Sunday, 29 September 2013

Lời kêu gọi nhân vụ đồng chí Huyền Chíp

Từ entry trước, theo dõi các phản hồi cũng như số lượng pageviews tớ thấy vấn đề liên quan đến đồng chí Huyền Chíp đã nóng quá mức cần thiết và quá mức độ có thể chấp nhận được nên tớ muốn qua đây kêu gọi mọi người hãy tạm quên vụ việc đi để đỡ bức xúc (cả 2 phía), và để mọi thứ quay trở lại bình thường như vốn cần phải thế. Cuộc sống hiện tại có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết và bức xúc hơn. Hãy dành năng lượng cho những vấn đề đó, hơn là tung hô lên mây hoặc đạp xuống bùn đen một cá nhân mà xét ra thì cũng không đáng được/đáng bị phải thế.

Tớ mong các đồng chí hiểu và ủng hộ tớ.
Cám ơn mọi người.
Ngọc

9 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Tại đồng chí viết vấn đề xã hội dể hiểu nên nhiều người ngứa mồm he he.... sau này đồng chí chỉ nên viết những bài kiểu như đưa ra giả thuyết, thiết lập mô hình rồi kiểm định giả thuyết thôi hihi để đở phiền ha ha

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hôm nay tớ vừa bị một đồng chí em khác giật dây không cho viết về đề tài xã hội nữa rồi, thế mới khốn thân tớ. Tớ vốn rất dễ bị giật dây bởi các đồng chí em, nên đôi lúc chẳng biết nên theo bên nào. Các đồng chí có giải pháp gì giúp tớ với!

      Delete
    2. Đồng chí làm tập làm văn tiếp đi..hihi

      Delete
  3. Tớ nghĩ mỗi người có cách nhìn và nhận xét khác nhau về 2 đồng chí HC và Thịnh. Tớ nói thật tớ cũng đếch biết đồng chí Thịnh là ai, có lẽ đồng chí Thịnh chỉ nổi tiếng bên Mỹ ^^. Ở Việt Nam, chắc sau vụ này đồng chí Thinh sẽ càng nổi tiếng hơn nữa, chúc mừng đồng chí Thịnh, HC nên qua xin lỗi đồng chí Thịnh và cam kết không xuất bản sách nữa, đồng thời mở 1 cuộc họp báo công nhận mình đã sai và đồng chí Thịnh đúng. (Thật sự tớ rất sợ những loại hổ báo, hi vọng đồng chí Thịnh giúp nước nhà vạch ra nhiều sự thật nữa mà không ai dám công bố).

    ReplyDelete
  4. Phượt thủ có tiếng viết về vụ Huyền Chip đi 25 nước: Các đồng chí đọc thêm nhé:

    http://hssv.tienphong.vn/made-by-sinh-vien/647013/Phuot-thu-co-tieng-viet-ve-vu-Huyen-Chip-di-25-nuoc-tpol.html

    ReplyDelete
  5. Tớ viết thêm một chút về lý do tại sao tớ lại kêu gọi thế này. Lời kêu gọi này không chỉ là dành cho blog của tớ mà tớ còn muốn mọi người chuyển đến những nơi đang có tranh luận mà theo tớ là không cần thiết.

    1. Như có đồng chí đã nói, và tớ cũng nói, rằng đừng có mong d/c Huyền thừa nhận là đồng chí ấy đã sai, đã lừa dối mọi người, kể cả khi d/c Huyền thực sự có như vậy. Vì thế, nếu các đồng chí mà tranh luận, hay ở mức cao hơn, đấu tranh "vì công lý" để mong được một lời xin lỗi, một lời thừa nhận, một "chiến thắng của công lý" thì sẽ gần như là ảo tưởng. Đôi khi phải bằng lòng với sự im lặng của đối phương, ngầm hiểu đó là sự thua cuộc, thừa nhận thất bại v.v... Tớ tranh luận, cãi nhau, thậm chí cả đánh nhau cũng đã nhiều nên tớ chỉ mong được đến cái giây phút đối thủ thúc thủ, bỏ đi, im lặng v.v... là mừng lắm rồi, chứ không mong đối thủ chạy đến, tự trói tay dâng mạng, hoặc nói lời xin lỗi, tha thứ.

    2. Tớ từng là, vẫn thỉnh thoảng là nạn nhân của sự ức hiếp, bắt nạt, đánh hội đồng v.v... nên tớ cho rằng bất cứ các đồng chí nhân danh cái gì mà tấn công một cá nhân, tấn công một cách không fairplay, đàng hoàng, "có tình có lý", đánh hội đồng, vào hùa với nhau để giết một kẻ khác (không có vũ khí, không tự vệ được...) chỉ vì nhìn mặt thấy ghét, hoặc chỉ vì mình thích anh chàng leader của phe tấn công nên a dua theo ... là điều không thể chấp nhận được. Vì lý do này, tớ mới phải phang đồng chí Thịnh vì cái tội không fairplay, không đàng hoàng.

    3. Có nhiều đồng chí kiểu gì cũng ấm ức, ghét cay ghét đắng d/c Huyền vì can tội lừa đảo, muốn phải làm một cái gì đó ra ngô ra khoai. Trong trường hợp này, tớ không phản đối sự công kích, chỉ trích, kêu gọi tẩy chay v.v... nếu các đồng chí đủ dư thì giờ, công sức, tiền bạc...(tớ chắc rằng làm cái việc này mệt lắm chứ không đùa) thì cứ thực hiện như thế trên các phương tiện có thể. Nhưng tớ chỉ mong các đồng chí đừng kêu gọi lập ra các hội này hội kia để làm cái việc đó cho ép phê hơn, vì lý do như tớ nói trên, là đánh hội đồng, và vì lý do như tớ đã nói trong bài chủ, rằng case này không đáng phải làm thế. Giá các đồng chí làm thế với người như tớ chẳng hạn (hehe) thì tớ còn chấp nhận được, vì tớ xem ra có thiên hướng gây ra và sẵn sàng với các cuộc tấn công hội đồng.

    Tóm lại, xét về mặt hiệu quả và tinh thần quân tử tầu, tớ mong các đồng chí ngừng các phong trào phản đối d/c Huyền đi, và nếu muốn cho bõ tức cá nhân thì cứ duy trì các cuộc tấn công trực diện, 1-1, như tớ với d/c Thịnh.

    Nào, tớ đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công mới rồi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Gửi anh Ngọc,

      Khi anh viết entry về vụ Huyền Chíp, em đã thấy ngờ ngợ vì khó hiểu, không hiểu sao anh lại tham gia đề tài này. Khá sở đoản anh nhỉ.

      Em thật lòng cũng không theo dõi (ngay đến hôm nay vẫn không theo dõi) vụ Huyền Chíp, nên bác Thịnh nói gì em càng không quan tâm. Tuy nhiên, sau vụ tranh cãi này (tranh cãi trên blog này), có lẽ rút ra được một số điều:

      1. Blog của anh có nhiều người theo dõi, nhưng đề tài nhiều người quan tâm và có thể tranh luận rõ ràng không phải thuộc sở trường của anh, kinh tế (hihi).

      2. Em vẫn luôn nghĩ rằng "phải/trái do người nhìn", "văn hay/dở do người bình". Blog là không gian riêng của mỗi người, họ được quyền nói những gì họ muốn, miễn là đừng phạm pháp, đừng xâm phạm lợi ích của người khác. Tuy nhiên, Internet đã biến không gian riêng thành không gian chung và sự cẩn thận của chủ blog là cần thiết.

      3. Tranh luận cần tranh luận thẳng vào vấn đề, còn người tranh luận là ai không quan trọng. Bác Thịnh là fulbrighter hay thằng xe ôm, anh Ngọc là TS cũng không quan trọng, mà chỉ vấn đề tranh luận mới quan trọng. Còn chuyện "nhìn mặt thấy ghét" là chuyện quan điểm của cá nhân và mọi người không cần tranh luận những vấn đề như vậy.

      4. Văn hóa tranh luận ở Việt Nam chưa thể có ngay điều này, ngay cả vụ Alan Phan đòi để BĐS chết cũng đã bị nhiều người "đánh dưới thắt lưng" đấy thôi, ngay cả ở trên mặt báo chứ đừng nói trên blog.

      Kết luận lại, chủ blog cũng vướng vào chỉ trích cá nhân, nhiều ý kiến tranh luận cũng đi vào miệt thị cá nhân. Đó không phải tranh luận, nên dừng là vừa, bởi không bao giờ có câu trả lời cho bất kỳ ai.

      P/S: Về ý kiến cá nhân, với Huyền Chíp, những gì cô bé đã trải qua trong cuộc hành trình ở tuổi 20-21 là đáng khâm phục, đáng ngưỡng mộ. Chỉ có thế. Xin nói lại, đây là ý kiến cá nhân, miễn tranh luận.

      Em, Khánh

      Delete
    2. Tớ rất khâm phục đồng chí Khánh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những lời nhắc nhở của đồng chí.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).