Tuesday 1 October 2013

Tập làm văn (tập 3)


Hắn không vội kể tiếp chuyện về mái tóc vàng, mắt xanh, và cái mũi Đức Mẹ, mặc kệ mọi người sốt ruột. Hắn đang chìm đắm trong hồi ức về những ngày trước đó, cũng góp phần định hình nên con người hắn như ngày nay, mà tóc vàng chỉ là một phần tác nhân, tuy rất quan trọng.

Thực ra hắn là người khá cầu toàn. Vào đại học một cái là hắn lên kế hoạch học một loạt những cái mà hắn cho là cần thiết, tất nhiên không phải chỉ phục vụ cho chuyện chim gái đâu nhé, hắn nghiêm mặt nhắc nhở các đồng chí. Tập này, hắn chỉ kể về chuyện hắn học võ và hành võ.

Thằng bạn của anh hắn là một võ sĩ Karate hình như từng có tên trong đội tuyển thi đấu quốc gia, đá cả tí Vịnh Xuân. Thế là hắn tuần mấy buổi đấm đá, luyện công ở chỗ thằng anh này. Mục đích đương nhiên không phải là cho khỏe khoắn mà là để có thể táng nhau với những thằng khác nếu có phải vậy. Hắn đã suýt nữa thành chiến sĩ an ninh nhân dân (hehe) khi hắn quyết tâm dự thi Đại học An ninh chỉ vì mấy lần ra đường va chạm bị mấy thằng lớn hơn, gấu hơn bắt nạt. Hắn nghĩ rằng thành công an thì chỉ có hắn bắt nạt được người khác chứ không ai bắt nạt được hắn (quá đúng, các đồng chí nhỉ?), và được học võ miễn phí! Nhưng rủi thay (hay may thay?), khi sơ tuyển, hắn bị loại vì… nhẹ cân, mặc dù thừa chiều cao. Và hắn không thể ngờ được sau này chuyện của hắn lại được mang ra làm giáo trình giảng dạy tại trường an ninh, nơi hắn đã từng mong muốn được vào như thế nào (hehe, các đồng chí cứ từ từ, đâu sẽ có đó)!

Học võ được một thời gian, một hôm thằng anh dạy võ quyết định dẫn cả lớp đi thực tập. Lượn lờ trên Hồ Tây suốt một tiếng đồng hồ mà không tìm ra được đối tượng. Chắc tại ngứa chân quá, thằng anh vớ tạm 2 thằng trọi con, chắc dạng lưu manh vặt đang ngồi ở hàng nước, tặng mỗi thằng một cước vào ngực. Tự nhiên hắn thấy thằng anh lưu manh quá. Cũng là vì một tối hôm khác đi thực tập khác ở hồ Ha Le, xui xẻo vớ đúng hôm gặp phải bọn giang hồ thứ thiệt. Hắn chỉ trang bị một cái khóa xích, mấy thằng trong lớp thì có gì dùng nấy. Đối thủ thì rõ ràng chuyên nghiệp hơn, với đồ lề đầy đủ. Tự nhiên hôm đó thằng anh dạy võ lại… hiền đột xuất. Dàn xếp thế nào đó mà 2 bên mới chỉ dàn quân hầm hè nhau, chưa xông vào nhau. Đột nhiên hắn thấy tối tăm mặt mũi, ngã bật ngửa ra đằng sau. Hóa ra, cả một hòn gạch củ đậu bay vèo từ tay một nghệ nhân ném bóng chày vô danh nào đó trong bóng tối lao đúng vào mõm hắn. Chỉ thấy lạo xạo trong miệng và vị máu, máu loang bên trong và máu chảy bên ngoài.

Chưa biết ai là tác giả của cú ném thiện nghệ, hắn điên lên lao vào thằng gần nhất thì nó nhanh chân té mất vào bóng tối. Vừa đau, vừa ngán bóng tối vốn rất thân thiện với những anh hùng núp như thằng tác giả của cú ném nên hắn quay lại tìm đồng bọn vẫn đang lơ ngơ tại chỗ, kể cả thằng anh dạy võ (thế mới khốn!).

Vụ đó hắn phải một thân một mình mò vào Xanh Pôn, nôn tiền ra trước rồi mới được đồng chí y tá tỏ lòng nhân từ khâu cho dăm mũi nơi khóe miệng. Kiểm tra tài sản cá nhân hắn thấy vơi mất nửa chiếc răng nanh. Tự thấy mình còn may vì viên gạch vẫn còn thương hắn mà không bay quá lên dăm phân nữa thì khéo hắn có nick mới là đồng chí X chột, hoặc giang hồ hơn chút là đồng chí X độc nhãn, chứ chẳng chơi.

Lâu sau này, khi mới ra trường được vài tháng, hắn đòi lại được hẳn nguyên một cái răng cửa từ mõm của một thằng quân khu khác nhà gần đường tầu trên đường Điện Biên Phủ. Hôm đó, hắn đang trên đường đến trung tâm ngoại ngữ, nhưng lần này là để dạy chứ không phải học (thay cho một đồng chí thân mến hắn), thì va phải 2 thằng quân khu mặc đồ dõng, đi xe máy. Hắn điếc không sợ súng, hình như còn gây sự trước với 2 thằng này. Thế là 2 thằng quẳng luôn xe máy xáp vô quần hắn. Nhưng chúng là quân khu thôi chứ không biết đấm đá ra hồn, nên hắn chơi cả 2 thằng tay bo một cách dễ dàng với một thằng sau này ở đồn công an khai rằng bị mất một chiếc răng cửa. Điên quá, 2 thằng dở đúng bản chất quân khu, một thằng cầm chai xăng bên đường, đập vỡ rồi lao vào gã, còn thằng kia thì giật lấy chiếc đòn gánh của bà bán rong bên đường. Hắn thấy sượt và nhói một phát bên mạng sườn. Nhắm tình thế tay không không lại được với bọn này, rất tỉnh táo, nhớ ra rằng chỗ này không xa chốt công an giao thông ở ngã năm (sáu?) Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng nên hắn vừa đánh, vừa rút chạy về hướng hắn nghĩ có công an.

Quả đúng như hắn tính, hắn nghe thấy còi huýt và một anh công an giao thông chạy tới. Chắc nhìn cái là biết ngay hắn là nạn nhân (hehe) nên anh công an rất tử tế tóm luôn một trong hai thằng quân khu. Còn mấy anh khác thì ra chỗ đánh nhau ban đầu tạm giữ hiện vật là xe máy và xe cuốc, giải về đồn công an phường, đâu như đầu đường Hai Bà Trưng thì phải.

Kết quả của vụ việc là hắn ăn vạ được một số tiền dư ra sau khi khai mất một số tài sản cá nhân, trong đó có một cái đồng hồ Rado bán ở chợ Đồng Xuân mà khi nghe hắn tả, anh cảnh sát phường nói thật, tao chưa nghe thấy có cái loại đồng hồ nào như thế! Tất nhiên là 2 chàng quân khu cũng phải đền bù tiền thuốc men cho hắn về cái vụ mạng sườn của hắn bị cào rách một miếng (lại may phúc tổ rằng nó không đi chệch hướng, chỉ để lại vết sẹo khâu vá chừng dăm phân, hình như cũng vẫn ở Xanh Pôn,thế mới khốn). Và đương nhiên là cả cái áo rách cũng được tính vào chi phí của hắn.

Nhưng đúng là lỗ hà ra lỗ hổng, mấy anh công an phường tự nhiên tỏ ra rất nhiệt tình trong việc bắt nhà 2 thằng kia bồi thường cho hắn trước khi chuộc được cái xe máy ra, để rồi lúc bọn kia về, mấy anh ngọt nhạt tỏ ý chia lộc (hehe). Thế là hôm lấy được tiền bồi thường, hắn phải cùng mấy anh công an phường ra quán bia gần đó, gọi bia cho mấy anh giải khát (còn hắn uống nước chè, làm mấy anh động lòng hỏi sao mày không uống cái gì đi?), rồi rút tiền trao cho các anh với lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng. Kể cũng chó thật, giá mấy anh này là mấy anh cảnh sát giao thông cứu hắn thì dù có cho cả, hắn cũng không tiếc. Tự nhiên, kể đến đây, hắn bảo muốn đ.m chúng nó quá, mặc dù chuyện đã xảy ra cả 2 chục năm có lẻ. Đ.m, đúng là đời hắn có nhiều duyên nợ với các anh công an các loại thật, mà thư thư hắn sẽ kể hết cho các đồng chí nghe.

(Còn tiếp, các đồng chí đón đọc nhé)

4 comments:

  1. Đợi anh tập làm văn tập 4 nè

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ chờ cho số lượng độc giả tăng lên kha khá rồi mới đi phỏng vấn hắn và viết tiếp cho bõ công. Đồng chí chịu khó chờ cho đến khi đó nhé (mà không may không có thì cũng xí xóa nhé!)

      Delete
  2. tuần nào em cũng thăm anh vài ba lượt, mà đợi tập phỏng vấn thứ 4 của anh lâu quá !!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. À, mấy tập sau này nghe đâu có vẻ khá là sensitive về chính trị và tình cảm , nên hắn đang lần khân không muốn kể tiếp lắm. Đợi tớ đi công tác về rồi dùng tình cảm tỉ tê, nịnh hắn xem sao.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).