Sunday 7 July 2013

Đầu gấu - cá nhân và quốc gia

Hôm trước về Hà Nội công tác xong về quên không kể chuyện đầu gấu mà tớ là người trong cuộc. Chả là buổi chiều tối họp hành xong việc tớ hay ghé về nhà ăn cơm với các cụ và các anh em (sống quay quần xung quanh nhà các cụ). Hôm đó như thường lệ, ăn xong, đang chuyện gẫu với cô em nhà ngay đối diện qua con ngõ rộng độ 4m, thì thằng hàng xóm đánh ô tô lùi ra. Vướng mấy cái xe máy dựng trước cửa nhà cô em nhưng thằng này - gần đây làm ăn phát đạt nên phát tướng, cắt đầu đinh, chơi với toàn lũ bạn cũng tương tự, trông (và thực tế) rất đầu gấu, chửi bới hàng xóm bất kể già trẻ - phát huy tính đầu gấu nên cứ ngồi trên xe bấm còi. Cô em cũng dạng đầu gấu làng nên tức, kệ không thèm ra dắt xe máy dọn đường cho nó đi qua. Thế là thằng đầu gấu ngõ lùi xe sát vào cửa nhà cô em, làm vỡ mất viên đá lát bậc tam cấp. Cô em lên tiếng, nó thò mặt ra khỏi ô tô hỏi thách đố, đại loại vỡ rồi thì sao, làm gì nó v.v...

Tớ đứng đó, lúc đầu cũng run như cầy sấy vì điệu bộ đầu gấu ngõ của thằng hàng xóm, chỉ phụ họa yếu ớt theo cô em để phản kháng một cách rất ngoại giao, vốn là tính cách không phải là bản chất của tớ mà là tớ học lỏm được từ thiên hạ sau mấy chục năm vào đời. Sau thấy thằng hàng xóm này làm càn quá, tự nhiên tớ hăng máu lên (nói thêm là tớ từ nhỏ đến lúc trước khi đi Nhật khai hóa văn minh đã gây sự, đánh, chửi nhau với cả xóm, để các đồng chí rõ tại sao tớ lại như bây giờ nhé), ra đứng trước mặt thằng này quyết ăn thua với nó. Nó đang lèm bèm chửi đ.m đ. cha, tớ hỏi lại: "Mày chửi đ.m ai đấy hở thằng ôn con? Mày định làm đầu gấu ở cái xóm này à?" Thằng kia vẫn hùng hổ nhưng lại nói: "Tôi đ/éo chửi anh". Haha, tớ biết thóp thằng này là con hổ giấy rồi, bèn cũng hùng hổ xông tới, làm bộ quyết làm ra lẽ phải trái với nó. Thế rồi hàng xóm và người nhà 2 bên xông ra ngăn cản, làm tớ phải rất hậm hực vì không có dịp dạy cho nó bài học :). Còn thằng kia thì chắc lần đầu tiên (ít ra là ở cái xóm này) gặp một thằng dám đối mặt với nó (tuy già hơn và nhẹ cân hơn nó nhiều) nên chắc nó lần sau cũng phải lịch sự hơn với hàng xóm.

Chuyện cá nhân tớ là vậy, nhưng suy ra chuyện quốc gia chắc cũng không khác là mấy. Nếu đã biết thằng hàng xóm chỉ là con hổ giấy, hoặc ít ra thấy nhục quốc thể quá không thể chịu được thì sự phản kháng (có vẻ) là quyết liệt không hiếm khi được việc. Nếu tớ và người nhà tớ mà nhún, sợ thì có lẽ thằng hàng xóm lần sau còn cán cả vào cửa nhà hoặc lên xe máy dựng ở cửa nữa chứ chẳng chơi. Suy ra cả nước thì cũng chắc thế thôi.

4 comments:

  1. Bác nói chuyện thâm sâu quá! Mà kẹt nỗi chúng ta lại rất khó phân biệt đâu là hổ thật và đâu là hổ giấy. Nhất là khi con hổ lại to đùng đùng thế kia. Có khi phản kháng quyết liệt, đến lúc cuối mới phát hiện ra mình là con hổ giấy mới chết chứ! Cái vụ này em gặp nhiều rồi. Em đã từng phản kháng quyết liệt rất nhiều lần, hóa ra lần nào cũng gặp hổ thật, chịu thiệt vào thân. Hic hic.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehe, tớ cũng bị như đồng chí vài lần rồi không ít, cũng vào viện khâu vá và được thêm vài cái sẹo kỷ niệm. Nhưng đổi lại là tớ thấy thanh thản cả phần đời còn lại vì đã làm hết (và quá) sức mình để không phải mang tiếng nhục, mặc dù có thể sẽ chẳng có cái sẹo nào hoặc mất tí máu nào nếu mình cứ nhịn nhục mà đi cho lành. Khác nhau chắc ở quan niệm của mỗi người thôi.

      Delete
  2. Vấn đề chính quyền này nó dùng công an toàn lưu manh để trị dân đó Bác. Bác biết vụ Tây Nguyên nó tàn sát bao nhiêu người không ? Nó có thể hèn với người ngoài, chứ với dân nó quyết không hèn đâu, Bác ạ. Dân mà phản kháng nó dùng vũ lực (quân đội, công an ) làm cỏ đó. Biết mà chịu vậy thôi, lỡ mình vào tù vợ con nheo nhóc ai nuôi đây ?
    Bác ở Nhật, theo Bác vụ đảo Điếu Ngư thế nào ? Thằng Trung Quốc còn to mồm không ? Tôi tin sức mạnh của dân tộc Nhật và quân đội Nhật, coi Trung Quốc khác gì con hổ giấy, để cho Nhật đánh chết mẹ nó đi, Bác ạ !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ không rõ lắm mấy cái vụ này. Tớ cũng không còn ở Nhật nữa. Nhưng nói chung là trong cái ác bao giờ cũng có cái hèn, cái sợ. Chẳng ai hung bạo, mạnh mẽ và không biết trời đất là gì mãi được.

      Về Nhật và TQ, tớ có lần hỏi đồng chí Nhật trong phòng về Điếu Ngư và lập trường của Nhật. Đồng chí này tuy còn trẻ, vợ con cũng đã có, dân văn phòng, nhưng tỏ ra rất kiên quyết và hiếu chiến khi nói Điếu Ngư (Senkaku) là của Nhật và không bao giờ để rơi vào tay TQ. Đủ thấy lấy Senkaku của Nhật là hơi khó (chắc Nhật khi cần thì cũng khùng như tớ chăng?)

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).