Wednesday, 17 April 2013

Phiếm về cuộc chiến giữa đồng chí TS Alan Phan và Câu lạc bộ bất động sản (CLBBDS)

Cho đến hôm nay tớ mới chịu khó ngồi đọc từ đầu đến cuối 15 câu hỏi của CLBBDS, thư trả lời của đồng chí Alan, và một số thông tin liên quan vì thấy có một số điều đáng nói.

Trước tiên, phải nói là tớ đã tình cờ gặp, đúng hơn là nhìn thấy đồng chí Alan từ cự ly khoảng 5m, trên chuyến bay từ Đà Lạt về Sài Gòn hồi đầu tháng này. Đó là một ông già thấp bé, hom hem, không gây được sự chú ý của những người đứng chen chân ngay bên cạnh trên lối đi chật hẹp của máy bay đang đợi cho hành khách xuống, mặc dù chắc hình ảnh của đồng chí Alan chắc hiện nay phổ biến ở Việt Nam không kém các nguyên thủ quốc gia tại xứ sở này. Định ra chào hỏi, xin làm quen nhưng tớ lại thôi vì cũng chẳng để làm gì.

Tớ đưa chuyện nhìn thấy này ra đây cũng một phần vì liên hệ đến một bức trảnh minh họa trong một bài viết của ai đó, hình như của đồng chí GS Nguyễn Văn Tuấn, về chuyện tranh luận. Bức tranh vẽ hình 2 con tôm, một con tôm hùm to lớn, gân guốc, lực lưỡng và một con tôm riu, đứng ở 2 cái bục diễn thuyết đối mặt với nhau, với một câu nói của con tôm hùm hình như liên quan đếǹ hình thể còi cọc của con tôm đối thủ chứ không phải là lập luận của con tôm riu này.

Trong cuộc chiến giữa đồng chí Alan và CLBBDS, “cán cân thể hình” rõ ràng lệch hẳn về bên CLBBDS khi họ áp đảo về số lượng, với những gương mặt trẻ trung hơn, hồng hào béo tốt, túi thậm chí chắc cũng nặng hơn và mồm thì cũng to hơn ông già Alan hom hem, yếu ớt. Chợt tớ thấy thương ông già Alan khi tự nhiên vướng vào một cuộc chiến bất cân sức khi gần như phải thân già một mình một ngựa, tuy có sự cổ vũ nhiệt liệt của khá đông quan sát viên, nhưng phần lớn chắc là dân thường. Do rất thường có ý kiến đi ngược lại với số đông nên tớ cũng không ít lần rơi vào tình cảnh gần giống thế này (khác chăng là ở quy mô của cuộc chiến và sự đơn độc đến ái ngại của tớ trong các cuộc chiến đó), bởi thế̀ rất đồng cảm và có thể hình dung đồng chí Alan đã và sẽ có những giây phút tâm lý bị tra tấn như mình đã trải qua.

Nếu đồng chí nào quan tâm hẳn còn nhớ tớ đã từng viết khá nhiều về chứng khoán Việt Nam hồi những năm 2006-08. Có những bài như bài này  [1] đã tạo ra một cơn giận dữ trong cộng đồng dân chơi/đầu tư chứng khoán, với những lời công kích, mạt sát (vào cá nhân tớ, tất nhiên) trên một số diễn đàn, kiểu như thế này vì chúng đã “trót” góp phần làm cho giá chứng khoán đảo chiều gây phương hại đến quyền lợi của giới đầu tư chứng khoán.

Một số người khác thì cũng đặt thẳng vấn đề phải chăng tớ có động cơ đen tối là dọn đường để giới đầu tư chứng khoán nước ngoài (Nhật) nhảy vào hốt xác chết khi giá chứng khoán đã tụt giảm. Hoặc trong cuộc tranh luận về chuyện cắt giảm lãi suất trước đây (tớ cũng lại hầu như đơn độc), một số đồng chí phê bình viên thậm chí còn đi xa đến mức cho rằng tớ kêu gọi thận trọng với cắt giảm lãi suất là vì tớ làm cho ngân hàng, muốn giữ lãi suất cao để có lợi cho ngành! Thật là sự trùng hợp thú vị khi tớ đọc được bài này của đồng chí Cường, Chủ tịch CLBBDS khi nghi ngờ rằng đồng chí Alan cũng đang dọn đường, theo đơn đặt hàng cho giới cá mập nước ngoài!

Một sự trùng hợp thú vị khác là tớ cũng bị một số đồng chí trong dư luận đập tơi tả vì can tội không có chuyên môn về chứng khoán/tài chính (căn cứ vào đề tài luận văn tiến sĩ của tớ) mà lại bàn về chứng khoán cứ như đúng rồi. Chuyện xảy ra với đồng chí Alan cũng tương tự khi một số đồng chí cộm cán như Đoàn Nguyên Đức hay CLBBDS đặt vấn đề đồng chí Alan đã hiểu biết như thế nào, đến đâu về thị trường bất động sản Việt Nam mà phán lung tung thế.

Ở một khía cạnh khác, tớ cũng từng bị vướng vào cuộc tranh luận trên Dân Luận hồi này năm trước, liên quan đến câu nói mà đồng chí Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng trích dẫn (“Nhà nước chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép”). Trong cuộc tranh luận mà tớ hoàn toàn đơn thương độc mã chống lại cả một dàn hỏa công hùng mạnh của đối phương này, tớ đã phải cố gắng tối đa giữ mình bình tĩnh, không mất/suy sụp tinh thần để có những hành động, phát ngôn ngu xuẩn, đặc biệt là khi ngay cả những người thân thiết với mình đã gần như quay lưng lại với mình chỉ vì họ ủng hộ, bênh vực đồng chí Dũng. Điều đáng nói là phe đối phương chắc đa phần là trí thức xịn, ở nước ngoài, mà cuối cùng một số người cũng dùng đến cái võ đánh dưới thắt lưng với tớ.

Quay trở lại với đồng chí Alan và CLBBDS. Câu hỏi của giới bất động sản là căn cứ vào đâu mà đồng chí Alan lại kết luận rằng (nếu để rơi tự do) giá nhà sẽ giảm thêm 30%-50%, và không giải cứu thì địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm, rồi thì nếu giá bất động sản giảm 50% nữa thì có bằng giá thành xây dựng hay không v.v... Tớ dám chắc rằng khi nói như vậy thì đồng chí Alan cũng chỉ là nói mò, theo cảm tính. Nếu nói khác đi thì đồng chí Alan chắc chắn đang tự lừa dối mình (hay bạn đọc cũng đang tự lừa dối mình khi bảo vệ ý kiến của Alan). Chưa nói thêm rằng cả đồng chí Alan và CLBBDS đang cãi nhau về những con số vô nghĩa. 30%-50% là so với mức nào, ở thời điểm nào, tính từ khi nào?

Nhưng vấn đề quan trọng không phải là con số cụ thể, tuyệt đối, mà là xu hướng. Cũng giống như tớ trong các bài viết về chứng khoán Việt Nam thời hoàng kim (2006-07), tớ thường chỉ có thể đưa ra phân tích và nhận định rằng chứng khoán đang phát triển bong bóng và sự sụp đổ của nó là không thể tránh khỏi trong thời gian tới (bao lâu và đến đâu thì tớ chịu). Trên góc độ này, đồng chí Alan đã rất đúng, nhưng … không có gì đáng khâm phục cả! Vì xu hướng của thị trường bất động sản ắt phải như vậy (đi xuống, có thể rất mạnh, khi không có sự can thiệp của nhà nước, rồi lại phục hồi sau một số năm). Giá như cách đây mấy năm, thời tiền hoàng kim của bất động sản, đồng chí Alan đưa ra được dự đoán và nhận định rằng thị trường bất động sản sẽ lên cơn sốt, đạt đỉnh điểm vào năm 201x rồi sau đó sẽ tụt dốc thảm hại thậm chí đến mức y% (so với thời điểm 20zz) thì lúc này nhìn nhận lại chúng ta mới có thể tung hô đồng chí Alan như một nhà tiên tri/kinh tế học đại tài. Bằng không, những gì mà đồng chí Alan đưa ra bây giờ cũng nói dựa vào hiện trạng thị trường, theo cảm tính, theo xu thế đương nhiên sẽ phải xảy ra.

Định nói lan man thêm nhưng quyết định dừng ở đây, phần vì đang viết trong giờ làm việc, phần vì phong cách viết của đồng chí Alan màu mè, hoa mỹ, trơn tuồn tuột, khó lôi ra được điểm nào đó để bình luận, trái ngược với cung cách/phong cách của giới bất động sản thường thô thiển, lý luận tầm thường, cắc cớ, không có mấy giá tri đáng̣ để bình luận.

Các đồng chí bạn đọc thử giúp tớ lôi ra một số điểm liên quan đến đồng chí Alan và giới bất động sản đáng để bình luận với!
----------------------------
[1] Tình cờ trong lúc search lại bài này, tớ tìm được bài có nhiều nét tương đồng của đồng chí Hiệu Minh ở link này: http://hieuminh.org/2011/05/24/chung-khoan-va-cho-nhat/

10 comments:

  1. Chào bác! Em biết bác Alan Phan lâu rồi (Việt kiều Mỹ, có bằng tiến sĩ, là nhà kinh doanh, đi thỉnh giảng nhiều nơi,...). Bác đang nổi tiếng trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Có thể phát biểu của bác còn có chỗ cảm tính, nhưng nó rất đáng để suy nghĩ. Còn thực tế, chân lý hầu như thuộc về số đông (có sức mạnh), do đó, sự đối nghịch này luôn xảy ra (người ta gọi là sự mâu thuẫn của các mặt đối lập). Còn kết quả như thế nào, ai thừa nhận đúng, sai thì thời gian sẽ trả lời. Nhưng có một điều như bác nói, ngài Alan đang đoán những thứ sẽ xảy ra đối với thị trường BĐS, thì dường như có nhiều người khác cũng biết trước rồi. Có điều dám nói thẳng hay không! (như bác, nếu bác phát biểu sớm ra, có lẽ đã bị ném đá rồi, thậm chí còn đau hơn bác Alan ấy, chẳng chơi!)

    Em có vài lời chia sẻ cùng bác!

    (P.K.Duong)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ thì cho rằng có nhiều người cũng nói ra rồi. Điều khác biệt là có thể họ không được popular như đồng chí Alan nên chẳng ai nghe, quan tâm. Nên hành động nói ra này của đồng chí Alan không nên được coi là hành động dũng cảm hay có ý nghĩa lớn (ở cái ý là mang tính tiên tri, dự báo, như tớ đã nói).

      Delete
  2. Đọc bài viết của bạn mình có cho rằng bạn là kẻ tự phụ, hồ đồ và lất cất. Mình không được sếp vào bạn của Alan Phan nhưng mình thường xuyên đọc trang web gocnhinalan.com, mình đánh giá cao bài viết cả về nội dung và phong cách viết của ông ấy. Trước khi nói "phong cách viết của đồng chí Alan màu mè, hoa mỹ, trơn tuồn tuột, khó lôi ra được điểm nào đó để bình luận" thì hãy rờ lại cái mọc tóc của mình " đồng chí" Phan Minh Ngọc

    ReplyDelete
  3. Tớ rờ đi rờ lại rồi, thấy vẫn thế mới chán. Tớ đã có lần trả lời ai đó trong blog này rằng khi nào bằng tớ thì mới thấy/viết như vậy được. Đồng chí bằng tớ thì đồng chí cũng sẽ nói như tớ đấy.

    ReplyDelete
  4. Em đồng ý với quan điểm của bác Ngọc. Em cho rằng ý kiến của bác Alan là không mới, nhiều chuyên gia kinh tế ở VN đã nêu lên quan điểm này rồi. Em cho rằng việc bác Alan nhận định thị trường sẽ giảm 30-50% chỉ là dự đoán mà thôi, thật ra thì rất khó để có cở sở đưa ra con số đấy.

    Em cũng cho rằng lời văn của bác Alan không được hòa nhã lắm, có hơi màu mè, có phần ngạo mạn và mỉa mai châm biếm (cái này giống với bác Ngọc nè.) Đọc bài của bác ấy, em thấy bác ấy trả lời chung chung, vòng vèo, không trực tiếp, và có phần không tôn trọng bên hiệp hội BĐS. Với cương vị, cách nhìn, và trình độ của các bạn bên hiệp hội, các vấn đề họ đặt ra là có thể hiểu được. Đáng lẽ, với vai trò là một đàn anh và một người có kiến thức sâu rộng hơn, bác Alan nên phân tích một cách cụ thể, rõ ràng các ảnh hưởng của việc giảm giá BĐS đến các thành phần khác nhau trong nền kinh tế, mà trong đó có các công ty BĐS, công ty xây dựng, và những người đã lỡ đầu tư và các dự án treo... như các vấn đề trong 15 câu hỏi. Như vậy, việc phân tích của các Alan thuyết phục hơn, mang tính chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến những người hiểu biết kém hơn mình về một lĩnh vực nào đó, chứ không phải là mỉa mai những "người không hiểu biêt" như cách truyền tải trong bài viết của bác ấy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hêhê, tớ cũng đã nói một lần trên blog nảy rồi mà, trên thực tế tớ là người đáng yêu phết đấy, không như giọng văn của tớ đâu! Bằng chứng là bạn bè của tớ (toàn người bình thường, khiêm tốn) không ai kêu ca tớ cả. Có lẽ tại tớ triệt để áp dụng phương châm "đi với Bụt mặc áo cà sa" chăng?

      Delete
    2. He he, vậy là khi ở trên blog, "chỉ còn ta với ta" thì bác mới bộc lộ bản thân chứ gì!

      Delete
  5. Em thích cá tính hơi ngang tàng, ngạo mạn của bác. Tất nhiên là do cách nói của bác thôi (thắng quá, mà thẳng thắn thật thà thường thua thiệt). Bác phân tích hợp lý rồi, nhưng có lẽ cách bác nói làm cho nhiều thành viên chưa hài lòng. Mong các bác tham gia đừng quá để ý câu chữ mà chú ý vào nội dung bên trong của nó, đừng gay gắt với bác Ngọc làm chi.

    (P.K.Dương)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Riêng với những người như đồng chí Dương, tớ sẽ triệt để hiền như Bụt!

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).