hàng hóa có thể trao đổi mậu dịch (tradables) trở nên đắt hơn ở Việt Nam so với Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm giảm xuất khẩu của Việt Nam.
@ Lưu Ngọc Long: Đối với nền kinh tế hướng xuất khẩu thì thực ra việc duy trì một đồng nội tệ yếu (phá giá thường xuyên để làm yếu đồng tiền) là điều có lợi cho cả quốc gia lẫn cho nhà đầu tư nước ngoài (xem thêm phần trả lời cho Sannamphat). Việc duy trì ổn định tỷ giá, đặc biệt khi chênh lệch lạm phát giữa trong nước và quốc tế lớn, là điều bất lợi cho xuất khẩu.
Về giải pháp của bạn, tôi không dám bình luận gì. Chỉ cảm giác rằng không cần phải làm đến mức độ như vậy nếu chỉ đơn thuần là chuyện phá giá. Cũng lưu ý thêm rằng phá giá là điều tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu nên có lẽ không chính xác nếu nói: “Sự xáo trộn lớn trong các doanh nghiệp xuất khẩu…”
@ Moclan: Phần sau của bài chỉ đề cập đến cách tuyên bố lập trường trong chính sách tỷ giá của NHNN với giả định như nêu trong bài, chứ không có ý định nêu cụ thể những giải pháp NHNN cần làm gì (ví dụ, như của Lưu Ngọc Long). Nhưng có lẽ từ gợi ý của bạn, tôi sẽ cố gắng nghĩ và viết cái gì đó về chuyện này sau.
Trân trọng
Phan Minh Ngọc
@ Minh Thư: Rất cám ơn bạn đã chỉ ra sai sót tính toán này. Quả thực khi bạn chỉ ra rồi tôi mới phát hiện ra. Tôi sẽ cẩn thận hơn khi đọc xét lại bản thảo trước khi gửi đăng những lần sau.
@ Quochoi Nguyen: Dường như bạn coi nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đóng, không có xuất nhập khẩu và trao đổi vốn với nền kinh tế thế giới? Nếu câu trả lời của bạn là không thì bạn đã có câu trả lời cho vấn đề bạn đặt ra rồi đấy.
USD mất giá so với các đồng tiền khác nhưng VND mất giá so với USD thì không có gì là lạ lùng, khó hiểu. Nếu so với các đồng tiền khác (lên giá so với USD), VND cũng mất giá. Chừng nào lạm phát ở Việt Nam còn cao hơn ở Mỹ (và các nước có đồng tiền lên giá so với USD) thì chừng đó còn áp lực phá giá, và sớm muộn cũng phải phá giá.
@ Sannamphat và Camautown: Nếu lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ và tỷ giá danh nghĩa VND/USD chỉ được điều chỉnh tăng lên (phá giá) ở mức độ nhỏ thì VND lên giá thực tế so với đôla (real appreciation of VND), và do đó hàng hóa có thể trao đổi mậu dịch (tradables) trở nên đắt hơn ở Việt Nam so với Mỹ, ảnh hưởng tiêu cực đến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó làm giảm xuất khẩu của Việt Nam.
@ Lưu Ngọc Long: Đối với nền kinh tế hướng xuất khẩu thì thực ra việc duy trì một đồng nội tệ yếu (phá giá thường xuyên để làm yếu đồng tiền) là điều có lợi cho cả quốc gia lẫn cho nhà đầu tư nước ngoài (xem thêm phần trả lời cho Sannamphat). Việc duy trì ổn định tỷ giá, đặc biệt khi chênh lệch lạm phát giữa trong nước và quốc tế lớn, là điều bất lợi cho xuất khẩu.
Về giải pháp của bạn, tôi không dám bình luận gì. Chỉ cảm giác rằng không cần phải làm đến mức độ như vậy nếu chỉ đơn thuần là chuyện phá giá. Cũng lưu ý thêm rằng phá giá là điều tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu nên có lẽ không chính xác nếu nói: “Sự xáo trộn lớn trong các doanh nghiệp xuất khẩu…”
@ Moclan: Phần sau của bài chỉ đề cập đến cách tuyên bố lập trường trong chính sách tỷ giá của NHNN với giả định như nêu trong bài, chứ không có ý định nêu cụ thể những giải pháp NHNN cần làm gì (ví dụ, như của Lưu Ngọc Long). Nhưng có lẽ từ gợi ý của bạn, tôi sẽ cố gắng nghĩ và viết cái gì đó về chuyện này sau.
Trân trọng
Phan Minh Ngọc
Gửi TS. Ngọc!
Xin làm rõ thêm một chút về việc phá giá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu như thế nào:
- Với các doanh nghiệp xuất khẩu mà nguyên, nhiên vật liệu đều có nguồn gốc trong nước, thì phá giá VNĐ sẽ có lợi.
- Tuy nhiên, một lực lượng không nhỏ các doanh nghiệp xuất khẩu của VN hiện nay lại đi ngập nguyên vật liệu nước ngoài để sản xuất. Vì vậy khi tỷ giá tăng thì doanh nghiệp có thể giảm giá phần "gia công" trên sản phẩm xuất đi, tuy nhiên lại phải tăng giá phần nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy giá thành tổng cộng chưa chắc đã giảm được.
Với suy nghĩ như trên, nên tôi nghĩ rằng sẽ có việc xáo trộn trong cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu, tìm cách tăng tỷ lệ nội địa hóa hoặc tìm kiếm các nguồn nguyên phụ liệu rẻ hơn. Không loại trừ, trong số đó có nhiều ngành chưa chắc đã tiếp tục cạnh tranh được!
Xin làm rõ thêm một chút về việc phá giá ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu như thế nào:
- Với các doanh nghiệp xuất khẩu mà nguyên, nhiên vật liệu đều có nguồn gốc trong nước, thì phá giá VNĐ sẽ có lợi.
- Tuy nhiên, một lực lượng không nhỏ các doanh nghiệp xuất khẩu của VN hiện nay lại đi ngập nguyên vật liệu nước ngoài để sản xuất. Vì vậy khi tỷ giá tăng thì doanh nghiệp có thể giảm giá phần "gia công" trên sản phẩm xuất đi, tuy nhiên lại phải tăng giá phần nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy giá thành tổng cộng chưa chắc đã giảm được.
Với suy nghĩ như trên, nên tôi nghĩ rằng sẽ có việc xáo trộn trong cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu, tìm cách tăng tỷ lệ nội địa hóa hoặc tìm kiếm các nguồn nguyên phụ liệu rẻ hơn. Không loại trừ, trong số đó có nhiều ngành chưa chắc đã tiếp tục cạnh tranh được!
Phanminhngoc
Gửi bạn Lưu Ngọc Long: Có lẽ không chỉ mình bạn mà rất nhiều người khác cũng suy nghĩ rằng vì xuất khẩu của Việt Nam đa phần là gia công, phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên phá giá VND cũng đồng thời làm tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu và vì thế chẳng có lợi ích gì cho họ, thậm chí là ngược lại.Tuy nhiên, tôi thì nghĩ khác một chút. Giả sử giá xuất khẩu mặt hàng nào đó của Việt Nam là 100 USD/cái. Giả sử nguyên vật liệu nhập về để sản xuất hàng đó là 90 USD/cái. Giả sử tiếp VND bị phá giá từ 20.000 đồng/USD lên thành 21.000 đồng/USD, đồng thời giả sử rằng giá bán của hàng đó và giá nguyên vật liệu sản xuất hàng đó trên thị trường quốc tế (thị trường xuất khẩu) là không đổi, vẫn tương ứng là 100 USD và 90 USD, sau khi phá giá VND. Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu và thu về được 100 x 21.000 = 2,1 triệu VND; tức là 100.000 VND lớn hơn so với trước khi phá giá. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu sau khi phá giá tăng lên 90 x (21.000 – 20.000) = 90.000 VND. So với mức chênh 100.000 VND doanh thu nhờ tăng tỷ giá, mức tăng chi phí nguyên vật liệu này vẫn nhỏ hơn. Suy ra là phá giá thì doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có lợi hơn.Trường hợp bạn nêu ra chỉ xảy ra khi giá cả nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh hơn giá bán hàng hóa làm từ những nguyên liệu đó. Điều này quả thật cũng đôi lúc xảy ra, ví dụ trong ngành thép, khi giá của than cốc và quặng sắt tăng chóng măt trong nửa đầu năm nay vì lũ lụt ở Úc trong khi giá thép quốc tế thì trì trệ bởi cầu yếu. Nhưng những trường hợp này là khác với trường hợp mà chúng ta đang bàn đến.Trân trọng
Phan Minh NgọcGửi bạn Lưu Ngọc Long: Có lẽ không chỉ mình bạn mà rất nhiều người khác cũng suy nghĩ rằng vì xuất khẩu của Việt Nam đa phần là gia công, phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên phá giá VND cũng đồng thời làm tăng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu và vì thế chẳng có lợi ích gì cho họ, thậm chí là ngược lại.Tuy nhiên, tôi thì nghĩ khác một chút. Giả sử giá xuất khẩu mặt hàng nào đó của Việt Nam là 100 USD/cái. Giả sử nguyên vật liệu nhập về để sản xuất hàng đó là 90 USD/cái. Giả sử tiếp VND bị phá giá từ 20.000 đồng/USD lên thành 21.000 đồng/USD, đồng thời giả sử rằng giá bán của hàng đó và giá nguyên vật liệu sản xuất hàng đó trên thị trường quốc tế (thị trường xuất khẩu) là không đổi, vẫn tương ứng là 100 USD và 90 USD, sau khi phá giá VND. Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu và thu về được 100 x 21.000 = 2,1 triệu VND; tức là 100.000 VND lớn hơn so với trước khi phá giá. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu sau khi phá giá tăng lên 90 x (21.000 – 20.000) = 90.000 VND. So với mức chênh 100.000 VND doanh thu nhờ tăng tỷ giá, mức tăng chi phí nguyên vật liệu này vẫn nhỏ hơn. Suy ra là phá giá thì doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có lợi hơn.Trường hợp bạn nêu ra chỉ xảy ra khi giá cả nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh hơn giá bán hàng hóa làm từ những nguyên liệu đó. Điều này quả thật cũng đôi lúc xảy ra, ví dụ trong ngành thép, khi giá của than cốc và quặng sắt tăng chóng măt trong nửa đầu năm nay vì lũ lụt ở Úc trong khi giá thép quốc tế thì trì trệ bởi cầu yếu. Nhưng những trường hợp này là khác với trường hợp mà chúng ta đang bàn đến.Trân trọng