Thursday, 31 October 2013

Áp lực lạm phát – Có hay không và đến từ đâu? (Bài đăng trên TBKTSG, ngày 31/10/2013, bản gốc)

Chính phủ đang phấn đấu kiềm chế lạm phát trong các tháng còn lại của năm để đạt được mục tiêu giữ lạm phát cả năm dưới 7% năm nay, tạo đà để kiềm chế lạm phát trong năm sau xoay quanh mức này. Với lạm phát 10 tháng năm nay so cùng kỳ năm trước “mới” đạt mức 5,92%, nhiều người cho rằng mục tiêu lạm phát 7% năm nay là hoàn toàn khả thi. Mặc khác, cho dù có đạt được thì cũng cần phải thừa nhận rằng mức này vẫn là cao so với khu vực và thế giới.

Tuy vậy, với một số đề xuất và công bố về chính sách vi mô và vĩ mô mới đây, sẽ là không dễ phủ nhận sự gia tăng của áp lực lạm phát cho những tháng còn lại của năm và ít nhất là sang đến năm sau.
Nguồn gia tăng áp lực lạm phát đầu tiên phải kể đến là nguồn cung tiền từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan đến khoản trái phiếu chính phủ 170 nghìn tỷ đồng mà Chính phủ đang đệ trình Quốc hội phê duyệt cho phát hành thêm nhằm bổ sung nguồn vốn cho kế hoạch chi tiêu đề ra từ trước trong bối cảnh hụt thu ngân sách mạnh. Mặc dù một số đại diện của Chính phủ có giải thích rằng đây không phải là khoản tiền in thêm ra nên “người dân có thể yên tâm là sẽ không gây ra lạm phát”, nhưng điều này phải có điều kiện.

Như đã biết, tại mỗi thời điểm với một khối lượng cung tiền không đổi, khi Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động vốn cho đầu tư và chi tiêu,  hành động này sẽ hút bớt một phần vốn lẽ ra dành cho khu vực kinh tế phi nhà nước (tức khu vực kinh tế tư nhân). Lãi suất trái phiếu Chính phủ càng hấp dẫn thì lượng vốn hút vào trái phiếu càng tăng, và tức là lượng vốn còn lại dành cho khu vực tư nhân càng giảm. Cứ vậy, cho đến một lúc nào đó thì lượng vốn hút vào ngân sách sẽ đúng bằng lượng trái phiếu phát hành ra (trong trường hợp này là 170 nghìn tỷ đồng theo đề xuất của Chính phủ), và cũng đúng bằng lượng vốn chảy ra khỏi/lẽ ra dành cho khu vực tư nhân (170 nghìn tỷ đồng).
Như vậy, mục đích dùng để biện minh cho đề xuất phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ là để tăng tổng đầu tư xã hội sẽ không thành hiện thực vì tổng đầu tư xã hội sau khi phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu vẫn không thay đổi so với trước khi phát hành trái phiếu. Để hiện thực hóa mục đích này, cần phải có thêm một nguồn tiền mới hấp thu hết được 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu phát hành thêm, bên cạnh lượng tiền hiện có trong nền kinh tế.

Vậy nguồn tiền mới này có thể từ đâu đến? Nó có thể đến từ NHNN, thông qua việc bơm thêm thanh khoản cho các ngân hàng thương mại để họ mua trái phiếu Chính phủ. (Một phần) nguồn tiền đó cũng có thể đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, mang ngoại tệ vào Việt Nam, đổi ra tiền đồng để mua trái phiếu, thông qua hệ thống ngân hàng trong nước. Một phần lượng trái phiếu trên cũng có thể được phát hành ra quốc tế, bằng ngoại tệ. Dù bằng nguồn nào thì rốt cuộc cung tiền (tiền đồng và ngoại tệ) trong nền kinh tế Việt Nam cũng tăng lên tương ứng, tạo thêm áp lực lạm phát, chứ không đơn giản như giải thích trấn an của Chính phủ.
Nguồn tăng áp lực lạm phát thứ hai đến từ việc chủ động phá giá tiền đồng nhằm hỗ trợ xuất khẩu, do tiền đồng đã lên giá mạnh, như tuyên bố của Thủ tướng. Mặc dù mức độ phá giá có thể là nhỏ (2% đến cuối năm), nhưng việc này cũng tạo ra thêm áp lực lạm phát (nhập khẩu) một thời gian đầu khi mới phá giá, nhất là khi việc phá giá tạo ra cơn sốc tâm lý mà Chính phủ không kiểm soát được, đẩy áp lực lạm phát nhập khẩu lên cao quá mức.

Cần lưu ý rằng hành động phát hành thêm trái phiếu với thanh khoản tăng thêm từ NHNN sẽ tạo điều kiện cho thị trường kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng, từ đó làm tiền đồng càng lên giá thực so với đô la Mỹ, càng tạo bất lợi cho xuất khẩu, và tức là càng tạo thêm áp lực phá giá hơn nữa tiền đồng, có thể quá mức mục tiêu 2% như tuyên bố của Chính phủ. Đến lượt nó, việc phá giá tiền đồng mạnh hơn sẽ càng tăng áp lực lạm phát, theo một vòng xoáy trôn ốc.
Nguồn tăng áp lực lạm phát thứ ba đến từ chính NHNN, trong một nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đạt mức 12% như đã đặt ra ban đầu. Cho đến tháng 10 này, tăng trưởng tín dụng mới đạt trên 6%, thấp xa so với con số mục tiêu trên. Nếu NHNN phải biến mục tiêu này thành hiện thực thì sẽ không khó hiểu khi thấy một lượng thanh khoản lớn sẽ tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng, bên cạnh lượng tài khoản giúp cho các ngân hàng mua 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nói trên. Đương nhiên, lúc đó áp lực lạm phát đến từ gia tăng tổng cầu do tăng cung tiền sẽ phải tăng lên mạnh.

Ngoài ra, một số biện pháp hành chính đang và sẽ được thực thi như không cho một doanh nghiệp/ngành nào đó tăng giá sản phẩm và dịch vụ (điện lực, xăng dầu, giáo dục, y tế...) có thể sẽ có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát trong thời gian cấm tăng giá. Nhưng cũng có thể dễ dàng thấy khi được “buông” thì giá của chúng sẽ được tăng “bù” và thậm chí còn tăng nhiều hơn, như thực tế đã cho thấy.
Với những nguồn trên, và nếu mọi kế hoạch và đề xuất đều được thực hiện ráo riết, có thể nói rằng áp lực gia tăng lạm phát sẽ rất lớn, và, do đó, mục tiêu giữ lạm phát như đã đề ra cho năm nay và cả năm sau sẽ trở nên bất khả thi, chứ không đơn giản như người ta nghĩ.

(Bổ sung: Tớ viết vội quá nên ẩu. Đoạn về phá giá và kỳ vọng lạm phát lẽ ra nên để ở sau yếu tố thứ ba, vì hành động thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng làm tăng kỳ vọng lạm phát và do đó kỳ vọng phá giá hơn nữa do VND tiếp tục lên giá thực mạnh so với USD).

10 comments:

  1. Bác phân tích luẩn quẩn bỏ mẹ, ở đây thì thừa nhận có áp lực lạm phát đến từ phá giá, ở bài khác thì kêu ngộ nhận phá giá dẫn đến tăng lạm phát.

    ReplyDelete
  2. Sodi viet ko dau. Cong nhan la d/c rat tinh/nhanh khi de y den chi tiet nay, la chi tiet ma khi viet, to da pha viet kha can than vi biet the nao cung co nguoi vach ra. Vi the, mong d/c doc ky lai cac bai viet lien quan cua to. Neu van ko ly giai duoc thi bao to, to se giai thich them cho ro.

    ReplyDelete
  3. Hehe, cảm ơn bác quá khen. Những lập luận mang tính lý thuyết trong các bài viết của bác thì ai học graduate về economics đều có thể lý giải được. Vấn đề là áp dụng vào thực tế Việt Nam như thế nào thì cần phải có sự nhìn nhận khách quan, phù hợp thực tế, không nên duy ý chí, cho rằng quan điểm mình là đúng, tất cả những quan điểm khác là sai theo kiểu "chúng nó toàn lũ ngu", thế mới bõ công ăn học ở nước ngoài, bác nhỉ? Đôi lời tâm sự, có gì mạo phạm bác bỏ qua nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí nói như trên chứng tỏ đồng chí không lý giải được những điều tớ viết. Tớ khen đồng chí là khen cái sự tinh/nhanh của đồng chí khi nhặt ra được vấn đề (trong lúc những người khác không để ý đến) thôi nhé, chứ không khen đồng chí đúng, giỏi đâu nhé.

      Đúng là các kiến thức mà tớ viết đều có trong textbook mà thậm chí là bậc undergraduate cũng được học (và tớ cũng không chắc là tớ có đọc/học nhiều hơn đồng chí về những kiến thức này đâu nhé). Nhưng từ được học đến lý giải được, lý giải đúng và vận dung đúng là chuyện hoàn toàn khác nhé. Chứng minh à? Một đống các đồng chí ngay cả là TS mà tớ vẫn thỉnh thoảng lôi ra phang ấy chẳng đã sai từ những thứ rất cơ bản sai đi đấy sao?

      Về chuyện phản biện, tớ sẵn sàng và khuyến khích mọi người phang lại tớ, nhưng tớ không khuyến khích kiểu nói lấy được, đại loại như "sách vở, không phù hợp thực tế" đâu nhé, vì đây chỉ là một excuse cho sự quẫn bí và thái độ tranh luận không nghiêm túc.

      Để chứng minh thêm nhận định của đồng chí rằng tớ chỉ có lý thuyết mà không thực tế, duy ý chí v.v... là sai (mà thực ra tớ có giỏi lý thuyết đâu cơ chứ?), tớ nếu tạm 2 điểm trong lập luận của mình ở các bài trước và bài chủ ở trên.

      Thứ nhất, tớ nói trong quan hệ lạm phát và phá giá thì ở VN lạm phát thường gây ra phá giá chứ không phải ngược lại (theo lý thuyết mà các đồng chí hiểu thì phá giá gây ra lạm phát có phải không?). Nói thế đã đủ để đồng chí thấy rằng tớ đâu có lý thuyết chưa?

      Thứ hai, phá giá không nhất thiết gây ra lạm phát nếu đi kèm đó là chính sách tiền tệ thắt chặt. Liên hệ với bài trên, đồng chí còn thấy mâu thuẫn nữa không?

      Nói dài dòng một tí thế đã, để nói rằng đồng chí đang mắc phải cái lỗi "mạo phạm" rồi đấy, mặc dù tớ không phật lòng lắm, chỉ thấy tức vì bị "oan", nên phải giải thích thêm cho đồng chí.

      Delete
    2. Thêm. Nhận xét của đồng chí rằng tớ viết theo cái kiểu "chúng nó toàn là lũ ngu" tất nhiên là sự suy diễn của đồng chí, nhưng nói thẳng ra là cũng không oan lắm. Nếu không phang lại được tớ thì đừng có tự ái, đừng có nổi đóa lên mà hãy biết chấp nhận thực tế không mấy hay ho đó và chịu khó học hỏi lại đi.

      Tớ cũng vậy, sẽ câm miệng và lên tiếng xin lỗi người bị tớ phang nếu tớ thấy sai/bị chỉ ra cái sai, hoặc sẽ không/ít dám phang ai nữa.

      Delete
  4. Em thấy bác Bê Ruồi có vấn đề, nếu bác là người tham gia diễn đàn để trao đổi với mục đích cầu thị thì hãy tôn trọng mọi người. Chứ bác tham gia với mục đích phá đám thì em không ổn, mọi người sẽ cười cho cái sự rảnh hơi của bác.

    Em nghĩ bác Ngọc post các bài lên đây để mọi người ở các cấp độ hiểu biết khác nhau đều có thể lắng nghe, trao đổi, thảo luận trên tinh thân tích cực chứ không phải kiểm như bác B.Ruồi. Mọi lập luận đều dựa trên cơ sở logic, có lý thuyết lẫn thực tiễn. Nếu ai không đồng ý điều gì thì cứ nêu lên, chứ đừng trả lời như kiểu bác B.Ruồi trên, mọi người sẽ không thích đâu.

    ReplyDelete
  5. Hehe, bác phản ứng đúng như dự đoán (thực ra người tự ái ở đây là bác). Tôi không có ý định phang ai cả, chỉ muốn vạch ra sự mâu thuẫn trong các lập luận của bác, để người đọc có cái nhìn đa chiều hơn, cụ thể:
    - Lạm phát và tỷ giá có mối quan hệ qua lại, nhưng trong mỗi bài thì bác chỉ phân tích về một nửa mối quan hệ này. Khi bác nói về phá giá thì bác bảo là ngộ nhận phá giá dẫn đến lạm phát, khi bác nói về lạm phát thì lại thừa nhận áp lực lạm phát có đến từ phá giá. Đấy có phải là mâu thuẫn không?
    - Khi bị phát hiện ra mâu thuẫn, bác vội vàng lấp liếm, nói là phá giá không nhất thiết gây ra lạm phát nếu đi kèm đó là chính sách tiền tệ thắt chặt. Thực ra bài viết này của bác sẽ có giá trị hơn nếu kèm theo những đề xuất cụ thể về chính sách, thay vì đơn thuần phân tích các yếu tố có khả năng gây áp lực lạm phát.
    Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, đề xuất chính sách là rất đáng quý, nhưng cũng nên phân tích cho thấu đáo về lợi ích và chi phí, không nên lập luận theo kiểu một chiều, duy ý chí, lại càng không nên đả phá, công kích. Bác học cao, hiểu rộng thì cũng nên đề xuất gì có chút value added cho các nhà làm chính sách, thay vì kêu gào chửi bới trên mạng.
    Chúc bác luôn vui khỏe!
    Thân

    ReplyDelete
    Replies
    1. To hoi that vong vi d/c danh gia to thap qua day. D/c nghi to de so ho de d/c co the phang duoc va to de tu ai voi nhung comment nhu cua d/c the sao? To da bao la d/c chua ly giai dung duoc cac lap luan cua to ma lai, mac du to da giai thich them roi. D/c xem lai ky cang truoc da nhe. To ko muon noi them nua.

      Delete
    2. Bác Ngọc vui lòng gõ chữ có dấu, em đọc mỏi mắt quá! hi hi!

      Delete
    3. Tớ phải ra quán ngồi gõ bằng tiếng Việt trả lời đồng chí đây. Sodi các đồng chí là tớ phải viết tiếng Việt không dấu vì tớ chỉ có cái máy tablet do đồng chí Tập Cận Bình sản xuất nên chất lượng rất Tập Cận Bình, vừa gõ vừa dò (theo kiểu độc chỉ), mà lại không thể hiểu cái phần mềm gõ tiếng Việt chui vào chỗ nào nữa. Mà máy cơ quan thì trong giờ làm việc không được phép cập nhật blog bleo gì hết. Thông cảm nhé, hoàn cảnh tớ cũng éo le lắm.
      Ngọc

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).