Wednesday 28 July 2021

Thời của 'chuyên gia đầu tư' AI sắp đến? (Bài đăng trên KTSG, 28/7/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/318587/thoi-cua-chuyen-gia-dau-tu-ai-sap-den.html

Hãng Micron Technology, Mỹ, chuyên sản xuất chip nhớ mới đây tiết lộ rằng công cụ đầu tư ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) do họ tự phát triển đã giúp họ kiếm được thêm hàng triệu đô la từ nguồn tiền mặt thặng dư hiện có của họ(1).

Ứng dụng AI này, được phát triển tập trung vào sự tự động hóa giữa các phòng ban trong Micron, đưa ra các khuyến nghị đầu tư (về sản phẩm và nơi đầu tư cụ thể) cho Micron để tối ưu hóa việc đầu tư các khoản tiền mặt của họ trong bối cảnh lãi suất siêu thấp làm đau đầu mọi giám đốc tài chính trên thế giới.

Theo đó, ứng dụng này sẽ xem xét các hạn mức do hãng đặt ra về lượng tiền mà nó có thể gửi vào một tổ chức cụ thể nào đó (ví dụ, vào các ngân hàng trên thế giới có mảng nghiệp vụ bán lẻ khiêm tốn nên chào lãi suất tiền gửi cao hơn là ngân hàng ở Mỹ) hay đầu tư vào một loại tài sản cụ thể nào đó (ví dụ, tiền gửi ngân hàng qua đêm, tiền gửi kỳ hạn, quỹ thị trường tiền tệ, và ngoại tệ...). Hiện Micron đang có quan hệ với khoảng 20 ngân hàng trên thế giới.

Với nền lãi suất thấp gần 0% ở Mỹ và nhiều nước khác, các doanh nghiệp trên thế giới đang chật vật tìm kiếm nơi sinh lãi tối đa cho các khoản tiền mặt mà họ tích trữ trước cú sốc kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19. Các công ty trong danh sách S&P 500 có tới 3.780 tỉ đô la Mỹ tiền mặt và tương đương tiền vào cuối quí 1 năm nay, so với 3.030 tỉ đô la một năm trước và 2.070 tỉ đô la năm 2019.

Riêng Micron có 7,8 tỉ đô la Mỹ tiền mặt và tương đương tiền vào quí kết thúc vào ngày 3-6, tuy thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng cao hơn cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, thu nhập lãi từ việc gửi số tiền này vào ngân hàng là 8 triệu đô la, giảm từ mức 23 triệu đô la năm trước do lãi suất đã giảm mạnh trong năm nay. Với số tiền lớn này, nếu hãng này tăng được thêm dù chỉ một điểm cơ bản lãi suất tiền gửi của họ thì sẽ thu về được thêm hàng triệu đô la thu nhập phụ trội.

Theo Micron, công cụ ứng dụng AI không di chuyển tiền của hãng (mà chỉ đưa ra khuyến nghị đầu tư). Nhưng điều này sẽ sớm thay đổi, bởi mục đích cuối cùng mà Micron mong muốn là công cụ AI sẽ thực hiện luôn tất cả các giao dịch đầu tư này thay cho con người. Nhưng hãng cho rằng cần có thời gian để chuyện này xảy ra.Đây chính là bối cảnh Micron đã phát triển công cụ đầu tư ứng dụng AI để phân bổ tối ưu các khoản đầu tư từ số tiền mặt mà họ có một cách nhanh chóng nhất. Trước đó, việc đầu tư này được đảm trách bởi phòng ngân quỹ của hãng. Tuy nhiên, công cụ ứng dụng AI này không thay thế nhân viên trong phòng. Thay vào đó, các nhân viên này tập trung thời gian vào những công việc khác làm tăng giá trị dài hạn cho hãng.

Cũng theo Micron, từ khi sử dụng công cụ này trong quí 2 năm nay, hãng đã thu thêm được một vài triệu đô la thu nhập tiền gửi, so với mức không áp dụng công cụ này. Danh mục đầu tư của hãng đã dịch chuyển từ các quỹ đầu tư thị trường tiền tệ lãi suất thấp hơn sang tiền gửi kỳ hạn có lãi suất cao hơn, từ các khoản tiền gửi tại ngân hàng Mỹ sang các ngân hàng khác trên thế giới, nơi có lãi suất cao hơn.

Trên thế giới, công cụ ứng dụng AI để trợ giúp việc quản lý tiền mặt của các công ty là tương đối hiếm. Các công cụ này sẽ làm cho các ngân hàng đau đầu trong việc tiên đoán hành vi của khách hàng gửi tiền, như khách hàng sẽ giữ bao nhiêu tiền trong tài khoản của mình tại ngân hàng đó.

Tuy nhiên, trong tương lai không xa, công cụ đầu tư ứng dụng AI chắc chắn sẽ có khả năng mở rộng phạm vi xem xét và lựa chọn các cơ hội đầu tư, các sản phẩm, danh mục và kỳ hạn đầu tư. Hãy tưởng tượng, đến lúc đó, công việc cần làm của một “nhà đầu tư”, dù là cá nhân hay doanh nghiệp, sẽ trở nên thật nhàn nhã, chỉ bằng việc bấm nút khởi động công cụ AI.

Và cũng tương tự như việc các ngân hàng được Micron gửi tiền đang đau đầu tiên đoán về hành vi gửi tiền nhàn rỗi của Micron, từ nay về sau, các thị trường trong tương lai có khả năng phải chứng kiến những rối loạn, biến động mạnh khi các công cụ AI dựa trên cùng một nguyên lý, nền tảng và kho dữ liệu cho ra đời cùng một loại khuyến nghị và/hoặc thậm chí tự động thực hiện luôn các giao dịch hộ cho chủ nhân của chúng tại cùng một thời điểm.

Điều may mắn là việc “bấm nút khởi động” công cụ AI bởi các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ không luôn diễn ra cùng một thời điểm, và bản thân các công cụ AI cũng không giống nhau, nên phần lớn kết quả đầu tư của AI sẽ khác nhau. Do vậy, dù có bị chi phối bởi các “chuyên gia đầu tư AI” chăng nữa thì thị trường rốt cuộc vẫn hoạt động theo các nguyên tắc riêng của nó, như cách mà chúng đang hoạt động hiện tại với các chủ thể tham gia là cá nhân và doanh nghiệp bằng xương bằng thịt. Đến lúc đó, sẽ có một cuộc rượt đuổi, thi thố tài năng giữa các “chuyên gia” này, để rồi chủ nhân của chúng vẫn sẽ chịu lỗ, lãi như thường.

(1) https://www.wsj.com/articles/micron-technology-puts-its-cash-to-work-using-artificial-intelligence-11625781002?mod=hp_lista_pos5

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).