Friday 7 May 2021

Nhận dạng những kẻ lừa đảo giấu mặt (Bài đăng trên TBKTSG, 7/5/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/316021/nhan-dang-nhung-ke-lua-dao-giau-mat.html 

Trong số 2 tuần trước, TBKTSG đã có bài viết về giảm thiểu rủi ro bị lừa đảo tài chính bằng cách nhận dạng kẻ lừa đảo. Nhưng đó là về những kẻ lừa đảo có nhân dạng cụ thể, bằng xương bằng thịt mà khi bị lộ thì chúng chỉ còn cách biến mất khỏi cõi đời này mới không bị tóm cổ và trả lại tiền, ít hay nhiều, cho nhà đầu tư. Vậy còn những kẻ lừa đảo giấu mặt, đứng sau các app lừa đảo kiểu như Coolcat, quảng cáo hoành tráng rồi xóa app và website chỉ sau một đêm, sau khi đã cuỗm hàng trăm tỷ đồng của “nhà đầu tư” Việt Nam thì làm sao để “đọc vị” và tránh xa chúng?

Về cách thức hoạt động, theo báo chí, Coolcat đảm bảo cho nhà đầu tư – theo kiểu đánh bạc – chỉ có từ hòa trở lên, chứ không có thua lỗ, mất (sạch) tiền. Vậy thì ngay ở chi tiết này, nếu là người tỉnh táo thì sẽ phải cảnh giác để không “sa lưới” lừa đảo. Như bài đăng trên TBKTSG số trước đã nêu, một trong những mánh khóe dụ dỗ con mồi điển hình trong các vụ lừa đảo tài chính là chào mời lợi nhuận đầu tư “khủng”, với điều kiện dễ dãi – hầu như chỉ cần... nộp tiền cho chúng là xong!

Trong trường hợp Coolcat, tuy nhà đầu tư không nhất thiết sẽ luôn thắng, mà cũng có khi có hòa, nhưng một khi đã thắng thì lợi nhuận đầu tư là vô cùng hấp dẫn. Nếu so sánh với đặc điểm nhận dạng lừa đảo này thì, một lần nữa, “nhà đầu tư” cần phải tránh xa “ngay và luôn”, mà không phải băn khoăn hay tiếc rẻ, những ai/nền tảng đầu tư nào chào mời lợi nhuận đầu tư trong mơ mà hầu như không có rủi ro mất tiền. Đặc điểm này không có gì mới nhưng vẫn tiếp tục có nhiều người bị lừa, gồm cả những người sành sỏi, có trình độ, thì chỉ có thể rút ra rằng mọi bài học đều vô nghĩa với những người mà lòng tham lấn át lý trí.

Cũng trong bài trên số tuần trước của TBKTSG có nêu một mánh khóe lừa đảo cao tay khác là để cho con mồi rút tiền tùy ý cho đến khi... hạ màn! Trong vụ Coolcat cũng vậy. Chiêu này đặc biệt có hiệu quả và con mồi khó có thể thoát khỏi cám dỗ và không hề mảy may nghi ngờ; mà khi nghi ngờ hoặc biết được thì đã quá muộn bởi tiền thì đã nộp vào rồi mà chưa (kịp) rút ra (hết).

Tuy là một mánh khóe cao tay và khó tránh nhưng suy cho cùng, “nhà đầu tư” sẽ không bị mắc bẫy nếu ngay từ đầu họ cảnh giác trước bả lợi nhuận quá hấp dẫn. Nói cách khác, và lặp lại một lần nữa, nếu họ không tham thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra.

Tóm lại, dù là có nhân dạng hay là ảo, kẻ lừa đảo vẫn chỉ có từng đó thủ đoạn và mánh khóe dụ dỗ và lừa gạt con mồi, chủ yếu đánh vào lòng tham của họ. Nạn nhân thì tất nhiên cần phải tự trách mình. Nhưng khách quan mà nói, trong những vụ lừa đảo này bao giờ cũng có phần trách nhiệm của cơ quan chức năng.

Lại nói về vụ lừa đảo của Madoff nêu trong số báo trước, có một số tổ chức tài chính đã dễ dàng “đọc vị” được hoạt động của Madoff, nhưng các cơ quan chức năng của Mỹ thì hoàn toàn không biết gì trong suốt hàng chục năm, cho đến khi vụ việc vỡ lở. Trong vụ Coolcat, nó đã hoạt động công khai, rầm rộ được nhiều tháng, với những quảng cáo có cánh về năng lực và mức độ khả tín mà cũng không hề bị cơ quan chức năng nào tuýt còi hay cảnh báo như đã làm với, ví dụ, các sàn Forex hay tiền ảo. Khó mà có thể phủ nhận rằng sự im lặng của các cơ quan chức năng đã làm cho nhiều người càng tin tưởng vào tính pháp lý của nền tảng Coolcat để rồi không run tay đổ tiền cho nó.

Vì vậy, cũng là một cách giúp nhận dạng, giảm thiểu các vụ lừa đảo tài chính ngày càng nở rộ trong thời đại số này mà kẻ lừa đảo ngày càng ảo, giấu mặt nhiều hơn, các cơ quan chức năng cần phối hợp với nhau để tạo ra một đơn vị kiểu như “cảnh sát tài chính” chuyên rà quét, phát hiện, trấn áp và xử lý các hành vi lừa đảo tài chính ngay từ lúc chúng manh nha hình thành. Chỉ có quán triệt chữ “phòng” từ cả hai phía – người dân thì không tham để mắc bẫy, cơ quan chức năng thì tinh nhạy phát hiện từ sớm các bẫy lừa đảo – mới có thể giảm thiểu số vụ lừa đảo tài chính và số nạn nhân của chúng.  

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).