Friday, 19 April 2013

Bình luận nhanh về chuyện đồng chí Đặng Thị Hoàng Yến và ITA

Đọc Thông điệp của đồng chí Yến trong Báo cáo thường niên của ITA tớ thấy hơi chán/tiếc cho đồng chí này. Nếu ở cương vị là một cổ đông của ITA thì tớ chẳng khoái gì những dòng "tâm tư" trong thông điệp của đồng chí này, vốn dành cho những người là cổ đông như tớ, một tí nào cả. Những gì tớ được nghe về đồng chí này và những vấn đề mà đồng chí ấy nêu trong Thông điệp của mình dường như có liên quan với nhau.

Cái cách đưa ra thông điệp dường như lại biến vấn đề cá nhân của mình thành vấn đề chung của ITA. Mặc dù là Chủ tịch của ITA nhưng đồng chí Yến rõ ràng không phải là chủ nhân duy nhất của ITA, mà còn có những người là cổ đông như tớ, vốn có thể chẳng ưa gì đồng chí Yến và/hoặc những vấn đề của cá nhân đồng chí ấy, cũng như không quan tâm đến cuộc tranh chấp giữa đồng chí Yến với một thế lực nào đó (có vẻ rất mạnh, qua lời bộc bạch trong Thông điệp).

Hoặc cũng có thể đối với những cổ đông như tớ, tớ chẳng phiền lòng chút nào về thế lực nào đó thâu tóm ITA vì biết đâu thế lực đó mạnh thì sau khi thâu tóm sẽ làm ITA tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho ITA hơn v.v... Tức là cá nhân tớ sẽ có lợi hơn là để ITA dưới quyền chủ tịch của đồng chí Yến. Do đó, có khi tớ lại mong muốn ITA được thâu tóm bởi thế lực đó, và mong đồng chí Yến sớm ra đi.

Tóm lại, Thông điệp là một sai lầm chiến lược, thậm chí có tác dụng ngược khi kích thích sự say máu/trả thù của thế lực thù địch, gây (thêm) chán ghét/xét lại/chia rẽ trong nội bộ ITA, hạ thấp (thêm) hình ảnh cá nhân đồng chí Yến khi nhập nhằng chuyện chung riêng.

3 comments:

  1. Chào bác! Bác lại có đề tài mới với Cô Hoàng Yến à, cô này cũng khá nhiều chuyện để nói lắm. Cách đây không lâu trên các báo chả nói đầy về cô này là gì. Cô này không biết hiện giờ mấy chồng rồi nữa, em chỉ biết chồng đầu của cô mất sớm, cô tự tay gây dựng cơ đồ.

    Từ dạo cô phát biểu thanh minh, thanh nga liên quan đến chiếc ghế đại biểu Quốc hội, thì đến giờ chuyện công ty của cô, cô lại đem tâm sự riêng, chung cũng là bình thường. Tính cô thích chia sẻ mà lại. Cô Yến làm P.R rất tốt đó. Bằng chứng nhiều báo chí lên tiếng ủng hộ cô trong nhiều việc (chung, riêng),...

    (P.K.Dương)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói chung là tớ đã đọc rất nhiều báo cáo thường niên của các loại công ty (nước ngoài) nhưng chưa bao giờ thấy có loại báo cáo nào ngớ ngẩn, kém cỏi như cái báo cáo này của ITA. Có lẽ ở Việt Nam thế là thường chăng (mang chuyện riêng lồng vào cái chung, chủ yếu để lấy sự đồng cảm của thiên hạ). Cũng có lẽ cổ đông ở VN chẳng bao giờ đọc báo cáo thường niên, hay chỉ quan tâm đến những chuyện giật gân trong các báo cáo thường niên theo kiểu xem có chuyện sao hở hay không nhi?

      Delete
  2. Quả thật bác nói đúng, thật ra ít cổ đông quan tâm đến các chi tiết trong bảng báo cáo đó (nếu là cổ đông lớn, có lẽ họ nằm trong Hội đồng quản trị, nên biết trước cái gì cần biết hết rồi. Còn cổ đông nhỏ lẻ, thì chẳng đủ trình độ để hiểu, mà có hiểu thì cũng chẳng giải quyết được gì), nên họ không quan tâm lắm. Có chăng họ chỉ xem mấy chỉ tiêu cơ bản là tổng vốn điều lệ, tổng tài sản, lợi nhuận, tỉ lệ chi trả cổ tức, ... Hay nói cách khác, họ quan tâm đến những thông tin quan trọng nào tác động đến giá cổ phiếu của họ hay không. Thêm vào đó là tâm lý thích những thông tin theo kiểu "Scandal", kiểu "tâm lý bầy đàn" có đặc tính VN ta. Để củng cố thêm, hôm nào bác thử lên sàn chứng khoán VN, bác thử hỏi về khả năng phân tích chứng khoán của các nhà đầu tư VN thì biết ngay. Các công cụ phân tích (cơ bản & kỹ thuật) họ nắm không chắc. Họ cũng chỉ hiểu biết về tài chính của các công ty một cách mơ hồ (ngoại trừ một số ít người giỏi), nắm được vài chỉ số cơ bản, mua bán theo bầy đàn (tâm lý). Từ đó, suy ra điều bác nói là tất nhiên.

    Em cũng nói thêm, các báo cáo thường niên của các công ty nhiều khi cũng không thật sự làm cho người ta tin, vì số liệu trên đó được tô vẽ nhiều quá (thực tế đã chứng minh), kể cả có kiểm toán đi nữa thì cũng không chắc ăn (nhiều công ty báo lời, sau đó lại điều chỉnh thành lỗ. Nhiều công ty công bố đã ký kết được các hợp đồng lớn, sau đó lại báo không ký nữa, ...). Do đó, cũng góp phần làm cho cổ đông không quan tâm lắm.

    Em có vài lời cùng bác.

    (P.K.Dương)

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).