https://cafef.vn/y-tuong-thanh-lap-to-hop-tin-dung-khong-kha-thi-20201102143115084.chn
Mới đây có đề xuất
thành lập tổ hợp tín dụng với quy mô 3-3,5% tổng dư nợ cho vay hiện nay, tức
khoảng 300.000 tỉ đồng, để cho các danh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có cơ hội tiếp
cận tín dụng. Theo đó, tổ hợp cung cấp các khoản vay tín chấp (không cần tài sản
đảm bảo) với lãi suất 3-5%/năm, năm đầu ân hạn nợ gốc và chỉ trả lãi. Khoản vay
có kỳ hạn khoảng năm năm.
Để được vay vốn
thì vốn chủ sở hữu doanh nghiệp phải còn thực dương. Doanh nghiệp SME có thể
vay tối đa số tiền không vượt quá ba lần giá trị thực dương của vốn điều lệ,
hay vốn chủ sở hữu hoặc tùy điều kiện khác do “tổ hợp tín dụng” quy định. Tuy
nhiên, để tổ hợp này hoạt động được thì Chính phủ cần phải lập quỹ bảo lãnh tín
dụng quốc gia với quy mô khoảng 30.000 tỉ đồng, để bảo lãnh cho tổ hợp tín dụng
quy mô 300.000 tỉ đồng.
Điểm thuận lợi của
hình thức như đề xuất là Chính phủ không phải bỏ tiền ra trực tiếp hỗ trợ doanh
nghiệp, mà là tiền của các ngân hàng cho vay. Trong khi đó, thanh khoản hệ thống
hiện nay đang rất tốt, đặc biệt là nguồn tiền gửi và tiết kiệm không kỳ hạn đang
chiếm khoảng 20% trên tổng vốn huy động. Các ngân hàng thương mại có thể lấy
nguồn đó tham gia vào tổ hợp tín dụng, từ đó có cho thể cho vay với lãi suất thấp
từ 3-5%/năm.
Đề xuất trên
không khả thi vì những lý do như nêu dưới đây.
Thứ nhất, có một
số điều kiện làm cho NHTM (tích cực) cho vay SME với lãi suất thấp và, quan trọng
hơn, không có tài sản bảo đảm. Đó là: (i) NHTM bị bắt buộc phải cho vay SME;
(ii) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và/hoặc Chính phủ (và các tổ chức được ủy quyền)
cấp vốn/cho vay ưu đãi/bù lãi suất cho NHTM với lãi suất thấp để đảm bảo NHTM
cho vay lại SME với lãi suất nào cũng vẫn có lãi; (iii) đồng thời NHNN/Chính phủ
vẫn phải bảo lãnh toàn bộ các khoản cho vay SME. Nếu không có bảo lãnh thì dù
cho vay SME có lãi đến mấy nhưng khả năng không thu hồi được nợ là cao nên cũng
không mấy NHTM dám cho SME vay.
So sánh với cơ chế
hoạt động theo đề xuất của tổ hợp tín dụng nói trên thì trước tiên có thể thấy
điều kiện (i) nêu ở đoạn trên đã bị vi phạm. Thậm chí ngược lại, NHNN luôn khẳng
định không hạ tiêu chuẩn và điều kiện cho vay để tránh nợ xấu.
Điều kiện thứ hai
– cấp vốn giá rẻ cho NHTM để cho vay lại SME – cũng bị vi phạm bởi theo cơ chế
đề xuất của tổ hợp tín dụng thì Chính phủ chỉ bảo lãnh chứ không cấp vốn giá rẻ
cho NHTM để cho vay lại SME.
Sẽ có người lập
luận rằng, theo diễn giải trong đề xuất trên thì NHTM đang có nguồn vốn “giá rẻ”
ở ngân hàng (tiền gửi/tiền tiết kiệm không kỳ hạn) chiếm đến 20% trong tổng vốn
huy động của NHTM nên đây chính là nguồn vốn để NHTM dùng để cho vay SME với
lãi suất thấp.
Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng đây là nguồn vốn riêng, và là lợi thế của từng NHTM, có được là nhờ
nỗ lực của từng ngân hàng chứ không phải tự nhiên trên trời rơi xuống (hoặc của
Chính phủ/NHNN cấp phát). Nếu NHTM vẫn có khách hàng vay vốn với các điều kiện
thương mại bình thường, có tài sản thế chấp, và lãi suất cao hơn cho vay SME
thì NHTM, về nguyên tắc, sẽ không cho vay SME cho đến khi nào không còn khách
hàng vay thương mại nào khác “tốt” (có chất lượng) hơn SME (thể hiện ở lãi suất
cho vay, tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ v.v...). Nói cách khác, nguồn vốn
rẻ có được từ nguồn tiền gửi/tiết kiệm không kỳ hạn hoàn toàn không đảm bảo được
rằng NHTM sẽ tích cực cho SME vay.
Với điều kiện thứ
ba – có bảo lãnh của Chính phủ – đây là điều kiện duy nhất mà cơ chế của tổ hợp
tín dụng theo đề xuất có thể thỏa mãn nhưng...
Thứ hai, vì cho
vay SME không có tài sản đảm bảo nên có nhiều khoản vay dễ dàng biến thành nợ xấu
không thể thu hồi. Tuy theo đề xuất thì Chính phủ chỉ bảo lãnh chứ không đứng
ra cho vay, và nguồn tiền cho vay là của NHTM chứ không phải từ ngân sách,
nhưng một khi khoản cho vay SME biến thành nợ xấu thì gánh nặng bồi thường của
Chính phủ sẽ tăng lên tương ứng.
Vậy, với quy mô
cho vay tới 300.000 tỷ đồng trong bối cảnh nhiều khoản vay có thể biến thành nợ
xấu thì quỹ bảo lãnh 30.000 tỷ đồng của Chính phủ, tương đương 10% quy mô cho
vay, là quá nhỏ. Nói cách khác, người thiết kế gói cho vay, quỹ bảo lãnh không
được phép “tính non”, lạc quan quá đà, mà cần phải đủ thận trọng để, ví dụ,
tăng quy mô quỹ bảo lãnh lên tương đương 100% quy mô cho vay, như cách mà nhiều
NHTM đang trích lập dự phòng. Nhưng...
Thứ ba, giả sử chỉ
một nửa trong quỹ bảo lãnh 300.000 tỷ đồng của
Chính phủ bốc hơi thì nó cũng đã tương đương với việc ngân sách Chính phủ
mất đi 150.000 tỷ đồng/6 tỷ USD, tương đương 2-3% GDP của Việt Nam để bồi thường
cho NHTM. Vậy nguồn tiền quy mô lớn này lấy ở đâu ra và sẽ được bù đắp lại bằng
cách nào? Sẽ có bao nhiều khoản chi công khác bị ảnh hưởng, bị cắt giảm bởi khoản
mất mát này và tác động thế nào đến nền kinh tế nói chung? Xin đừng lạc quan
nói rằng nợ xấu cho vay SME không có tài sản bảo đảm nếu có thì sẽ... không
đáng kể! Không cần phải nói lại rằng chính vì rủi ro này mà cho vay SME luôn là
một vấn đề thời sự ở mọi nơi trên thế giới.
Thứ tư, trong khi đồng ý rằng việc Chính phủ thu xếp được nguồn bảo lãnh
300.000 tỷ đồng này là khó khăn nhưng có thể vẫn có người “phát hiện” ra một
nguồn vốn giá cực rẻ, cực sẵn mà không tốn một đồng chi phí nào – đó là nguồn
“in tiền” từ NHNN! Trong quá khứ cũng đã từng có nhiều đề xuất tương tự, và thậm
chí đã được thực hiện, chẳng hạn như việc cho vay bù lãi suất trước đây.
Nhưng cũng chính hậu quả nặng nề và tai hại của việc cho vay bù lãi suất này đã làm cho Chính phủ và bản thân NHNN đã rất ý thức được cái giá phải trả cho chủ trương sai lầm biến tiền của NHNN thành ngân sách cho Chính phủ. Nên tóm lại là nguồn vốn cho quỹ bảo lãnh 300.000 tỷ đồng này vẫn... chưa biết lấy từ đâu. Điều này cũng có nghĩa là đề xuất tổ hợp tín dụng này sẽ có thêm một yếu tố nữa để... chết yểu.
No comments:
Post a Comment