Thursday, 25 June 2020

Quy định kinh doanh đặt cược, cần tính đến nhiều hệ lụy (Bài đăng trên TBKTSG, 26/6/2020)

https://www.thesaigontimes.vn/305112/quy-dinh-kinh-doanh-dat-cuoc-can-tinh-den-nhieu-he-luy.html

Ngày 24/1/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 06/2017 về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Vì một số vướng mắc pháp lý nên Nghị định này chưa  được triển khai trên thực tế khi chưa có một doanh nghiệp nào được cấp phép cho loại hình kinh doanh này. Mới đây, Bộ Tài chính tiến hành lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định sửa Nghị định 06/2017 (“nghị định sửa đổi”).

Sự thiếu vắng quan trọng

Cả Nghị định 06/2017 và nghị định sửa đổi đều thiếu một quy định quan trọng, đó là sự bảo vệ công dân Việt Nam khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của các trò cá cược nói riêng và đánh bạc hợp pháp nói chung. Cần khẳng định ngay và lại rằng cá cược là một trò cờ bạc, dù có được cấp phép nên trở thành hợp pháp. Đã là cờ bạc thì tất sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho người chơi và gia đình họ, cũng như cho xã hội. Nên cần phải có sự hạn chế, cấm đoán, không khuyến khích người dân tham gia hình thức cờ bạc này hay các hình thức cờ bạc khác nói chung và các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả để lại từ chơi (nghiện) cờ bạc.

Tham khảo kinh nghiệm các nước đã kết hợp hài hòa giữa nhu cầu kinh doanh cờ bạc để phát triển kinh tế với nhu cầu bảo vệ người dân của mình, họ thường có có các chế tài và tổ chức chuyên ngành để xử lý các vấn đề về cờ bạc nói chung và cá cược nói riêng. Cụ thể, ở Singapore, trong số các cơ quan chức năng có nhiệm vụ giám sát ngành kinh doanh cờ bạc nói chung có cả các cơ quan như Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội và và Ủy ban Quốc gia về Vấn nạn cờ bạc.

Đối chiếu với Việt Nam, trong các quy định pháp luật hiện hành về cờ bạc, ví dụ như Nghị định 03/2017 về kinh doanh casino, Nghị định 06/2017 và nghị định sửa đổi, có thể thấy chúng hoàn toàn vắng bóng điều khoản quy định về sự tham gia giám sát kinh doanh cờ bạc của các cơ quan chức năng tương tự. Điều này cho thấy tâm lý làm luật của các cơ quan chức năng là chỉ tập trung vào khía cạnh kinh doanh sao cho thông suốt, mang lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho nhà nước mà xem nhẹ những hậu quả xã hội để lại từ sự hợp pháp hóa ngành cờ bạc.

Thiên lệch

Có ba lĩnh vực đặt cược trong Nghị định 06/2017, gồm đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Đáng chú ý là trong khi đặt cược bóng đá quốc tế được phép thì đặt cược bóng đá trong nước lại không được phép. Ngược lại, đặt cược đua ngựa, đua chó trong nước thì được phép còn đặt cược đua ngựa, đua chó ở nước ngoài thì không.

Nếu trong lĩnh vực bóng đá, vì e ngại bóng đá trong nước có nhiều tiêu cực như bán độ nên cần phải cấm đặt cược, trong khi bóng đá quốc tế (ở những giải có uy tín) thì không/ít tiêu cực nên được phép thì nhà làm luật giải thích tại sao chỉ có đặt cược đua ngựa, đua chó trong nước là được phép mà không phải là đua ngựa, đua chó ở nước ngoài?

Tương tự, nghị định và các văn bản liên quan cũng không giải thích lý do tại sao Việt Nam chỉ cho phép đặt cược đua ngựa, chó, và bóng đá quốc tế mà không có những trò cá cược rất phổ biến ở các nước khác như đua xe (trong và ngoài nước). Không lẽ sau này, (với việc khánh thành trường đua Công thức 1 ở Việt Nam), Việt Nam lại phải ban hành thêm một/các nghị định riêng biệt về các lĩnh vực cá cược mới gồm đua xe?

Nhất quán với các quy định pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng khác

So sánh với Nghị định 03/2017 về kinh doanh casino, Nghị định 06/2017 và nghị định sửa đổi có một số khác biệt về, ví dụ, hình thức và mức xử phạt cho cùng những vi phạm mà lý ra phải đồng nhất. Cụ thể, Nghị định 03/2017 có điều khoản về xử phạt hành vi vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino, nhưng Nghị định 06/2017 và nghị định sửa đổi lại không có điều khoản này.

Ngay trong điều khoản về xử phạt cùng một hành vi vi phạm cũng có sự khác biệt về mức xử phạt. Chẳng hạn, vi phạm tự ý sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino thì bị xử phạt từ 40 đến 60 triệu đồng theo Nghị định 03/207, trong khi điều khoản tương ứng ở Nghị định 06/2017 lại quy định mức xử phạt 90 đến 100 triệu. Lưu ý là nhiều mức xử phạt khác là tương đồng ở trong cả hai nghị định, 03 và 06/2017. Không lẽ Bộ Tài chính cho rằng vi phạm này trong lĩnh vực đặt cược là nghiêm trọng hơn so với trong lĩnh vực casino nên cần phải xử phạt nặng hơn? Do vậy, Bộ Tài chính cần rà soát lại toàn bộ các quy định ở các lĩnh vực tương ứng để đảm bảo sự nhất quán, nghiêm minh của luật pháp.

Xây dựng và công khai chế độ và biểu thuế chuyên biệt

Vì cá cược dù là hợp pháp vẫn là cờ bạc nên theo lẽ thông thường cần được áp dụng chế độ và mức  thuế phí riêng biệt, nhiều loại và ở mức cao hơn so với các ngành nghề kinh doanh thông thường khác (ít nhất là để không khuyến khích toàn dân lao vào cờ bạc). Điều này được thể hiện rõ qua chế độ và biểu thuế, phí nhiều loại với mức khá cao ở những nước như Singapore, nơi mà thông thường thì chế độ và biểu thuế đơn giản và tương đối thấp được áp dụng chung cho các doanh nghiệp (1).

Ở Việt Nam, thuế, phí áp dụng cho kinh doanh đặt cược chỉ được tóm gọn trong mấy chữ “theo đúng quy định của pháp luật (và hướng dẫn của Bộ Tài chính)”, như được quy định trong Nghị định 06/2017 và nghị định sửa đổi. Ở đây có hai khả năng xảy ra. Nếu quy định của pháp luật hiện hành về thuế, phí áp dụng với lĩnh vực cá cược là đồng nhất với các lĩnh vực kinh doanh khác thì đây là một điểm bất hợp lý, và Bộ Tài chính cần xem xét xây dựng và trình phê chuẩn một biểu thuế, phí cao hơn mức thông thường vì lý do nêu ở đoạn trên.

Trường hợp Bộ Tài chính (có kế hoạch, đã/sắp triển khai) chế độ và biểu thuế, phí riêng biệt thì họ cần phải công khai trong các nghị định liên quan. Điều này là quan trọng, không chỉ vì tính minh bạch, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham dự đấu thầu để được lựa chọn làm doanh nghiệp thí điểm kinh doanh đặt cược tại Việt Nam

Như được nêu trong báo cáo của Bộ Tài chính, hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ thông tin rõ ràng, minh bạch các yêu cầu của dự án để làm căn cứ cho nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu (và doanh nghiệp phải xây dựng phương án đầu tư, phương án kinh doanh tại hồ sơ dự thầu). Đồng thời, nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp thắng thầu còn dựa trên chỉ tiêu “đóng góp cho ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế, để thực hiện các chương trình an sinh xã hội”. Do vậy, việc công khai chế độ và biểu thuế, phí sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được đầy đủ các chi phí và doanh thu, lợi nhuận, các loại nghĩa vụ tài chính với nhà nước nhằm đưa ra được giá thầu cạnh tranh hợp lý để Bộ Tài chính lựa chọn.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).