Sunday, 14 October 2012

Chuyện về Moody’s và Standard and Poor’s


Tuần trước nữa và tuần vừa rồi tớ đã thu xếp đến gặp 2 đồng chí Moody’s và Standard and Poor’s (S&P) ở Singapore để hỏi cho ra nhẽ tại sao 2 đồng chí ấy tuy cùng là hãng xếp hạng tín nhiệm lại có hành động mâu thuẫn nhau đến vậy (đồng chí Moody’s thì cuối tháng 9 đã hạ hạng tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam và một số ngân hàng Việt Nam, còn đồng chí S&P thì lại sửa lại triển vọng hạng tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam từ Tiêu cực thành Ổn định và cũng cuối tháng 9 vừa rồi lại nâng hạng của một số ngân hàng thương mại Việt Nam).

Nhìn chung, có thể nói 2 đồng chí này ở 2 thái cực khác hẳn nhau. Một đồng chí thì quá tiêu cực và lo xa, nhưng ẩu (Moody’s). Đồng chí còn lại (S&P) thì quá tích cực và hời hợt, nhưng cả tin.

Về Moody’s, các đồng chí ấy lo ngại rằng nợ xấu và thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ là một gánh nặng rất nặng chất lên vai Chính phủ và Chính phủ không thể trốn tránh được khỏi nghĩa vụ phải nhảy vào cứu trợ hệ thống ngân hàng trong khi bản thân (Chính phủ) thì nợ đầm đìa, khó mà xoay xở ở đâu được. Tăng trưởng chậm lại cũng làm khuyếch đại những khó khăn của Chính phủ thêm nữa.

Sau một hồi tớ vặn vẹo thì các đồng chí Moody’s cũng phải thừa nhận rằng sự cứu trợ này của Chính phủ, nếu có, thì cũng có hạn (chứ không phải cần bao nhiêu thì đáp ứng bấy nhiêu) và cũng không thể xảy ra ngay nay mai được. Mà như vậy thì lại mâu thuẫn với lập luận ban đầu của các đồng chí ấy để làm cơ sở để hạ hạng tín nhiệm của các ngân hàng Việt Nam như nói ban đầu. Cuối cùng, các đồng chí ấy đành bào chữa rằng hành động vừa rồi của các đồng chí ấy là hành động mang tính phòng xa, đi trước sự việc (ring-fencing), có nghĩa là cảm thấy sẽ xảy ra thế thì hành động luôn, chứ không chờ cho đến khi sự việc xảy ra rồi thì mới hành động!

Trong quá trình thuyết minh, các đồng chí ấy đưa ra một vài bảng biểu với đồ thị ước tính mức độ nợ xấu của Việt Nam và theo đó là mức độ vốn cứu trợ (tái cấp vốn) cần thiết cho hệ thống ngân hàng mà mức cao nhất là (tương ứng với tỷ lệ nợ xấu là 30%) chỉ là tương đương với 11% của GDP. Nghe thì cũng hơi hơi... kinh (vì tớ không nghĩ nó lại ... thấp thế!) để minh họa cho tính nguy cấp, trầm trọng của vấn đề nợ xấu và nhu cầu can thiệp của Chính phủ. Nhưng vấn đề là các đồng chí ấy sử dụng số liệu có đến năm 2011 thôi! Thế thì tớ mới có cái cớ để hỏi xoáy rằng tại sao các đồng chí ấy không hạ hạng tín nhiệm ngay từ đầu năm (cùng lắm là cuối quý 1 hoặc sang quý 2), khi các loại số liệu mà các đồng chí ấy sử dụng trong các bảng biểu và đồ thị trên được công bố? Sao phải chờ đến tận cuối tháng 9?

Điều đáng nói là sau cái ngày bọn tớ viếng thăm đó 2 ngày (tức vào thứ 2 tuần qua), các đồng chí ấy lại gửi cho tớ một bản Special Comment chính thức (hình như có đăng trên website của Moody’s), trong đó cũng có những bảng biểu với đồ thị như trước, nhưng điều đáng nói hơn nữa là các số liệu gánh nặng tái cấp vốn của Chính phủ lại tăng vọt, từ 11% trong ước tính hôm gặp bọn tớ vọt lên đâu như 20-30% của GDP gì đó, và tất nhiên vẫn là tính trên số liệu cuối năm 2011. Lên bao nhiêu thì không quan trọng lắm bằng cái bản chất sự việc là các đồng chí ấy đã phải sửa sang số liệu trước và sau khi công bố chính thức. Điều này cũng chứng tỏ các đồng chí ấy hành động khi chưa có một cơ sở chắc chắn cho các nhận định làm nền tảng cho các hành động điều chỉnh hạng tín nhiệm.

Vì những vấn đề ấm ớ như trên nên tớ khi viết báo cáo nội bộ phải cố vắt óc nghĩ ra một lý do khả dĩ hơn để làm nhẹ “tội phán mò” của các đồng chí Moody’s. Cuối cùng thì tớ cũng tìm ra được một chi tiết, đó là chuyện Moody’s đề cập đến việc bắt đồng chí bầu Kiên, và bình luận thêm rằng việc bắt giữ này gây ra quan ngại cho Moody’s và họ cũng không nghĩ rằng sự việc tương tự chỉ dừng lại ở ACB (mặc dù các đồng chí ấy có vẻ cũng chẳng biết nhiều về những chuyện này, và cũng có vẻ cũng không sẵn sàng để nói về chúng lắm). Từ đó, tớ mới triển khai thêm rằng phải chăng đây mới chính là một (trong những) lý do thực sự để Moody’s đến thời điểm này mới hạ hạng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam, khi lo ngại rằng nếu có các hành động bắt bớ hoặc trấn chỉnh mạnh tay của các cơ quan có thẩm quyền sẽ gây ra một cơn chấn động trong toàn hệ thống làm tăng đột ngột rủi ro đổ vỡ hệ thống và Chính phủ buộc phải nhảy ngay vào can thiệp và cứu trợ đúng như kịch bản mà các đồng chí ấy vạch ra? Nếu đúng Moody’s nghĩ vậy thì còn thông cảm được. Bằng không thì buồn lắm, các đồng chí Moody’s à! Chắc cũng đoán được những “băn khoăn” của tớ trong buổi gặp gỡ, mấy đồng chí Moody’s này 2, 3 lần gửi email nhắc tớ là nếu cần trao đổi thêm thì cứ cho biết. Nhưng tớ thì vốn lịch sự nên đành trả lời là để bọn tớ nắm lại vấn đề đã rồi có gì hỏi thêm sau, để cho các đồng chí ấy còn đường mà làm ăn, vì rõ ràng là các đồng chí ấy đã rất nao núng.

Về S&P, các đồng chí này thì theo kiểu thấy đâu nói đó, rất cả tin. Chẳng hạn, các đồng chí ấy thấy anh Bình nhà ta (thống đốc NHNN) tuyên bố cái này cái kia, quyết tâm làm cái này cái kia (tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, khống chế tăng tín dụng cho ngành phi sản xuất v.v...) thì tin sái cổ rằng anh Bình đang làm thật và kết quả có tốt hơn thật. Các đồng chí ấy còn khen anh Bình hết lời, nào là con người của đổi mới, nào là con người của minh bạch (là Thống đốc lần đầu tiên công bố tỷ lệ nợ xấu cao hơn con số báo cáo của các ngân hàng thương mại, là người mạnh tay áp đặt các chuẩn mực hoạt động nghiêm khắc hơn cho hệ thống ngân hàng v.v...). Cũng tương tự, các lời khen ngợi được dành cho các chính sách vĩ mô của Chính phủ, nào là đã thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát, giữ ổn định tỷ giá, chấp nhận giảm tăng trưởng tín dụng (giảm tăng trưởng GDP) để ổn định vĩ mô. Từ đó, hệ thống ngân hàng thương mại dần đi vào ổn định, và S&P thấy là cần phải tăng hạng của họ lên. Xong! Rất đơn giản và... dễ hiểu!

Tớ nghe các đồng chí này nói một hồi về những chuyện tốt đẹp trên mà ù hết cả tai, bèn chỉ dám khẽ khàng hỏi lại là thế các đồng chí có biết rằng chính sách tiền tệ thực tế là nới lỏng rất mạnh không (10,5%/9 tháng), có biết tại sao tín dụng chỉ tăng 2,5%/9 tháng không (mà không phải là do chính sách kiềm chế tăng trưởng tín dụng đâu), có biết anh Bình hứa nhiều nhưng chẳng làm được bao nhiêu không, Chính phủ thực tế đang thi hành những chính sách ngược lại với ý định ban đầu không v.v... Tức là những cái các đồng chí S&P ca ngợi và lấy đó làm cơ sở để nâng hạng tín dụng của các ngân hàng thực ra đã không còn tồn tại, nếu có. Và vì thế hành động nâng hạng của các đồng chí như vừa rồi rất là vội vã, dựa trên những hiểu biết hời hợt về Việt Nam – superficial – là từ mà tớ dùng trong báo cáo nội bộ của mình.

Không biết các đồng chí S&P có khách sáo không, vì khi tớ phản biện lại, các đồng chí ấy thỉnh thoảng lại nói “justified”, và tỏ ý sẽ trao đổi với tớ sau này. Tớ trộm nghĩ khéo mà mình có ảnh hưởng to lớn đến các quyết định xếp hạng của S&P chứ chẳng chơi! Nhưng có điều chắc chắn là S&P sẽ không tăng hạng của Việt Nam ít nhất là hết năm 2013. Khả năng đánh tụt hạng là nhiều hơn, nhất là sau khi các đồng chí ấy ngộ ra nhiều chuyện ở Việt Nam, nhờ cuộc nói chuyện với tớ! Thế thì cũng gay go cho tớ quá lắm!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).