Saturday, 20 April 2013

Đi tìm nguồn gốc tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao của Việt Nam (Bài đăng trên Doanh nhân Sài Gòn online)

http://doanhnhansaigon.vn/online/tin-tuc/kinh-te/2013/04/1073365/thu-nhap-binh-quan-dau-nguoi-viet-nam-tang-than-ky/
------------------------------

Gần đây có người chỉ ra rằng thực ra thời gian cần thiết để lấp đầy khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người (TNBQĐN) giữa Việt Nam và các nước trong khu vực  không thực sự lớn như vẫn được biết đến (chẳng hạn WB cho rằng cần 145 năm để Việt Nam đuổi kịp Singapore), nếu trong tính toán chúng ta sử dụng tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và các nước này trong giai đoạn 1990-2010 (như nêu ở Bảng 1, nguồn: WB),  thay vì dùng giai đoạn 2001-2007 như WB đã tính toán.

Bảng 1: Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á
(Đôla Mỹ)
Theo tỷ giá hiện tại
Theo sức mua ngang giá (PPP)
 
1990
2010
Tăng (lần)
1990
2010
Tăng (lần)
Việt Nam
98
1.224
12,5
654
3.185
4,9
Singapore
11.841
41.987
3,5
18.225
57.791
3,2
Indonesia
620
2.950
4,8
1.450
4.304
3,0
Thái Lan
1.495
4.613
3,1
2.841
8.500
3,0

Theo Bảng 1 thì TNBQĐN của Việt Nam tăng tới 12,5 lần trong 1900-2010, bỏ xa các nước khác trong bảng. Trong khi đó, trong 20 năm này GDP thực của Việt Nam (tính bằng đồng theo giá cố định) chỉ tăng ở mức 4,4 lần (với tốc độ tăng trưởng GDP thực trung bình – CAGR of real GDP – là 7,4%/năm). Vì mức tăng dân số trong 20 năm này là 1,3 lần nên rốt cuộc mức tăng TNBQĐN tính bằng đồng theo giá cố định chỉ còn 3,4 lần (=4,4/1,3).
Vì thế mức tăng TNBQĐN tới 12,5 lần trong vòng 20 năm là một mức tăng “thần kỳ”. Vậy sự thần kỳ này do đâu mà có?

Trong bài này ta sẽ “dựng lại” cách tính TNBQĐN để tìm câu trả lời. TNBQĐN tính bằng đôla Mỹ theo giá hiện tại (như Bảng 1) được tính theo công thức sau:
Mức tăng GDP tính bằng đôla Mỹ theo giá hiện tại = (Mức tăng GDP thực) X (Mức tăng chỉ số giảm phát GDP) / (Mức tăng tỷ giá tiền đồng) (1)

Mức tăng TNBQĐN = (Mức tăng GDP tính bằng đôla Mỹ theo giá hiện tại) / (Mức tăng dân số) (2)
Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) của Việt Nam tăng tới 11,3 lần trong thời kỳ 1990-2010. Như nói ở trên, trong cùng thời kỳ này, GDP thực tăng 4,4 lần và dân số tăng 1,3 lần. Ngoài ra, tỷ giá tiền đồng tăng 3 lần trong cùng thời kỳ (số liệu search trên internet).

Đưa các số liệu này vào các công thức (1) và (2), ta có mức tăng GDP tính bằng đôla Mỹ theo giá hiện tại 16,6 lần, và mức tăng TNBQĐN 12,7 lần, rất sát với mức mà WB tính như ở Bảng 1 (khác biệt có thể chỉ do làm tròn số). Điều có ý nghĩa hơn là ta đã thấy được dấu vết dẫn đến sự tăng trưởng “thần kỳ” của TNBQĐN của Việt Nam. Đó chẳng qua là do chỉ số giảm phát GDP của Việt Nam tăng quá nhanh (bởi lạm phát cao), tới 11,3 lần trong 20 năm, làm cho GDP tính bằng đồng theo giá hiện tại tăng tới 49,7 lần, trong khi tỷ giá tiền đồng tăng chậm hơn nhiều, 3 lần, trong 20 năm.
Nói cách khác, chính lạm phát cao trong khi tiền đồng bị phá giá với tốc độ nhỏ hơn nhiều (tức tiền đồng lên giá thực rất mạnh) là nguyên nhân chính làm cho GDP bình quân đầu người tính bằng đôla Mỹ/người ở Việt Nam đã tăng một cách thần kỳ.

Với phát hiện này, ta có thể thấy rằng so sánh thu nhập bình quân đầu người tính bằng đôla Mỹ theo giá hiện tại, và dự tính mức tăng của nó giữa các nước khác nhau để thấy được khoảng cách tụt hậu giữa các nước thực ra sẽ không mang lại kết quả có ý nghĩa lắm, khi tốc độ lạm phát và phá giá bản tệ không được tính đến (controlled). Nếu chỉ đơn giản vậy thì con đường ngắn nhất để những nước tụt hậu như Việt Nam rút ngắn khoảng cách về thu nhập bình quân sẽ là việc tạo ra lạm phát cao trong khi áp dụng một tỷ giá chính thức (nhấn mạnh) ổn định trong nhiều năm. Với cách thức này, thậm chí Việt Nam có khi chỉ cần chừng chục năm để đuổi kịp Singapore, chứ không phải là 158 năm hay 45 năm như người ta chỉ ra!

Do nhược điểm lớn của việc tính/so sánh thu nhập bình quân đầu người dựa vào GDP tính bằng đôla Mỹ theo giá hiện hành, WB và các tổ chức thế giới mới phải đưa thêm tính toán áp dụng PPP như trong Bảng 1. Và theo bảng này thì PPP trên đầu người của Việt Nam chỉ tăng 4,9 lần trong 20 năm, không quá khác biệt so với khi tính theo tốc độ tăng trưởng GDP thực tính gộp trong 20 năm này (4,4 lần).

Với các tính toán dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP thực hay PPP như thế này thì sẽ chẳng còn phép thần kỳ nào cho Việt Nam, và còn khá/rất lâu Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia, chưa nói đến Thái Lan, càng không dám nói gì đến Singapore.*

------------------------------------
* Lưu ý: theo công thức tính tăng trưởng gộp, CAGR, với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP thực hay PPP là 7,2%/năm thì GDP thực hay PPP sẽ tăng gấp đôi cứ sau mỗi 10 năm.

Trong giai đoạn 1990-2010, tăng trưởng PPP/người của Việt Nam (số liệu Bảng 1) là 8,3%/năm. Giả sử mọi yếu tố khác không thay đổi, cho dù có sử dụng tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 1990-2010 thì PPP/người của Việt Nam sẽ tăng 24,3 lần sau 40 năm nữa. Với PPP/người của Việt Nam vào năm 2010 là 3.185 USD thì sau 40 năm nữa PPP đầu người của Việt Nam sẽ = 3.185 X 24,3 = 77.395 USD.

Giả sử Indonesia, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng PPP/ nữa như Bảng 1 người trong vòng 40 năm (mọi yếu tố khác không thay đổi/không xét đến) thì mức PPP/người của các nước này lần lượt sẽ như ở Bảng dưới đây:

 
Tăng trưởng PPP/người/năm (1990-2010)
PPP/người đến 2020 (USD)
PPP/người đến 2030 (USD)
PPP/người đến 2040 (USD)
PPP/người đến 2050 (USD)
Việt Nam
8.2%
7.029
15.511
34.230
75.539
Singapore
5.9%
102.910
183.254
326.324
581.093
Indonesia
5.6%
7.415
12.775
22.010
37.921
Thái Lan
5.6%
14.703
25.431
43.989
76.088

Như vậy, nhanh thì cũng phải hơn chục năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia và hơn 20 năm nữa mới đuổi kịp Thái Lan. Còn Singapore thì... hãy đợi đấy!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).