Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 39 Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có hiệu lực thi hành từ 15/3/2017. Thông tư 39 có một số điều khoản bất hợp lý như dưới đây mà NHNN có thể cần thiết phải xem xét, sửa đổi cho phù hợp trước ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 6, về sử dụng ngôn ngữ, Thông tư 39 quy định thỏa thuận cho vay được lập bằng tiếng Việt hoặc đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, điều khoản này là bất hợp lý nếu cả khách hàng và ngân hàng cho vay đều là nước ngoài. Trong trường hợp này, quy định thỏa thuận cho vay phải bằng tiếng Việt không những là thừa mà còn là một trở ngại không đáng có cho việc vay vốn tương ứng.
Điều 7 quy định khách hàng phải có phương án sử dụng vốn
khả thi. Quy định này có thể là hợp lý nếu khách hàng là, ví dụ, doanh nghiệp
vay vốn để sản xuất kinh doanh. Nhưng sẽ là bất hợp lý, hoặc trở nên thừa, nếu
khoản vay chỉ là để cho những mục đích như tiêu dùng, là cái mà không thể
nói/yêu cầu phải có phương án sử dụng vốn “khả thi”.
Điều 8 quy định về những nhu cầu vốn không được cho vay,
trong đó có nhu cầu để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho
vay. Có một nghiệp vụ cho vay thông dụng trên thực tế là vay để đảo nợ. Chẳng
hạn, khi khách hàng mở một tài khoản thẻ tín dụng với ngân hàng và được ngân
hàng cấp cho một hạn mức tín dụng cụ thể nào đó. Khách hàng có thể vay nhiều
lần trong hạn mức này dưới một số hình thức, ví dụ như chuyển số dư (balance
transfer), trong thời hạn 6 tháng. Giả sử hạn mức này là 100 triệu đồng, khách
hàng trong lần vay thứ nhất chỉ vay 50 triệu đồng trong 6 tháng, thì người này
vẫn có thể được ngân hàng cho vay thêm 50 triệu đồng trong lần vay thứ hai (với
mục đích tùy ý, mà có thể là để trả nợ lần vay đầu tiên). Nay, nếu Thông tư 39
quy định không được cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng
cho vay thì điều khoản này hoặc là thừa hoặc là không thực tế. Dù có hay không
điều 9 này thì cả ngân hàng và khách hàng đều không thể hiện trên giấy tờ mục
đích của lần vay thứ hai là đảo nợ, dù thực tế là vậy, và việc cho vay kiểu này
không thể bị “xử lý” bằng pháp luật được, trừ khi cấm mọi hình thức cho vay
nhiều lần cho cùng một khách hàng.
Cũng
tại điều 8, nhu cầu vay để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả
nợ khoản vay nước ngoài cũng bị cấm. Điều này cũng là bất hợp lý với những
khoản vay để, ví dụ, tất toán một hợp đồng vay vốn mua bất động sản với một
ngân hàng bằng khoản vay mới cho cùng mục đích tại một ngân hàng khác, khi
người vay thấy ngân hàng khác cho vay với các điều khoản và điều kiện dễ chịu
hơn. Đây là một giao dịch vay vốn rất phổ thông ở nước ngoài nên nếu bị cấm thì
có nghĩa là cả người vay và ngân hàng đã bị tước đi những lợi ích tiềm năng,
trong khi sự cạnh tranh trên thị trường lại bị hạn chế. Trên hết, dù có bị cấm
thì mục đích cho vay này vẫn có thể thực hiện được mà không thể bị phát hiện
hay “xử lý” được khi mà việc vay vốn trên giấy tờ là để cho mục đích tiêu dùng,
trong khi mục đích thực tế là để trả khoản vay tại một ngân hàng khác.
Khoản
2, điều 13 quy định về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam không vượt
quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết
định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông
thôn; sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa; công nghiệp hỗ trợ; và kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Điều
khoản trên liệu có là cần thiết khi chỉ quy định khống chế mức trần lãi suất
ngắn hạn cho những khoản cho vay mà thường là trung và dài hạn như trên? Quan
trọng hơn, điều khoản trên (và những điều khoản khác trong Thông tư 39) không
đề cập thêm về quyền lợi của tổ chức tín dụng sẽ được hưởng khi phải cho vay
trong giới hạn trần lãi suất thường là thấp hơn thị trường, gây thiệt hại cho
tổ chức tín dụng. Nếu không cho tổ chức tín dụng được hưởng những quyền lợi nào
đó, ví dụ, được vay NHNN với lãi suất ưu đãi, thì hoặc là điều khoản này là duy
ý chí, đi ngược nguyên tắc thị trường (và vì thế không thể có hiệu lực được),
hoặc là các tổ chức tín dụng sẽ chủ động giảm thiểu cho vay trong những lĩnh
vực này (vì không có lợi bằng cho vay trong những lĩnh vực khác), tức là cũng
đi ngược với chủ trương và mong muốn của NHNN.
Khoản
4, điều 13 quy định trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy
định thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách
hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả. Thực
tế với nhiều khoản vay thì lãi chậm trả không vượt quá 10%/năm tính trên số dư
lãi chậm trả là quá thấp, thấp hơn cả lãi suất cho vay thông thường trong một
số khoản vay, và điều này sẽ khuyến khích người vay trì hoãn trả nợ và lãi đúng
hạn. Bởi vậy, điều khoản này cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp hơn.
Cũng
khoản 4, điều 13 quy định, trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn,
thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian
chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại
thời điểm chuyển nợ quá hạn. Có thể nó luôn rằng mức lãi suất phạt bằng 150%
lãi suất cho vay trong hạn này là quá “mềm” so với lãi suất áp dụng cho các
khoản vay chi tiêu qua thẻ tín dụng lên đến trên 20%/năm, gây thiệt hại một
cách bất công cho các tổ chức tín dụng, khi lãi suất vay trong hạn chỉ là, ví
dụ, 10%/năm.
Điều
14 quy định về các loại phí liên quan đến các hoạt động cho vay, nhưng không
thấy đề cập đến những loại phí khác, ví dụ phí thay cho lãi suất. Chẳng hạn, có
một số khoản vay ngắn hạn, thay vì đưa ra một lãi suất nào đó, ngân hàng lại
chào một khoản phí một lần, gọi là phí xử lý khoản vay, theo một tỷ lệ nào đó
tính trên số dư cho vay. Không rõ những loại phí tương tự kiểu này có được đề
cập ở một văn bản quy phạm pháp luật liên quan nào đó như nêu trong điều 14 này
hay không.
Điều
16 về cung cấp thông tin, có quy định khách vay phải báo cáo việc sử dụng vốn
vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích ghi trong thỏa thuận cho
vay. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết hoặc quá trói buộc với những khoản
vay, ví dụ, tiêu dùng.
Điều
23 quy định thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản. Quy định này là lỗi
thời và/hoặc quá trói buộc với một số loại hình cho vay mà hoàn toàn có thể
thực hiện thông qua điện thoại có ghi âm sau khi ngân hàng đã tiến hành các
bước cần thiết để xác định/nhận danh tính người vay, và giải thích đầy đủ cho
người vay các điều kiện và điều khoản cho vay, cũng trên điện thoại, có xác
nhận (là đã hiểu) bằng lời của người vay. Ở nước ngoài, những khoản vay cá nhân
lên tới hàng trăm nghìn đô la vẫn được thực hiện qua hình thức gọi điện này mà
không cần phải có bất cứ một văn bản nào. Nói cách khác, quy định này cần phải
để mở hơn.
Điều
24 quy định khách hàng phải báo cáo và cung cấp tài liệu chứng minh việc sử
dụng vốn vay theo yêu cầu của tổ chức tín dụng. Điều này không phải là luôn cần
thiết với những khoản vay tiêu dùng như đã lấy ví dụ ở trên. Với những khoản
vay này nếu bắt buộc ngân hàng phải yêu cầu và khách hàng phải chứng minh việc
sử dụng vốn thì đây là một điều trói buộc không cần thiết.
No comments:
Post a Comment