https://www.thesaigontimes.vn/309966/mot-mui-ten-khong-the-ban-hai-con-chim.html
Mới đây, Tổng
công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã cho biết về kế hoạch chuyển
đổi mô hình hoạt động từ Tổng công ty sang Quỹ đầu tư Chính phủ. Theo đó, trong
dự thảo Chiến lược phát triển SCCI giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến 2035,
trong giai đoạn 2020-2025, SCCI sẽ dần chuyển hướng từ hoạt động tiếp nhận, quản
trị doanh nghiệp và bán vốn sang tập trung đầu tư vào ngành, lĩnh vực mang lại
hiệu quả và ngành, lĩnh vực Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ chi phối để thực hiện
vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Từ sau 2025, SCCI
sẽ chuyển trọng tâm từ quản trị doanh nghiệp sang đầu tư, kinh doanh vốn một
cách tích cực và chủ động, thực hiện đầy đủ và rõ nét hơn vai trò là nhà đầu tư
của Chính phủ. Mục tiêu là tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mang
lại hiệu quả kinh tế hoặc Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại doanh nghiệp (1).
Về mô hình hoạt động,
SCCI cho rằng hình thức công ty đầu tư (giống Temasek của Singapore) là phù hợp
hơn (với SCCI), so với mô hình công ty quản lý quỹ.
Vẫn lấn cấn về
sứ mệnh, nhiệm vụ
Theo nội dung nêu
trên, trong cả hai giai đoạn, 2020-2025 và sau 2025, SCCI vẫn được/bị ôm nhiệm
vụ đầu tư vào ngành, lĩnh vực mà “Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ” (để “thực hiện
vai trò then chốt của DNNN” như trong giai đoạn 2020-2025, hoặc để “nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp” như trong giai đoạn từ sau 2025).
Như đã được chỉ
ra nhiều lần, hầu như bất cứ DNNN nào nếu cứ phải thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ là kính doanh theo đuổi lợi nhuận thương mại và nhiệm vụ chính trị của nhà
nước, do nhà nước giao thì không thể nào có kết quả tốt cho cả hai nhiệm vụ
này. Nếu vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì DNNN sẽ phải xem nhẹ nhiệm vụ
chính trị như đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư nhân khác
không muốn làm (vì không có lợi nhuận), và ngược lại.
Kể cả đầu tư vào
trong những lĩnh vực mà nhà nước cho rằng doanh nghiệp tư nhân không thể làm được
(vì khó) thì mục tiêu lợi nhuận cũng sẽ phải xếp lại sau, bởi không có những sản
phẩm và dịch vụ tương tự do doanh nghiệp tư nhân tạo ra để so sánh. Tiện đây
xin nói thêm, bản thân cái suy nghĩ rằng doanh nghiệp tư nhân không thể làm được,
mà chỉ có DNNN mới có thể làm, cũng chỉ là một sự quy chụp dễ dãi, bởi ngay ở
Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã cung cấp được nhiều sản phẩm và dịch
vụ mà đối với DNNN thì... vẫn mãi là thách thức! Trên thế giới, ngay cả những
lĩnh vực khó như công nghiệp vũ trụ, đôi khi các Chính phủ phương Tây vẫn cứ phải
dựa vào doanh nghiệp tư nhân.
Nói như vậy để thấy
rằng nếu SCCI tiếp tục theo đuổi con đường vừa đầu tư (để tối đa hóa lợi nhuận),
vừa giúp củng cố, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại DNNN thì kết cục nhìn thấy
trước là không khả quan/khả thi.
Nếu lập luận rằng
SCCI đầu tư vào DNNN nhưng đồng thời SCCI sẽ giúp DNNN nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn thì sẽ đạt được cả hai mục đích là lợi nhuận và chính trị thì vẫn là bao biện.
Trước hết, do DNNN, như đã nói, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ xung đột về lợi
ích với nhau nên DNNN nhìn chung là nơi đầu tư không mang lại hiệu quả (lợi nhuận)
cao so với đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân khác, trừ khi DNNN đó được độc
quyền – là thứ mà càng ngày càng khó tồn tại, hoặc DNNN đó đã không làm tốt
“nhiệm vụ chính trị”. Nên SCCI đầu tư vào dù là DNNN “tốt” chăng nữa cũng sẽ
khó có thể tối đa hóa lợi nhuận từ đồng vốn nhà nước mà nó quản lý.
Quan trọng không
kém, SCCI không thể, không bao giờ là nhà quản trị chuyên nghiệp, có đủ điều kiện
để xoay chuyển tình hình tại từng và tất cả DNNN ở nhiều ngành/lĩnh vực mà nó
đang và sẽ đầu tư vào. Những gì mà SCCI đã làm được trên phương diện này trong
thực tế là minh chứng rõ nét nhất.
Ngay đến “công ty
mẹ” của SCCI là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (Ủy ban) với đầy quyền năng mà cũng
đã và đang bế tắc ở, trong việc vực dậy nhiều DNNN. Và cũng cần nói thêm là Ủy
ban cũng có chức năng, nhiệm vụ “hao hao” SCCI trước và sau chuyển đổi (lưu ý
là cả Ủy ban lẫn SCCI đều được đề xuất xây dựng/thực hiện dựa trên mô hình
Temasek), nên có lẽ Ủy ban mới là tổ chức cần (và đủ tầm để) chuyển đổi mô hình
hoạt động. Do vậy, việc chuyển đổi mô hình hoạt động của SCCI chỉ làm rối thêm
tình hình, mà trước mắt là sẽ phải sửa đổi mô hình hoạt động của Ủy ban – vốn
đã rất rắc rối và nhiều tồn tại, chỉ để cho phù hợp với mô hình mới của công ty
con SCCI.
Vẫn hiểu sai về
mô hình Temasek
Có một điều lạ là
rất nhiều chuyên gia, học giả và quan chức hay trích dẫn mô hình Temasek để làm
cơ sở đề xuất hay biện minh cho SCCI, và cao hơn là Ủy ban nhưng bản chất của
Temasek là gì thì xem ra lại không rõ hoặc hiểu không đúng.
Temasek Holdings
là cỗ máy đầu tư cho Chính phủ Singapore, với Chính phủ là cổ đông chi phối (nhưng
không phải là cổ đông duy nhất như với SCCI hiện tại và sau này). Nó còn có chức
năng như một công ty mẹ của nhiều công ty có ít nhất 20% cổ phần nắm giữ bởi
Chính phủ.
Thuộc tính sở hữu
nhà nước của Temasek được thể hiện dưới ba khía cạnh: (1) Tổng thống phê chuẩn
bổ nhiệm các vị trí chủ chốt như thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc;
(2) ngân quỹ cho hoạt động và các giao dịch không được lấy từ nguồn dự trữ có từ
trước khi thành lập Chính phủ nhiệm kỳ hiện tại, trừ trường hợp được Tổng thống
phê duyệt; và (3) các công ty và tổ chức Chính phủ phải thực thi các chuẩn mực
quản trị tài chính để bảo đảm sự quản trị đúng đắn và quản lý hữu hiệu danh mục
tài sản.
Tuy nhiên, Temasek
về bản chất vẫn là một công ty đầu tư tư nhân trách nhiệm hữu hạn, xét về cơ cấu
chủ sở hữu và mục đích kinh tế kể từ khi thành lập vào năm 1974. Hội đồng quản
trị và Ban giám đốc Temasek gồm nhiều thành viên độc lập, không mang quốc tịch
Singapore, nhiều người trong số đó vốn là những nhà quản lý cấp cao của nhiều
công ty lớn. Họ có toàn quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quyết định đầu
tư và kinh doanh để đảm bảo việc quản lý vốn nhà nước tại các công ty thuần túy
dựa trên góc độ thương mại, chỉ theo đuổi lợi nhuận và tạo giá trị gia tăng tối
đa cho các cổ đông, trong đó có Chính phủ, mà không kiêm nhiệm các “nhiệm vụ
chính trị” nào khác như kiểu của SCCI hay Ủy ban hiện tại và trong tương lai.
Yêu cầu Temasek
phải thực thi các chuẩn mực quản trị tài chính để bảo đảm sự quản trị đúng đắn
và quản lý hữu hiệu danh mục tài sản cũng có nghĩa là sẽ không có chỗ cho các
hoạt động “nhập nhèm” giữa theo đuổi lợi nhuận và mục tiêu chính trị.
No comments:
Post a Comment