Báo chí hôm trước đăng bài phỏng vấn TS. Nguyễn Sĩ Dũng và giật tít một cách rất... giật mình: “TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu không có các tập đoàn thành công, thì Việt Nam nhìn vào đâu để ‘hoá rồng’?”
Bài phỏng vấn trên
có mấy vấn đề trong lập luận của ông Dũng mà nếu cứ thế nhắm mắt theo đuổi, triển
khai thì sẽ là nguy cơ lớn cho kinh tế, xã hội.
Vấn đề thứ nhất, ông Dũng cho rằng Singapore lựa
chọn mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mà theo ông là tương phản với mô hình
kiểu phương Tây hay mô hình nhà nước phúc lợi xã hội Bắc Âu. Ông thêm rằng mô hình
nhà nước kiến tạo phát triển mà ông cho rằng “có vẻ là phù hợp với văn hóa Singapore”
là mô hình nhà nước dẫn dắt phát triển kinh tế chứ không phải mô hình tạo ra thị
trường tự do như các nước phương Tây.
Mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển là gì? Đến đây tớ thấy ChatGPT cực kỳ hữu ích để trả lời câu hỏi
này và các vấn đề liên quan. Theo ChatGPT (các đồng chí nên chat bằng tiếng Anh
thì nội dung sẽ tốt hơn; phần nội dung liên quan trong bài này là tớ dịch ngược
lại từ các đoạn chat bằng tiếng Anh), nhà nước kiểu này là nhà nước tích cực khuyến
khích và hỗ trợ phát triển kinh tế và công nghiệp hóa thông qua nhiều chính sách
và sáng kiến dẫn dắt bởi nhà nước.
Nhà nước kiến tạo
phát triển được biết đến với vai trò can thiệp mạnh mẽ vào nền kinh tế. Đó có thể
là sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước trong các ngành chủ chốt, thiết lập các doanh
nghiệp nhà nước, cung cấp các khoản trợ cấp/bao cấp, và các dạng hỗ trợ khác cho
doanh nghiệp tư nhân, và thực thi các chính sách và quy chế nhằm tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
Mô hình này thường
được gắn cho các nước Đông Á như Nhật, Hàn Quốc, và Đài Loan. Tuy nhiên, khái niệm
này không chỉ giới hạn ở Đông Á mà còn được ứng dụng ở các nước và khu vực khác
như Brazil và Ấn Độ.
Hỏi tiếp ChatGPT rằng
Chính phủ Singapore có phải là một chính phủ kiến tạo phát triển không, nó trả lời
là về mặt chính sách kinh tế thì Chính phủ Singapore thường được gọi là chính
phủ kiến tạo bởi đóng vai trò trung tâm trong khuyến khích và định hướng phát
triển kinh tế.
Tuy nhiên, ChatGPT còn thêm một số chi tiết mà tớ tóm tắt, hiểu thành: Sự thành công của (Chính phủ)
Singapore về mặt kinh tế không chỉ là do Chính phủ đóng vai trò tích cực trong khuyến
khích phát triển kinh tế chung chung theo định nghĩa, mà còn do sự tập trung vào
khuyến khích cạnh tranh và đổi mới, và đây mới là vai trò chính được nhìn nhận của
Chính phủ trong sự thành công về kinh tế của Singapore.
Cuối cùng, ChatGPT kết luận rằng (Chính phủ, Nhà nước) Singapore KHÔNG PHẢI là một nhà nước kiến tạo
phát triển về mặt kỹ thuật theo định nghĩa, nhưng vẫn thường được gọi là như vậy
bởi vai trò tích cực của nó trong khuyến khích phát triển kinh tế và CẠNH TRANH.
Trở lại với phát biểu
của ông Dũng. Nếu ông cho rằng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là sản phẩm
của (riêng) một số nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á (và tương phản với phương Tây và
Bắc Âu) thì là không chính xác. Bởi nói chung chẳng chính phủ nào lại không muốn
phát triển kinh tế, vì đó là vai trò mặc định của nhà nước, của chính phủ. Như ChatGPT cũng đã nói, mô hình này còn được áp dụng ở nhiều nước... xa lắc xa lơ như Brazil
hay ngay trong khu vực châu Á là Ấn Độ đó thôi?
Điều khác biệt là
chính phủ dùng công cụ gì và như thế nào để phát triển kinh tế, và điều này sẽ quyết
định sự thành công của chính phủ, của quốc gia. Như ChatGPT đã chỉ ra, sự thành
công của Chính phủ Singapore, mặc dù không được coi hoàn toàn là chính phủ kiến
tạo phát triển như ông Dũng nói, là nằm ở sự tích cực khuyến khích phát triển kinh
tế và cạnh tranh, đổi mới.
Cũng nên nhớ rằng,
dù cũng được ông Dũng cho là cùng áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển nhưng
các nước Đông (Bắc, Nam) Á hiện nay đều về cơ bản không còn doanh nghiệp nhà nước,
nên bản thân cái khái niệm/mô hình nhà nước kiến tạo cũng đã biến đổi theo thời
gian và việc áp dụng nó (hay không) cũng chỉ còn mang tính hình thức, chẳng quyết
định được điều gì, và cuối cùng “ăn nhau” vẫn là ở chuyện chính phủ đã và đang sử
dụng công cụ gì và như thế nào.
Và trong chuyện này
thì yếu tố văn hóa mà ông Dũng nói đến như một khác biệt quyết định sự thành công
của các chính phủ, các nền kinh tế, gồm, ví dụ, văn hóa chính trị, văn hóa quản
trị, văn hóa tương tác v.v... không có đóng vai trò mang tính quyết định nào cả.
Suy cho cùng, văn hóa nào mà chẳng do thể chế, chính quyền nhào nặn, tạo lập? Với
nước đa sắc tộc như Singapore thì cái gọi là văn hóa (Singapore) là cái gì, của
dân tộc nào, nếu không phải là một thứ văn hóa pha trộn được chế tài bởi luật lệ,
quản lý bởi nhà nước? Hình như ở Việt Nam cũng có câu chính quyền/thể chế nào thì
dân như thế đó thôi?
Cũng từ khái niệm
mà ChatGPT cung cấp có thể thấy ông Dũng cũng sai khi nói mô hình nhà nước kiến
tạo phát triển nói chung, và kiểu “phù hợp với văn hóa Singapore” nói riêng là mô
hình nhà nước dẫn dắt phát triển kinh tế chứ không phải mô hình tạo ra thị trường
tự do như các nước phương Tây. Bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, mà đặc biệt là Singapore
như đã thấy ở trên đều cổ xúy phát triển kinh tế tư nhân, đều nhấn mạnh cạnh tranh
và đổi mới, tức chính là các nguyên tắc tạo nên thị trường tự do, và có ai dám bảo
những nước này không phải là các thị trường tự do?
Qua tham khảo, phân
tích học hỏi mô hình Singapore, ông Dũng dường như có ý cho rằng văn hóa Việt
Nam và Singapore có những điểm tương đồng để làm cơ sở cho Việt Nam tham khảo, học
hỏi (dù rằng ông lại tự đặt câu hỏi: “Vậy văn hoá của Singapore và Việt Nam có
gì tương đồng?” và... không có câu trả lời trực tiếp!).
(Còn nữa)
No comments:
Post a Comment